Mất ngủ tê bì chân tay là do đâu? Có nguy hiểm không? Cách khắc phục

Mất ngủ tê bì chân tay là tình trạng thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tượng này không quá nguy hiểm nhưng nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến thần kinh, xương khớp,… Cùng Docosan tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị chứng mất ngủ tê bì chân tay thông qua bài viết dưới đây.

Dấu hiệu mất ngủ tê bì chân tay là gì?

Tình trạng mất ngủ tê bì chân tay thường xuất hiện đồng thời 2 trạng thái: mất ngủtê bì chân tay. Do đó, người bệnh cần nhận biết được dấu hiệu của cả 2 trạng thái này để kịp thời thăm khám và điều trị. Các triệu chứng mất ngủ có thể bao gồm:

  • Khó ngủ vào ban đêm.
  • Thức dậy vào giữa đêm.
  • Thức dậy quá sớm và không ngủ lại được.
  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ vào ban ngày.
  • Cảm thấy cáu kỉnh, chán nản hoặc lo lắng.
  • Gặp khó khăn trong việc chú ý, tập trung vào nhiệm vụ hoặc ghi nhớ.
  • Mắc nhiều lỗi hơn hoặc gặp nhiều tai nạn hơn.
  • Luôn lo lắng về giấc ngủ.

Bên cạnh đó, dấu hiệu đặc trưng của tê bì chân tay là khi một người bị mất đi một phần hoặc toàn bộ cảm giác ở ngón tay, bàn tay, cánh tay, cổ chân hoặc bàn chân. Khi đó người bệnh sẽ gần như hoặc hoàn toàn không thể nhận biết khi chạm nhẹ, bị đau hoặc khi tiếp xúc với nhiệt độ.

Tình trạng mất ngủ tê bì chân tay thường xuất hiện đồng thời 2 trạng thái: mất ngủ và tê bì chân tay
Tình trạng mất ngủ tê bì chân tay thường xuất hiện đồng thời 2 trạng thái: mất ngủ và tê bì chân tay

Nguyên nhân mất ngủ tê bì chân tay

Ngủ sai tư thế

Một số tư thế ngủ có thể chèn ép các dây thần kinh ở bàn tay, cổ tay, cánh tay hoặc khuỷu tay, gây cảm giác tê và ngứa ran trên những bộ phận này. Ngoài ra, một số tư thế còn có thể làm giảm đáng kể lưu lượng máu đến tay, khiến các dây thần kinh ở khu vực đó tạm thời ngừng truyền tín hiệu.

Một người có nhiều khả năng bị chèn ép dây thần kinh hoặc thiếu lưu lượng máu dẫn đến tê tay nếu thường xuyên ngủ với những tư thế sau:

  • Cổ tay cong vào trong.
  • Đặt tay dưới mặt hoặc đầu.
  • Nằm đè lên cánh tay.
  • Gối đầu lên mặt bàn hoặc trên đầu gối.
  • Nằm sấp.

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là một chấn thương thần kinh rất phổ biến gây ra tình trạng tê, ngứa ran và đau ở cổ tay, ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa. Tình trạng này xảy ra khi các gân ở cổ tay bị viêm và chèn ép dây thần kinh giữa.

Những người mắc hội chứng ống cổ tay thường thấy các triệu chứng của họ trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, làm người bệnh khó chìm vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra, hội chứng ống cổ tay còn có thể xuất hiện sau chấn thương hoặc khi chơi các môn thể thao đòi hỏi phải di chuyển bàn tay và cổ tay quá nhiều, chẳng hạn như đan lát hoặc chơi golf.

Bên cạnh đó, những người mắc các tình trạng bệnh lý sau đây cũng đặc biệt dễ mắc hội chứng ống cổ tay:

Hội chứng ống cổ tay là một chấn thương thần kinh rất phổ biến gây ra tình trạng tê, ngứa ran và đau ở cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là một chấn thương thần kinh rất phổ biến gây ra tình trạng tê, ngứa ran và đau ở cổ tay

Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Ở người khỏe mạnh, các dây thần kinh ngoại biên cho phép cơ thể và não giao tiếp với nhau một cách ổn định. Khi có bất kỳ một tác nhân nào làm tổn thương các dây thần kinh đó, người bệnh có thể bị ngứa ran, nóng rát hoặc cảm giác tê ở các chi, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Tình trạng này được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên. Các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra bệnh lý thần kinh ngoại biên bao gồm bệnh tiểu đường, nhiễm trùng, rối loạn tự miễn, thiếu hụt vitamin, tác dụng phụ của thuốc, rối loạn sử dụng rượu và tiếp xúc với độc tố.

