Tê bì ngón tay là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Tê bì ngón tay là triệu chứng khá phổ biến và thường gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về chứng tê bì ngón tay và cách điều trị tình trạng này nhé. 

Tê bì ngón tay là gì?

Tê bì ngón tay là tình trạng mất cảm giác một phần hoặc toàn bộ ngón tay. Bình thường, các dây thần kinh có nhiệm vụ truyền thông tin từ các cơ quan đến não và ngược lại. Cảm giác tê ngón tay có thể xảy ra nếu dây thần kinh bị chèn ép, tổn thương hoặc kích thích quá mức. Các triệu chứng thường trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm.
Tê bì ngón tay là tình trạng mất cảm giác một phần hoặc toàn bộ ngón tay
Tê bì ngón tay là tình trạng mất cảm giác một phần hoặc toàn bộ ngón tay

Tê bì ngón tay có nguy hiểm không?

Tê bì ngón tay là hiện tượng khá phổ biến. Thường gặp nhất, bạn có thể bị tê ngón tay nếu đè lên cánh tay do ngủ quên trên bàn làm việc. Thông thường, cảm giác này sẽ biến mất khi bạn thay đổi tư thế. Tuy nhiên, tình trạng tê ngón tay kéo dài hoặc không có dấu hiệu cải thiện có thể là tín hiệu cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn. Ngoài ra, tê ngón tay cũng có thể là dấu hiệu sớm của đột quỵ.
Tê bì ngón tay là hiện tượng khá phổ biến
Tê bì ngón tay là hiện tượng khá phổ biến

Nguyên nhân gây tê bì ngón tay

Tê bì ngón tay có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân:

Tiểu đường

Biến chứng thần kinh do tiểu đường có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh ngoại biên, đặc biệt là dây thần kinh ở tay và chân. Theo thống kê, gần 50% người bệnh tiểu đường có triệu chứng tê, đau hoặc yếu cơ ngón tay, ngón chân.

Hội chứng Raynaud

Hẹp hoặc co thắt động mạch ngón tay là nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng Raynaud. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và giảm cung cấp oxy cho các dây thần kinh ở bàn tay. Bên cạnh đó, co thắt động mạch ngón tay có thể xảy ra do nhiệt độ lạnh hoặc trạng thái căng thẳng thần kinh. Các ngón tay bị ảnh hưởng sẽ nhợt nhạt, xanh xao trong vài phút hoặc vài giờ.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (RA) là bệnh tự miễn gây sưng, đau và nhạy cảm ở các khớp. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến ngứa ran, tê và nóng rát ở cả hai bàn tay, đặc biệt là các khớp ngón tay.

Chèn ép dây thần kinh trụ

Dây thần kinh trụ chạy dọc từ mặt bên của ngón út đến hết cánh tay. Sự chèn ép thường xảy ra ở khuỷu tay, khiến trạng thái tê buốt lan rộng từ ngón út sang ngón đeo nhẫn. Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức ở bên trong khuỷu tay.

Nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng có thể gây tê bì ngón tay, điển hình như:

Chèn ép mạch máu hoặc dây thần kinh

Một số bệnh lý ảnh hưởng đến mạch máu hoặc dây thần kinh có thể gây tê bì ngón tay, điển hình như:
  • Bệnh lắng đọng Amyloid.
  • Hội chứng Guillain-Barré (GBS).
  • Bệnh đa xơ cứng (MS).
  • Bệnh Sjögren.
  • Đau xơ cơ.
  • Hội chứng lỗ thoát ngực.
  • Đột quỵ.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, tê bì ngón tay có thể do các nguyên nhân khác gây ảnh hưởng đến lưu thông máu và dẫn truyền thần kinh như:
  • U nang hạch.
  • Thiếu vitamin B12.
  • Gãy xương.
  • Tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là thuốc hóa trị.
  • Chấn thương não hoặc tủy sống: Tê cánh tay hoặc ngón tay có thể xuất hiện ngay sau chấn thương, cảnh báo người bệnh phải được đưa đi cấp cứu ngay lập tức.
  • Chấn thương vai (chấn thương đám rối thần kinh cánh tay): Bệnh có thể xảy ra do áp lực, căng thẳng, tập luyện quá mức vùng cơ vai, dẫn đến mất cảm giác ở cánh tay và ngón tay.
Tê bì ngón tay có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân
Tê bì ngón tay có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân

Dấu hiệu, triệu chứng tê bì ngón tay

Cảm giác tê buốt, ngứa ran ở ngón tay là một trong những triệu chứng điển hình của tê bì ngón tay. Ngoài ra, người bệnh có thể kèm thêm một số triệu chứng khác như:
  • Đau, chuột rút cơ ngón tay, cánh tay.
  • Yếu cơ.
  • Gặp khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật hoặc cử động ngón tay.
  • Phản xạ chậm.

