Tê bì thường xảy ra do tổn thương thần kinh hoặc rối loạn chức năng ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể và khiến cho bạn bị mất cảm giác. Trong bài viết này, hãy cùng Docosan tìm hiểu về các nguyên nhân dẫn đến tê bì da mặt, cũng như các lựa chọn điều trị và thời điểm cần đi khám bác sĩ.
Tóm tắt nội dung
Tê da mặt là gì?
Tê là tình trạng mất cảm giác ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Tê bì da mặt không phải là một tình trạng bệnh lý mà là triệu chứng liên quan đến tình trạng chèn ép dây thần kinh hoặc tổn thương dây thần kinh.
Tê da mặt có nguy hiểm không?
Thông thường, tê bì da mặt là dấu hiệu của một số các bệnh nguy hiểm tiềm ẩn. Vì vậy, khi có các triệu chứng như liệt, mất cảm giác trên cơ mặt, bạn cần thăm khám bác sĩ sớm nhất có thể, tránh để kéo dài có thể dẫn đến tình trạng nặng hơn như một bên mặt bị chảy xệ, nói lắp hay khó nháy mắt,…
Nguyên nhân gây tê da mặt
Bệnh đa xơ cứng (MS)
Tê liệt là một trong những dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất của bệnh đa xơ cứng. Lúc này, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công lớp bảo vệ các sợi thần kinh khiến chúng bị tổn thương, dẫn đến mất cảm giác ở mặt hoặc ở bộ phận khác trên cơ thể.
Bệnh zona
Zona là tình trạng nhiễm trùng dây thần kinh này do cùng loại virus gây bệnh thủy đậu. Bệnh zona có thể gây phát ban và đau ở một bên mặt, xung quanh một bên mắt hoặc một vùng cơ thể. Trước khi phát ban xuất hiện, bạn có thể cảm thấy đau, nóng rát, ngứa, ngứa ran hoặc tê ở vùng da đó.
Đột quỵ
Đột quỵ là một trong những tình trạng nguy hiểm, cần cấp cứu kịp thời. Lúc này, mạch máu bơm máu và oxy lên não của bệnh nhân bị tắc nghẽn hoặc vỡ. Một trong những dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ là khuôn mặt của bệnh nhân đột nhiên bị tê hoặc chảy xệ. Đối với bệnh đột quỵ, từng phút đều có giá trị để cấp cứu bệnh nhân.
Bạn càng trì hoãn điều trị thì nguy cơ tổn thương não lâu dài của bạn càng cao. Nếu bạn hoặc người thân cảm thấy tê liệt, yếu hay đột nhiên cảm thấy bối rối hoặc chóng mặt và gặp khó khăn khi nhìn, hãy liên hệ cấp cứu kịp thời.
Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA)
Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua là một đột quỵ nhỏ. Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua có các triệu chứng giống như đột quỵ như tê liệt ở mặt do cục máu đông trong não gây ra. Nhưng không giống như đột quỵ, cục máu đông này sẽ nhanh chóng biến mất và các triệu chứng chỉ kéo dài trong vài phút.
Tuy nhiên, đây là dấu hiệu cảnh báo người bệnh cần can thiệp điều trị ngay lập tức nếu một bên mặt đột nhiên bị tê liệt, hay lắp bắp hoặc có bất kỳ triệu chứng đột quỵ nào khác.
Liệt mặt
Liệt mặt khiến các cơ ở một bên mặt bị yếu hoặc tê liệt, một bên mặt bị chảy xệ. Nguyên nhân có thể do dây thần kinh mặt bị sưng làm ảnh hưởng đến cử động của khuôn mặt.
Khối u
Một số khối u lành tính hoặc ác tính có thể phát triển trên hoặc gần các dây thần kinh kiểm soát cảm giác và cử động của khuôn mặt. Nếu khối u đủ lớn, nó có thể đè lên dây thần kinh và các triệu chứng phụ thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng. Lúc này, bạn có thể bị tê bì da mặt, gặp khó khăn khi nhai, hay các cơ trên khuôn mặt bị yếu, ngoài ra bạn cũng có thể gặp vấn đề về thính giác.
Phình động mạch não
Phình ra ở thành động mạch não ở một điểm nhỏ có thể không gây ra triệu chứng. Nhưng khi phình động mạch phát triển, chúng có thể đè lên các mô và dây thần kinh não, dẫn đến tê ở một bên mặt, đau ở một bên mắt hoặc nhìn đôi.
Tình trạng này rất nguy hiểm, nếu phình động mạch não bị rò rỉ hoặc vỡ, có thể gây xuất huyết trong não và gây đau đầu rất dữ dội. Khi ghi nhận triệu chứng này, bạn cần liên hệ cấp cứu để được điều trị khẩn cấp.
Đau nửa đầu
Đau nửa đầu có thể khiến một bên cơ thể của bạn bị tê hoặc yếu, thường xảy ra ở mặt, cánh tay hoặc chân.
