Nam giới là đối tượng dễ mắc các bệnh da liễu do nồng độ hormone cao khiến các tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh. Trong bài viết sau đây, hãy cùng tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng tránh các bệnh da liễu thường gặp ở nam giới để có giải pháp chăm sóc da hiệu quả, duy trì làn da khoẻ mạnh nhé.
Tóm tắt nội dung
Các bệnh da liễu thường gặp ở nam giới
Một số bệnh ngoài da toàn thân thường gặp ở nam giới như:
Mụn trứng cá
Sự thay đổi nồng độ testosteron trong cơ thể nam giới, đặc biệt ở tuổi dậy thì, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, từ đó gây bít tắc lỗ chân lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Cả hai yếu tố trên đều là tiền đề thuận lợi để hình thành mụn trứng cá ở nam giới. Nam giới có người thân trong gia đình bị mụn trứng cá nghiêm trọng có nguy cơ cao bị tình trạng tương tự.
Ngoài ra, một số loại thuốc như lithium, thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực, corticosteroid (prednisone) cũng có thể gây mụn trứng cá bất kể người dùng là nam hay nữ. Một số đối tượng có nguy cơ cao bị mụn trứng cá gồm:
- Nam giới thường xuyên bị mụn ở mặt và lưng.
- Mặc quần áo bí bách, thiếu thoáng mát.
- Nam giới thường xuyên cạo râu khiến lông mọc ngược.
Viêm tuyến mồ hôi mủ
Viêm tuyến mồ hôi mủ (HS), hay còn gọi là mụn trứng cá đảo ngược, là một bệnh da liễu gây ra những nốt sưng đau nhức dưới da, thường xuất hiện ở các vùng như nách, bẹn và mông. Những nốt sưng này có thể bị nhiễm trùng, tạo thành các ổ mủ gây mùi hôi khó chịu và để lại sẹo, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 0,01%, thường gặp ở độ tuổi từ 21-29. Phụ nữ có khả năng mắc bệnh cao hơn nam giới. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nhưng các bác sĩ cho rằng, mối tương tác giữa gen – môi trường và hormon là nguyên nhân chính gây nên tình trạng trên. Viêm tuyến mồ hôi mủ có thể gây tắc nghẽn nang lông ở một hoặc nhiều vùng trên cơ thể. Các vết sưng có thể kèm theo ngứa, lởm chởm mụn đầu đen. Bệnh có thể tái phát nhiều lần.
Bệnh lang ben
Bệnh lang ben xảy ra do sự phát triển của sợi nấm thuộc chi Malassezia sống phụ thuộc vào lipid. Loài sinh vật này tiết ra các melanosome (hạt sắc tố) bên trong các tế bào hắc tố, dẫn đến lang ben nâu. Bằng kính hiển vi, có thể dễ dàng phát hiện nấm men trong các mẫu cạo từ loại lang ben này hơn là ở lang ben trắng. Loại lang ben trắng hoặc giảm sắc tố được cho là do một loại chất hoá học do nấm Malassezia sản xuất ra, khuếch tán vào lớp biểu bì và làm suy yếu chức năng của tế bào hắc tố.
Lang ben màu hồng là một dạng viêm da do nấm Malassezia hoặc các chất chuyển hóa của nấm này gây ra. Bệnh lang ben có thể xuất hiện ở thân, cổ và/hoặc cánh tay, ít khi tìm thấy ở các bộ phận khác của cơ thể. Bạn có thể thấy các mảng da màu nâu đồng, màu trắng nhạt hơn vùng da xung quanh hoặc màu hồng. Các mảng trắng nhạt có thể phổ biến hơn ở vùng da sẫm màu.
Bệnh vảy nến
Vảy nến là tình trạng viêm da mạn tính có vảy. Có khoảng 2% dân số hiện đang mắc bệnh này. Bệnh có thể xuất hiện ở vùng sinh dục như dương vật, bìu, nếp bẹn, quanh hậu môn và mông. Khi bị vảy nến, người bệnh có thể bị ngứa, đau và nhiễm trùng thứ phát.
Bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ gây ra bởi một loài ve đào hang trên bề mặt da, tạo nên các vết phát ban rất ngứa trên cơ thể. Bệnh thường lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với da bệnh và qua đường tình dục. Ở dương vật và bìu, bệnh có thể gây nên các nốt sưng ngứa. Ghẻ thường được điều trị bằng kem bôi ngoài da. Trường hợp điều trị không đáp ứng hoặc kháng thuốc có thể được chỉ định ivermectin dùng đường uống.
Bệnh mụn rộp (Herpes sinh dục)
Herpes sinh dục có thể biểu hiện bằng một vài cụm mụn nước nhỏ có hoặc không kèm theo loét. Các vết loét có thể xuất hiện ở quy đầu, bao quy đầu và thân dương vật, gây đau đớn cho người bệnh trong vài tuần. Bệnh có thể tái phát nhiều lần trên cùng một khu vực.
Bệnh lậu
Bệnh lậu do lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Vi khuẩn được tìm thấy trong dịch tiết từ dương vật và dịch âm đạo. Bệnh lậu dễ dàng lây truyền từ người sang người thông qua:
- Quan hệ tình dục không an toàn bằng đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn.
- Tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch âm đạo hoặc tinh trùng của người bệnh.
- Lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai.
Các triệu chứng điển hình của bệnh lậu bao gồm dịch tiết đặc màu xanh lá hoặc màu vàng từ âm đạo hoặc dương vật, đau khi đi tiểu chảy máu giữa kỳ kinh (ở phụ nữ). Tuy nhiên, theo thống kê, cứ 10 nam giới mắc bệnh lậu thì có khoảng 1 phụ nữ đồng mắc bệnh và gần một nửa số phụ nữ bị nhiễm bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào.
Viêm niệu đạo
Chảy dịch niệu đạo, tiểu khó và phơi nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) là những biểu hiện thường gặp của viêm niệu đạo ở nam giới. Viêm niệu đạo thường tự khỏi mà không có biến chứng, ngay cả khi không được điều trị. Tuy nhiên, bệnh có thể dẫn đến hẹp niệu đạo, áp xe niệu đạo trong một số trường hợp hiếm gặp. Viêm niệu đạo có thể xảy ra túi tinh, mào tinh và tái phát nhiều lần.
Nguyên nhân tái phát có thể do tái nhiễm trùng, thất bại trong điều trị. Viêm niệu đạo chủ yếu là bệnh của nam giới vị thành niên và trưởng thành. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nam giới dưới 25 tuổi. Nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở nam giới được chia thành 2 nhóm chính:
- Viêm niệu đạo do lậu: Bệnh do song cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra.
- Viêm niệu đạo không do lậu: Chlamydia trachomatis (15-40% trường hợp), Mycoplasma genitalium (15-20% trường hợp). Ngoài ra còn có Trichomonas vaginalis, virus herpes simplex, virus Epstein Barr và Adenovirus.
Viêm bao quy đầu
Viêm bao quy đầu biểu hiện bằng các mảng đỏ, trong suốt, xuất hiện dai dẳng và rõ nét trên dương vật hoặc bao quy đầu. Bệnh chỉ xảy ra ở nam giới chưa cắt bao quy đầu. Tuy nhiên, viêm quy đầu thường được phát hiện trong bệnh cảnh lichen xơ cứng. Chưa rõ nguyên nhân gây viêm bao quy đầu. Bệnh được điều trị bằng cách hạn chế tiếp xúc với xà phòng, thoa kem dưỡng ẩm và corticosteroid tại chỗ.
Mụn cóc sinh dục
Mụn cóc sinh dục là bệnh da liễu khá phổ biến do vi-rút papilloma ở người (HPV) gây ra. Bệnh biểu hiện bằng các nốt sần màu da, màu hồng hoặc nâu sần sùi trên da vùng sinh dục. Mụn cóc có thể lây truyền qua đường tình dục. Bệnh thường xuất hiện sau vài tháng nhiễm trùng, thậm chí là nhiều năm sau đó. Bạn có thể điều trị loại bỏ mụn cóc bằng phương pháp điều trị tại chỗ, liệu pháp đông lạnh hoặc nạo và đốt điện.
Biện pháp điều trị bệnh da liễu thường gặp ở nam giới
Nhiều bệnh da liễu ở nam giới đáp ứng tốt với phương pháp điều trị. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ da liễu sẽ chỉ định các biện pháp sau:
- Thuốc kháng sinh.