Thiếu máu

Khi một vùng nào đó trên cơ thể người không nhận được đủ máu, các dây thần kinh ở đó sẽ không thể hoạt động bình thường, từ đó gây ra cảm giác tê và ngứa ran, từ đó dẫn đến mất ngủ do khó chịu. Lưu lượng máu bị hạn chế cũng có thể là kết quả của việc ngủ hoặc ngồi sai tư thế.

Trên thực tế, một số tình trạng bệnh lý có thể làm tắc nghẽn tuần hoàn mạn tính, làm tê tay trở thành vấn đề dai dẳng. Các tình trạng này bao gồm:

  • Mảng bám tích tụ trong động mạch.
  • Viêm mạch máu.
  • Hội chứng Raynaud.
  • Người bệnh bị tê cóng.
Khi một vùng trên cơ thể người không nhận đủ máu, các dây thần kinh sẽ ngừng hoạt động bình thường gây ra cảm giác tê và ngứa ran
Khi một vùng trên cơ thể người không nhận đủ máu, các dây thần kinh sẽ ngừng hoạt động bình thường gây ra cảm giác tê và ngứa ran

Chấn thương

Một số chấn thương có thể làm tổn thương dây thần kinh, từ đó gây tê ở tay hoặc chân. Ví dụ, chấn thương cổ tay có thể dẫn đến hội chứng ống cổ tay, nhưng đôi khi chấn thương khu vực xa như cổ cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng thần kinh ở tay. Bên cạnh đó, cảm giác đau sau khi gặp chấn thương cũng là một nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng mất ngủ.

Thiếu hụt vitamin B12

Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần sử dụng mỗi ngày để duy trì sức khỏe thần kinh. Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra các vấn đề về dây thần kinh ở bàn tay và cổ tay, dẫn đến tê tay và các triệu chứng thần kinh khác, chẳng hạn như:

  • Mệt mỏi.
  • Hoạt động yếu.
  • Gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động phối hợp, ví dụ như đi bộ.

Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B12, chẳng hạn như cá, thịt, trứng, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa, có thể giúp phục hồi mức vitamin B12 cần thiết một cách hiệu quả. Những trường hợp thiếu hụt nghiêm trọng hơn có thể cần dùng sản phẩm bổ sung vitamin B để giúp hồi phục lượng vitamin B12 trong cơ thể và cải thiện các triệu chứng mất ngủ, tê bì chân tay.

Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra các vấn đề về thần kinh ở bàn tay và cổ tay
Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra các vấn đề về thần kinh ở bàn tay và cổ tay

Mất ngủ tê bì chân tay có nguy hiểm không?

Mất ngủ tê bì chân tay đơn thuần không phải là một tình trạng nguy hiểm, tuy nhiên hiện tượng này có thể là dấu hiệu ẩn giấu nhiều bệnh lý liên quan.

Những triệu chứng tê bì chân tay kèm mất ngủ có thể liên quan đến chứng đau nửa đầu, bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh Lyme hoặc tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ. Do đó, người thường xuyên bị mất ngủ tê bì chân tay cần được thăm khám kịp thời để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Khắc phục tình trạng mất ngủ tê bì chân tay

Điều trị chứng mất ngủ và tê bì chân tay không dùng thuốc

Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ tê bì chân tay, người bệnh có thể làm giảm cảm giác tê ở tay khi ngủ bằng một số biện pháp tại nhà, bao gồm:

  • Kê một chiếc gối mềm dưới cổ hoặc vai.
  • Nằm trên một chiếc đệm mềm mại.
  • Đeo nẹp cổ tay khi đi ngủ để giúp ổn định cổ tay trong khi ngủ.
  • Thử tư thế ngủ mới, đặc biệt là nằm nghiêng.
  • Tránh bất kỳ tư thế ngủ nào gây áp lực lên cổ tay hoặc cánh tay.
  • Tránh đặt tay dưới gối để hạn chế chèn ép dây thần kinh.
  • Đảm bảo cổ tay không bị cong trong lúc ngủ.
  • Đặt hai tay sát bên người khi ngủ để giảm tình trạng chèn ép dây thần kinh.
  • Thực hiện duỗi cánh tay và cổ tay trước khi đi ngủ.

