Ngày cập nhật: 05/11/24
Tê bì ngón tay út là triệu chứng thường gặp gây hạn chế sự linh hoạt và khả năng cầm nắm đồ vật của bàn tay. Vậy tình trạng này xảy ra do đâu và liệu có nguy hiểm đến sức khỏe hay không? Hãy cùng Docosan tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Giới thiệu tổng quan về ngón tay út
Ngón út là ngón tay nhỏ nhất trên bàn tay con người. Mặc dù có kích thước nhỏ nhắn, ngón út đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự khéo léo của bàn tay. Về mặt giải phẫu, ngón út bao gồm ba đốt ngón tay lần lượt là: đốt gần, đốt giữa và đốt xa. Các đốt ngón tay được kết nối với nhau nhờ các khớp cho phép chuyển động linh hoạt. Ngoài ra, xung quanh các đốt còn có dây chằng và gân ngón tay có tác dụng hỗ trợ việc cầm nắm các vật thể. Dây thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu giữa ngón út và não. Đặc biệt, dây thần kinh trụ chạy dọc từ cánh tay đến ngón út có nhiệm vụ dẫn truyền tín hiệu điều khiển các cơ nhỏ ở bàn tay, cho phép cơ bàn tay và ngón tay thực hiện các chuyển động phức tạp.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê ngón tay út
Tê ngón tay út có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như sau:Bệnh lý thần kinh chèn ép
Chèn ép dây thần kinh trụ có thể xảy ra ở cổ tay, khuỷu tay gây nên tình trạng tê ngón tay út. Tùy vào vị trí chèn ép mà biểu hiện tê ngón tay út sẽ khác nhau:- Chèn ép ở cổ tay (hội chứng ống trụ, hội chứng ống Guyon): Triệu chứng gồm tê buốt và ngứa ran ở ngón út. Bệnh nhân vẫn có thể co duỗi ngón áp út, tuy nhiên, các ngón tay có xu hướng co quắp vào nhau và rất khó tách ra. Căng thẳng do hoạt động lặp lại (ví dụ gõ phím thường xuyên), chấn thương hoặc u nang hạch (khối u lành tính chứa nhiều dịch) có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng trên.
- Chèn ép ở khuỷu tay (hội chứng ống khuỷu tay): Triệu chứng tương tự hội chứng ống trụ. Tuy nhiên, cả ngón út và ngón áp út rất khó co duỗi và cử động. Hội chứng ống khuỷu tay có tần suất xảy ra thường xuyên hơn so với hội chứng ống trụ.
Bệnh thần kinh ngoại biên
Bệnh thần kinh ngoại biên có thể ảnh hưởng lớn đến đường truyền tín hiệu từ hệ thần kinh trung ương đến các cơ quan của cơ thể. Trong đó, các dây thần kinh ở bàn tay và bàn chân chịu tác động nặng nề nhất. Bệnh nhân có thể cảm thấy tê buốt ngón tay, ngón chân liên tục kèm theo những cơn đau. Bệnh nhân tiểu đường, người lạm dụng rượu và người cao tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thần kinh ngoại biên. Thông thường, triệu chứng bệnh sẽ biểu hiện ở bàn chân và ngón chân trước khi lan đến bàn tay và ngón tay.Tác dụng phụ của thuốc
Tê ngón tay út có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc trị ung thư. Nghiên cứu trên Tạp chí Phòng ngừa Ung thư Châu Á – Thái Bình Dương cho thấy, 46,7% người đang điều trị ung thư bị tê ở ngón tay hoặc ngón chân. Kết quả một nghiên cứu khác cho thấy, 1.960/4.179 (khoảng 48%) bệnh nhân tham gia mắc bệnh thần kinh ngoại biên do hóa trị.Đột quỵ
Đột quỵ gây thiếu máu cục bộ cho một vùng não, khiến não bị tổn thương. Khi phần não kiểm soát cảm giác và vận động của tay hoặc ngón tay bị ảnh hưởng, tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng như tê bì hoặc yếu ngón tay.Chấn thương não hoặc tủy sống
Tê ngón tay là một trong những triệu chứng cảnh báo chấn thương não hoặc tủy sống. Cảm giác tê buốt có thể xuất hiện ngay sau chấn thương hoặc một thời gian ngắn sau đó.Thiếu hụt vitamin B12
Thiếu vitamin B12 làm giảm dẫn truyền thần kinh, từ đó gây ra tình trạng tê hoặc ngứa ran ở tay và chân.Hội chứng Raynaud
Hội chứng Raynaud gây co thắt mạch máu ngón tay – một tình trạng thường gặp khi ngón tay bị lạnh hoặc căng thẳng. Khi bị hội chứng Raynaud, lưu lượng máu đến ngón tay giảm, khiến ngón tay bị tê buốt và ngứa ngáy. Bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng tê ngón tay út không cải thiện, xảy ra đột ngột hoặc sau khi chấn thương vùng đầu. Ngoài ra, nếu bạn tê ngón tay kèm theo đau đầu, yếu cơ, khó tập trung, khó phát âm, chóng mặt,… hãy thông báo ngay cho bác sĩ và tìm sự trợ giúp y tế.Một số nguyên nhân khác
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tê ngón tay út như chấn thương các bộ phận cơ thể, tổn thương ngón tay, thường xuyên cử động ngón tay lặp lại (ví dụ như gõ phím,…). Những nguyên nhân này có thể ảnh hưởng đến đường truyền tín hiệu thần kinh từ não đến ngón tay, khiến ngón tay bị tê buốt.Dấu hiệu, triệu chứng tê bì ngón tay út
Tê bì ngón tay út có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng nhận biết tê bì ngón tay út:- Cảm giác tê hoặc ngứa ran như “kim châm” ở ngón tay út.