- Thuốc kháng histamin.
- Tái tạo bề mặt da bằng laser.
- Kem, thuốc mỡ hoặc gel bôi tại chỗ.
- Kem dưỡng ẩm.
- Thuốc dạng uống, kem thoa hoặc thuốc tiêm steroid.
- Phẫu thuật.
Bạn cũng có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh ngoài da bằng cách thay đổi lối sống như:
- Hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, sữa (trừ trường hợp bác sĩ khuyên dùng).
- Hạn chế stress, căng thẳng.
- Vệ sinh cá nhân và chăm sóc da đúng cách.
- Hạn chế uống rượu và không hút thuốc lá.
Cách phòng ngừa các bệnh da liễu hiệu quả
Nam giới mắc một số bệnh lý sau đây có nguy cơ cao mắc bệnh về da, do đó hãy theo dõi sức khỏe thường xuyên và khi có các dấu hiệu mắc bệnh về da hãy đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm nhất:
- Bệnh tiểu đường: Người bị tiểu đường có thể gặp khó khăn trong việc làm lành vết thương, đặc biệt là ở chân.
- Bệnh viêm ruột (IBD): Một số thuốc điều trị viêm ruột có thể dẫn đến các vấn đề về da như bệnh bạch biến hoặc bệnh chàm.
- Bệnh lupus: Tình trạng viêm mãn tính có thể dẫn đến các vấn đề về da như phát ban, lở loét hoặc đóng vảy.
- Mang thai hoặc thay đổi nội tiết tố: Tình trạng nám da có thể trở nên trầm trọng hơn ở phụ nữ mang thai.
- Căng thẳng, stress: Có thể dẫn đến rụng tóc cục bộ, mụn trứng cá, bệnh Raynaud.
- Một số bệnh về da do di truyền hoặc rối loạn miễn dịch không thể phòng ngừa được.
Để giảm nguy cơ mắc các bệnh về da, nam giới nên thực hiện các biện pháp sau:
- Tránh dùng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân hoặc mỹ phẩm.
- Khử trùng các vật dụng sử dụng ở nơi công cộng, ví dụ như thiết bị tập thể dục.
- Uống nhiều nước và xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng.
- Hạn chế tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc hóa chất độc hại.
- Ngủ ít nhất 7-8 giờ mỗi đêm.
- Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da và các tổn hại khác do ánh nắng mặt trời gây nên.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất bằng thực phẩm hoặc viên uống như Medicrafts cũng giúp bảo vệ da khỏi sự tổn thương do gốc tự do, đồng thời hỗ trợ quá trình tái tạo và phục hồi tế bào da.
Xem thêm:
- Bệnh lang ben là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị.
- Top 12 bác sĩ da liễu uy tín TP.HCM: Chuyên môn và kinh nghiệm.
- 15 bệnh da liễu thường gặp nhất và cách phòng tránh hiệu quả.
- Mụn đinh râu là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị khi bị mụn đinh.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về các bệnh da liễu thường gặp ở nam giới. Chia sẻ bài viết ngay nếu bạn thấy hữu ích nhé!
Link tham khảo:
1. What Men Should Know About Acne.
- Link tham khảo: https://www.webmd.com/men/acne-men.
- Ngày tham khảo: 18/10/2024.
2. Hidradenitis Suppurativa.
- Link tham khảo: https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/hidradenitis-suppurativa
- Ngày tham khảo: 18/10/2024.
3. Pityriasis versicolor.
- Link tham khảo: https://dermnetnz.org/topics/pityriasis-versicolor.
- Ngày tham khảo: 18/10/2024.
4. Male genital skin conditions.
- Link tham khảo: https://onewelbeck.com/conditions/male-genital-skin-conditions/
- Ngày tham khảo: 18/10/2024.
5. Gonorrhoea.
- Link tham khảo: https://www.nhs.uk/conditions/gonorrhoea/symptoms/
- Ngày tham khảo: 18/10/2024.
6. Male Urethritis.
- Link tham khảo: https://emedicine.medscape.com/article/778374-overview?form=fpf
- Ngày tham khảo: 18/10/2024.
7. Skin Diseases.
- Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21573-skin-diseases.
- Ngày tham khảo: 18/10/2024.