Ngày cập nhật: 06/11/24
Thời điểm chuyển mùa từ mùa nắng sang mùa mưa là khoảng thời gian dễ mắc các bệnh dị ứng thời tiết. Hãy cùng Docosan tìm hiểu cách chữa dị ứng thời tiết nổi mề đay hiệu quả trong bài viết này nhé!
Tóm tắt nội dung
Tìm hiểu về tình trạng dị ứng thời tiết
Vì sao nhiều người bị dị ứng thời tiết?
Nguyên nhân chủ yếu là do thời điểm giao mùa, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm thay đổi đột ngột gây kích thích các đáp ứng miễn dịch trong cơ thể dẫn đến dị ứng. Đây đều là các yếu tố khách quan, khó kiểm soát được. Bệnh xảy ra không ngoại trừ một ai. Tuy nhiên dựa trên các thống kê thực tế, tỷ lệ bệnh diễn ra trên người có tiền sử viêm gan siêu vi, thủy đậu,… cao hơn so với người có sức khỏe bình thường.Triệu chứng của dị ứng thời tiết gây ra
Triệu chứng của dị ứng thời tiết gần như tương tự với triệu chứng của cảm lạnh, sốt. Tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn nếu bạn bị hen suyễn. Một vài dấu hiệu đặc trưng của dị ứng thời tiết:- Chảy nước mũi, nghẹt mũi, thở khò khè.
- Mắt bị ngứa, mắt chảy nước.
- Ho, hắt hơi.
- Mệt mỏi.
- Da khô, xuất hiện vảy, nổi mề đay.
Cách chữa dị ứng thời tiết nổi mề đay
Bổ sung vitamin C
Vitamin C là loại vitamin giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Vitamin C cũng giúp tăng cường các đáp ứng miễn dịch, giảm phản ứng dị ứng do histamin gây ra. Bạn có thể bổ sung vitamin C qua bữa ăn hằng ngày với cam, chanh, bưởi, súp lơ, ớt chuông,…Sử dụng mật ong
Mật ong đã được chứng minh có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và làm lành vết thương rất tốt. Mật ong chứa hàm lượng lớn các loại đường, vitamin A, B, C và khoáng chất vi lượng có lợi cho sức khỏe. Bạn có thể pha nước mật ong để uống hằng ngày hoặc bôi mật ong lên các vết ban đỏ, mề đay trên da khi bị dị ứng. Theo nghiên cứu tại Anh, bôi mật ong giúp cải thiện hiệu quả tình trạng da dị ứng sau 1 tuần. Đồng thời phối hợp sử dụng mật ong với corticoid làm giảm đáng kể liều corticoid cho bệnh nhân dị ứng.Chữa dị ứng thời tiết nổi mề đay bằng thuốc
Tùy vào cơ địa của mỗi người mà tình trạng dị ứng có thể nhẹ hoặc nặng. Để giúp bệnh nhân mau khỏi bệnh, hết khó chịu, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân dùng:- Thuốc kháng histamin: Thường được bào chế dạng uống hoặc bôi ngoài da có tác dụng giảm ngứa do nổi mề đay, điều trị các triệu chứng dị ứng. Một số dược chất kháng histamin thường dùng gồm diphenhydramine, loratadine, fexofenadine, cetirizine, levocetirizine.
- Steroid đường uống: Được ứng dụng khi bệnh nhân dị ứng đã uống thuốc kháng histamin hoặc dùng kem bôi steroid nhưng không khỏi.
- Tiêm thuốc kháng dị ứng: Phương pháp thường ứng dụng trong dị ứng nổi mề đay mãn tính khó điều trị. Các mũi tiêm này sẽ ngăn chặn cơ thể tạo ra IgE, một loại kháng thể gây ra phản ứng dị ứng.
- Tiêm epinephrine: Shock phản vệ là tình trạng nghiêm trọng nhất của dị ứng. Bệnh nhân sẽ bị khó thở, hạ huyết áp, nổi mề đay, sưng họng, khò khè, nôn mửa. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiêm epinephrine ngay lập tức nhằm khôi phục vận mạch, bảo vệ tính mạng cho người bệnh.
Biện pháp khắc phục tại nhà
Nếu dị ứng không quá nặng, bạn có thể tự xử trí tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Một số biện pháp khắc phục dị ứng tại nhà bạn nên áp dụng:- Thay quần áo, đi tắm, vệ sinh cơ thể để loại bỏ tác nhân gây dị ứng.
- Chỉ nên tắm với nước, tránh dùng xà phòng, hóa chất vì có thể làm vết mề đay ngứa thêm.
- Chườm mát vùng bị ngứa.
- Tránh tiếp xúc với thời tiết
- Hạn chế ra ngoài khi không cần thiết.
- Đóng cửa sổ.
- Đeo khẩu trang chống bụi khi ra ngoài.
- Tránh khói thuốc lá vì có thể làm trầm trọng triệu chứng dị ứng.
- Dị Ứng Thời Tiết: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
- Bị ngứa toàn thân là bệnh gì? Nguyên nhân, cách điều trị
- Cách trị nổi mề đay tại nhà: 10 mẹo giảm ngứa hiệu quả, an toàn
- Link tham khảo: https://www.verywellhealth.com/weather-allergies-5199163
- Ngày tham khảo: 22/10/2024
- Link tham khảo: https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC7870997/
- Ngày tham khảo: 22/10/2024
- Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8630-hives#management-and-treatment
- Ngày tham khảo: 22/10/2024
- Link tham khảo: https://www.webmd.com/allergies/understanding-hives-treatment
- Ngày tham khảo: 22/10/2024