- Yếu cơ ngón tay, gặp khó khăn khi cầm nắm đồ vật.
- Cảm thấy vùng da ngón tay út lạnh hơn so với bàn tay và các ngón tay còn lại.
- Đôi khi có thể kèm theo đau ngón tay út.
Các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán
Chẩn đoán tê ngón tay út được thực hiện bằng cách hỏi thăm bệnh sử, tiền sử dùng thuốc và khám lâm sàng ngón tay, bàn tay và cánh tay. Nếu cần thiết, bệnh nhân có thể được chỉ định thêm một số xét nghiệm như:- Chụp X-quang cột sống, xương bàn tay, xương ngón tay.
- Chụp cộng hưởng từ hạt nhân.
- Siêu âm mạch máu và dây thần kinh vùng cổ, chi trên.
- Điện cơ đồ để đánh giá sự truyền xung thần kinh từ tế bào thần kinh đến các cơ.
- Xét nghiệm máu và nước tiểu.
Các phương pháp điều trị hiệu quả
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tê bì ngón tay út có thể được điều trị bằng các biện pháp sau:- Nếu tê ngón tay út do tay vận động quá mức, hãy cho tay nghỉ ngơi và dừng hoạt động gây tổn thương cơ ngón tay.
- Nẹp cố định cổ tay và ngón tay.
- Đệm khuỷu tay để giảm áp lực lên dây thần kinh trụ khi đè lên bộ phận này.
- Điều chỉnh tư thế ngồi khi làm việc hoặc lái xe.
- Chườm đá quanh ngón tay bị tê.
- Kiểm soát cơn đau (nếu có) bằng thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDS), nghỉ ngơi kết hợp co duỗi cổ tay đều đặn.
- Giảm cân (nếu béo phì) và duy trì cân nặng vừa phải để giảm nguy cơ chèn ép dây thần kinh.
- Châm cứu và xoa bóp ngón tay bị tê.
Phòng tránh nguy cơ tê ngón tay út
Bạn có thể chủ động phòng ngừa tê ngón tay út bằng các biện pháp sau:- Hạn chế gõ bàn phím, cầm nắm, lái xe,… liên tục trong thời gian dài. Các ngón tay, khớp tay cần được thư giãn, nghỉ ngơi để tránh bị tê mỏi, nhất là ngón út.
- Luyện tập cử động ngón tay để giãn cơ, tránh tê cứng, viêm khớp dạng thấp.
- Thay đổi tư thế ngủ, tránh kê tay, nằm đè lên tay.
- Chế độ ăn đa dạng dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây,…
- Tập thể dục đều đặn để kích thích lưu thông tuần hoàn máu, làm chậm quá trình lão hoá xương khớp.
- Thăm khám và điều trị các bệnh lý tiềm ẩn theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh nguy cơ ủ bệnh, biến chứng nặng cho sức khoẻ.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Người bệnh tê bì ngón tay cần gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau:Dấu hiệu và triệu chứng bất thường
Bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế uy tín nếu bị tê bì ngón tay kèm theo các dấu hiệu như:- Đau đầu.
- Chóng mặt.
- Lú lẫn.
- Yếu cơ, liệt một bên cơ thể.
- Khó phát âm, khó vận động.
Một số bệnh viện chuyên khoa uy tín
Dưới đây là một số bệnh viện uy tín mà người bệnh có thể chữa tê bì ngón tay út:- Bệnh Viện Hoàn Mỹ.
- Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec.
- Bệnh Viện Đa Khoa Quốc tế Nam Sài Gòn.
- Bệnh viện Quân Y 175.
- 12 mẹo chữa tê bì chân tay tại nhà, đơn giản, dễ thực hiện.
- Tê bì chân tay uống thuốc gì? Cách phòng ngừa tại nhà.
- Bị khó thở tê bì chân tay là bệnh gì? Có nguy hiểm không?.
- Link tham khảo: https://lonestarneurology.net/numbness-and-tingling/numbness-in-pinky-fingers/.
- Ngày tham khảo: 15/10/2024.
- Link tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/numbness-in-pinky-finger.
- Ngày tham khảo: 15/10/2024.
- Link tham khảo: https://www.webmd.com/a-to-z-guides/why-are-my-fingers-numb.
- Ngày tham khảo: 15/10/2024.