Các xét nghiệm chẩn đoán

Tê bì ngón tay được chẩn đoán thông qua tiền sử bệnh và khám lâm sàng cánh tay, bàn tay và ngón tay. Ngoài ra, để xác định chính xác nguyên nhân gây tình trạng này, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm như:
  • Xét nghiệm điện để đánh giá chức năng thần kinh.
  • Chụp X-quang để xem xét vùng xương cổ, vai, cánh tay, cổ tay hoặc ngón tay.
  • Chụp MRI hoặc siêu âm để đánh giá tình trạng chèn ép dây thần kinh.
  • Xét nghiệm máu để đánh giá các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp hoặc thiếu vitamin B12.
Bệnh nhân có thể được chỉ định làm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây tê bì ngón tay
Bệnh nhân có thể được chỉ định làm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây tê bì ngón tay

Các phương pháp điều trị hiệu quả

Phương pháp điều trị tê bì ngón tay tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Một số lựa chọn điều trị bao gồm:
  • Thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID) và thuốc giảm đau.
  • Đeo nẹp để cố định khuỷu tay hoặc cổ tay, giúp giảm chèn ép thần kinh.
  • Liệu pháp nóng và lạnh.
  • Người bệnh béo phì cần giảm cân để phòng ngừa chèn ép thần kinh.
  • Thực hiện các bài tập kéo giãn cánh tay, bàn tay và ngón tay thường xuyên.
  • Tiêm steroid.
  • Phẫu thuật nếu các biện pháp trên không hiệu quả.
Triển vọng điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây tê bì ngón tay, tuổi tác, tình trạng sức khoẻ hiện tại, thời điểm chẩn đoán bệnh và kế hoạch điều trị. Tuy nhiên, thông thường tê bì ngón tay có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu bạn tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Bạn nên thực hiện các bài tập kéo giãn cánh tay, bàn tay và ngón tay thường xuyên
Bạn nên thực hiện các bài tập kéo giãn cánh tay, bàn tay và ngón tay thường xuyên

Các phương pháp khắc phục và phòng ngừa tê bì ngón tay

Để hạn chế tê bì ngón tay, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
  • Ngồi đúng tư thế khi làm việc, học tập trên bàn hoặc trên máy tính.
  • Nghỉ ngơi đều đặn sau mỗi 30 – 60 phút làm việc.
  • Giãn cơ thường xuyên trong và sau mỗi giờ làm việc để giảm căng thẳng.
  • Nên sử dụng các thiết kế công thái học như nẹp cổ tay, kê tay cho bàn phím, miếng lót chuột có đệm kê cổ tay,…
Giãn cơ thường xuyên trong và sau mỗi giờ làm việc để giảm căng thẳng
Giãn cơ thường xuyên trong và sau mỗi giờ làm việc để giảm căng thẳng

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu, triệu chứng bất thường

Thông thường, tê bì ngón tay không phải là triệu chứng quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cảm giác tê buốt và ngứa ran ngón tay có thể là tín hiệu cảnh báo đột quỵ và các bệnh lý đòi hỏi cấp cứu ngay lập tức. Do đó, nếu phát hiện các triệu chứng sau kèm theo tê bì ngón tay, cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời:
  • Lú lẫn.
  • Khó thở.
  • Chóng mặt.
  • Tê liệt hoặc yếu cơ cánh tay, mặt hoặc chân đột ngột, đặc biệt ở một bên cơ thể.
  • Đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.
  • Khó khăn trong việc phát âm và giao tiếp.
  • Giảm thị lực ở một hoặc hai mắt.
Ngoài ra, người bệnh tê bì ngón tay cũng cần trao đổi với bác sĩ nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hàng ngày hoặc kèm theo thay đổi bất thường ở bàn tay/cánh tay.

Một số bệnh viện chuyên khoa uy tín

Dưới đây là một số bệnh viện chuyên khoa xương khớp và thần kinh uy tín mà bạn có thể thăm khám tê bì ngón tay: Xem thêm: Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về chứng tê bì ngón tay. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ ngay cho bạn bè và người thân cùng biết nhé! Link tham khảo: 1. Finger Numbness.
  • Link tham khảo: https://newsinhealth.nih.gov/2020/03/finger-numbness.
  • Ngày tham khảo: 15/10/2024.
2. Why Are My Fingers Numb?.
  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/finger-numbness
  • Ngày tham khảo: 15/10/2024.
3. Why Are My Fingers Numb?
  • Link tham khảo: https://www.webmd.com/a-to-z-guides/why-are-my-fingers-numb
  • Ngày tham khảo: 15/10/2024.
Contact Me on Zalo