Dị ứng
Tê mặt có thể là dấu hiệu của viêm da tiếp xúc dị ứng. Đây là tình trạng tương đối ít nguy hiểm do tiếp xúc với chất gây dị ứng dẫn đến các triệu chứng như sưng da, ngứa, phát ban sần sùi và da khô, bong tróc. Mặc dù gây khó chịu, nhưng tình trạng này thường tự khỏi sau khi loại bỏ và tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Nhiễm trùng
Nhiều loại nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus khác nhau có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh mặt hoặc thân não nơi dây thần kinh bắt nguồn dẫn đến tê mặt và mất cảm giác ở mặt. Với các bệnh nhiễm trùng toàn thân, tình trạng tê có thể ảnh hưởng đến cả hai bên mặt hoặc toàn bộ khuôn mặt.
Tương tác thuốc
Một số loại thuốc có thể dẫn đến tác dụng phụ như ngứa ran, tê hoặc châm chích. Khi ghi nhận tình trạng dị ứng thuốc, bao gồm rượu, bệnh nhân cần phải ngừng sử dụng và thăm khám bác sĩ kịp thời để tránh tổn thương thần kinh vĩnh viễn.
Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán chính xác bệnh
Một số xét nghiệm được chỉ định có thể giúp xác định nguyên nhân gây tê mặt như:
- Chụp X-quang miệng có thể xác định áp xe răng hoặc gãy xương mặt.
- Các xét nghiệm hình ảnh, như chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc siêu âm, có thể chẩn đoán đột quỵ, bệnh đa xơ cứng, khối u não hoặc dị dạng mạch máu.
- Phương pháp diện chẩn có thể xác định tổn thương thần kinh hoặc bệnh thần kinh ngoại biên.
Các phương pháp điều trị tê da mặt
Sử dụng thuốc
Phương pháp điều trị tê liệt là khác nhau tùy theo nguyên nhân gây bệnh với mục tiêu khắc phục tình trạng gây tê liệt. Bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị tốt nhất dựa trên tình trạng bệnh lý và các dây thần kinh liên quan. Một số thuốc thường dùng để điều trị tê bì da mặt bao gồm:
- Thuốc giảm đau thần kinh.
- Bệnh nhân tiểu đường cần dùng thuốc hạ đường huyết để điều hòa lượng đường trong máu.
- Sử dụng sản phẩm bổ sung vitamin B khi bệnh nhân có tình trạng thiếu vitamin.
- Các bài tập vật lý trị liệu để tăng cường sự linh hoạt và giúp bạn dễ dàng vận động.
Phẫu thuật
Trong các trường hợp tê bì da do có khối u chèn ép, phình mạch máu hoặc do các chấn thương gãy xương không đáp ứng được điều trị duy trì, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật tuỳ theo mức độ bệnh để giải quyết các tình trạng nguy hiểm trên.
Các biện pháp phòng ngừa hiệu quả
Thay đổi lối sống tích cực là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa bệnh tật cũng như giúp bạn khỏe mạnh hơn, từ đó giảm nguy cơ mắc tê bì da mặt:
- Tuân thủ điều trị các bệnh lý có thể là nguyên nhân dẫn đến tê liệt như tăng huyết áp, đái tháo đường,…
- Vận động thể dục thể thao thường xuyên.
- Hạn chế thức khuya và đảm bảo ngủ đủ giấc giúp tăng cường sức khỏe tinh thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Tăng cường bổ sung trái cây và rau củ, vitamin B vào chế độ ăn hàng ngày.
- Khi ghi nhận bản thân hoặc người thân có các triệu chứng bất thường, cần liên hệ ngay với cơ sở. khám chữa bệnh để được chăm sóc và điều trị kịp thời.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu, triệu chứng bất thường
Một số triệu chứng liên quan đến tê liệt mặt có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn nếu kéo dài. Khi bạn bị tê bì da mặt đi kèm với những triệu chứng sau đây, bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay lập tức:
- Tê mặt xảy ra sau chấn thương đầu.
- Tê bắt đầu đột ngột và ảnh hưởng đến toàn bộ cánh tay hoặc chân bên cạnh tê liệt xảy ra ở mặt.
- Tê mặt kèm khó nói chuyện.
- Buồn nôn và chóng mặt.
- Đau đầu dữ dội.
- Mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt.
Một số bệnh viện chuyên khoa uy tín
Docosan gửi đến bạn đọc thông tin một số bệnh viện chuyên đa khoa uy tín:
- VITA Clinic- SAIGON CENTRE – TP. HCM.
- Phòng Khám Da Liễu Dr Michaels HCM.
- Phòng khám Đa khoa FV Sài Gòn.
Xem thêm:
- Top 5 bác sĩ chữa zona thần kinh giỏi, hiệu quả.
- Top 12 bác sĩ da liễu uy tín TP.HCM: Chuyên môn và kinh nghiệm.
Tê bì da mặt gây ra cảm giác khó chịu, đau và đó có thể là dấu hiệu của những tổn thương khác trong cơ thể. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân gây tê mặt. Vì vậy, hãy thăm khám bác sĩ ngay khi bạn có ghi nhận các triệu chứng bất thường.
Tài liệu tham khảo:
1. Why Is My Face Numb?
- Link tham khảo: https://www.webmd.com/a-to-z-guides/face-numb-causes
- Ngày tham khảo: 15/10/2024
2. Why Is My Face Numb?
- Link tham khảo: https://www.verywellhealth.com/numb-face-6374292
- Ngày tham khảo: 15/10/2024.