Nếu tình trạng mất ngủ tê bì chân tay vẫn không thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị chính xác nhất, phòng ngừa các rối loạn tiềm ẩn nguy hiểm.

Kê một chiếc gối mềm dưới cổ hoặc vai khi ngủ có thể làm giảm cảm giác tê ở tay 
Kê một chiếc gối mềm dưới cổ hoặc vai khi ngủ có thể làm giảm cảm giác tê ở tay

Điều trị chứng mất ngủ và tê bì chân tay bằng thuốc

Khi tình trạng mất ngủ tê bì chân tay diễn ra dai dẳng và không thể khắc phục được bằng các biện pháp thực hiện tại nhà, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh dùng một số loại thuốc không kê đơn hoặc thuốc theo toa như:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như Advil (ibuprofen) hoặc Tylenol (acetaminophen).
  • Thuốc kháng viêm không steroid theo toa (NSAID), chẳng hạn như Aleve (naproxen).
  • Thuốc giảm đau bổ trợ, là loại thuốc được thiết kế để điều trị các tình trạng khác, nhưng cũng có thể làm giảm đau như thuốc chống trầm cảm như Wellbutrin (bupropion) hoặc Elavil (amitriptyline) hay thuốc chống co giật như Horizant (gabapentin) hoặc Lyrica (pregabalin).

Phòng ngừa tình trạng mất ngủ tê bì chân tay

Tình trạng mất ngủ tê bì chân tay có thể được phòng ngừa từ sớm bằng các biện pháp sau đây:

  • Tránh ngủ với tư thế cánh tay, khuỷu tay hoặc cổ tay cong.
  • Tránh nằm gối đầu lên cánh tay hoặc bàn tay.
  • Kiểm soát bất kỳ tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nào có thể gây tê tay, mất ngủ.
  • Nghỉ ngơi thường xuyên sau các hoạt động lặp đi lặp lại của cổ tay.
  • Hạn chế vận động mạnh ngay trước khi ngủ.
  • Xây dựng không gian ngủ yên tĩnh và có cường độ ánh sáng phù hợp.

Xem thêm:

Mất ngủ tê bì chân tay không phải là một hiện tượng quá nguy hiểm và có thể cải thiện, phòng ngừa tại nhà bằng các biện pháp đơn giản. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, bạn đọc hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè để mọi người cùng biết cách cải thiện chất lượng giấc ngủ và tình trạng tê bì chân tay.

Nguồn tham khảo:

1. Insomnia

  • Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/insomnia/symptoms-causes/syc-20355167
  • Ngày tham khảo: 05/10/2024

2. Numbness in Hands While Sleeping: Causes and Remedies

  • Link tham khảo: https://www.sleepfoundation.org/physical-health/numbness-in-hands-while-sleeping
  • Ngày tham khảo: 05/10/2024

3. Limb numbness

  • Link tham khảo: https://www.healthdirect.gov.au/limb-numbness
  • Ngày tham khảo: 05/10/2024

4. Why Your Hands Feel Numb When You Sleep—and How To Find Relief

  • Link tham khảo: https://www.health.com/hand-numbness-8363668
  • Ngày tham khảo: 05/10/2024

5. Difficulty Sleeping And Numbness Or Tingling

  • Link tham khảo: https://www.medicinenet.com/insomnia_and_numbness_or_tingling/multisymptoms.htm
  • Ngày tham khảo: 05/10/2024

6. What can cause numbness in hands while sleeping?

  • Link tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/numbness-in-hands-while-sleeping
  • Ngày tham khảo: 05/10/2024
Contact Me on Zalo