Tê bì ngón chân cái là gì? Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

Tê bì ngón chân cái là triệu chứng khá phổ biến nhưng ít ai biết rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Docosan tìm hiểu về tình trạng tê bì ngón chân cái và cách điều trị, phòng ngừa tình trạng này nhé.

Nguyên nhân bị tê bì ngón chân cái 

Tê bì ngón chân cái có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như:

Nén trực tiếp 

Một đôi giày quá chật có thể khiến ngón chân cái của bạn bị tê buốt. Nguyên nhân là do đôi giày tạo áp lực nén trực tiếp quá lớn lên các ngón chân, khiến lưu lượng máu lưu thông đến khu vực này bị suy giảm. Kích thước giày không phù hợp còn tác động đến các dây thần kinh khu vực ngón chân, làm giảm dẫn truyền tín hiệu thần kinh, từ đó khiến ngón chân cái bị tê buốt.
Đôi giày quá chật có thể khiến ngón chân cái của bạn bị tê buốt
Đôi giày quá chật có thể khiến ngón chân cái của bạn bị tê buốt

Viêm khớp ngón chân cái 

Viêm khớp ở ngón chân cái có thể gây chèn ép dây thần kinh và làm tê cục bộ khu vực này. Triệu chứng điển hình bao gồm sưng, đỏ và đau nhói ở ngón chân cái, đặc biệt vào ban đêm.

Tổn thương thần kinh ngoại biên 

Bệnh lý thần kinh ngoại biên là tình trạng tổn thương các dây thần kinh truyền tín hiệu từ hệ thần kinh trung ương đến các bộ phận còn lại của cơ thể. Tình trạng này có thể dẫn đến tê liệt hoặc yếu chi trên và chi dưới. Có nhiều nguyên nhân gây tổn thương thần kinh ngoại biên, điển hình như tiểu đường, tuần hoàn máu kém, bệnh tự miễn, hóa trị, thiếu hụt chất dinh dưỡng, chấn thương và nghiện rượu.
Người bệnh tiểu đường có nguy cơ cao tổn thương thần kinh ngoại biên
Người bệnh tiểu đường có nguy cơ cao tổn thương thần kinh ngoại biên

Sự chèn ép thần kinh

Xuất phát từ tủy sống, các dây thần kinh sẽ phân nhánh vào hông, đùi sau, đầu gối, mắt cá chân và các ngón chân. Chèn ép dây thần kinh có thể xảy ra tại các vùng hẹp ở chi dưới như đầu gối, mắt cá chân,… Đây là những vị trí chèn ép dây thần kinh ngoại biên phổ biến nhất có thể dẫn đến tê bì ngón chân cái.

Bệnh Gout

Chế độ ăn uống không điều độ và khoa học có thể dẫn đến rối loạn quá trình chuyển hóa axit uric. Lâu ngày, axit uric tích tụ và tạo thành các tinh thể sắc nhọn đâm vào các khớp xương. Gout thường xuất hiện ở ngón chân cái khiến ngón chân người bệnh bị sưng tấy và đau đớn. Hiện tượng tê ngón chân cái lâu ngày cũng có thể là một biểu hiện của bệnh gout.

Bệnh thiếu máu

Thiếu hụt vitamin B12 có thể ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hồng cầu, dẫn đến thiếu máu ác tính. Bệnh thiếu máu ác tính gây ra nhiều hệ quả xấu tác động trực tiếp đến các dây thần kinh trung ương, từ đó gây ra tình trạng ngón chân cái bị tê mất cảm giác. Ngoài ra, thiếu máu còn kèm theo triệu chứng đau tức ngực, khó thở, cơ thể mệt mỏi.
Thiếu vitamin B12 gây thiếu máu, làm tê bì ngón chân cái.
Thiếu vitamin B12 gây thiếu máu, làm tê bì ngón chân cái.

Dấu hiệu, triệu chứng tê bì ngón chân cái 

Tê bì ngón chân cái có thể biểu hiện bằng các triệu chứng sau:
  • Tê và ngứa ran: Triệu chứng phổ biến nhất là mất cảm giác hoặc cảm giác ngứa ran ở ngón chân cái. Người bệnh có cảm giác như kim châm liên tục hoặc gián đoạn vào ngón chân cái.
  • Đau và nóng rát: Trong một số trường hợp, tê đi kèm với cảm giác nóng rát hoặc đau nhói, có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động và gây khó chịu cho người bệnh.
  • Yếu: Một số người có thể bị yếu cơ ngón chân, khiến cơ thể khó giữ thăng bằng và di chuyển.
Tê ngón chân cái có thể đi kèm với cảm giác nóng rát hoặc đau nhói
Tê ngón chân cái có thể đi kèm với cảm giác nóng rát hoặc đau nhói

Các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán bệnh

Tê bì ngón chân cái được chẩn đoán thông qua hỏi bệnh sử, thói quen sinh hoạt, tiền sử dùng thuốc và mô tả triệu chứng cụ thể từ bệnh nhân. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng phản xạ thần kinh, sức mạnh cơ bắp, kiểm tra cảm giác ở bàn chân và tình trạng mạch máu. Nếu cần thiết, các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm như:
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra lượng đường trong máu, vitamin B12 và đánh giá chức năng gan, thận.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Đánh giá tình trạng tiểu đường và loại trừ bệnh lý về thận.
  • Điện cơ đồ (EMG) và đánh giá dẫn truyền thần kinh: Xác định tổn thương dây thần kinh và mức độ của các tổn thương này.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Xác định tổn thương cột sống, đĩa đệm hoặc dây thần kinh, nếu nguyên nhân nghi ngờ là do chèn ép dây thần kinh.
  • Chụp mạch máu: Xác định tình trạng lưu thông máu ở chân.
  • Sinh thiết da: Sinh thiết da có thể được thực hiện nếu nghi ngờ nguyên nhân gây tê bì ngón chân cái do nhiễm trùng hoặc bệnh lý về da.
Tê bì ngón chân cái được chẩn đoán thông qua quá trình thăm khám và làm xét nghiệm
Tê bì ngón chân cái được chẩn đoán thông qua quá trình thăm khám và làm xét nghiệm

Các phương pháp điều trị tê bì ngón chân cái hiệu quả

Tê bì ngón chân cái có thể được điều trị bằng các biện pháp sau:
  • Xử lý nguyên nhân gây chèn ép thần kinh: Nếu bệnh nhân bị tê ngón chân cái do chèn ép thần kinh, các bài tập vật lý trị liệu có thể cải thiện tính linh hoạt của ngón chân và giảm áp lực lên dây thần kinh. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể can thiệp phẫu thuật để giảm tình trạng chèn ép.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Người bệnh tiểu đường cần chú trọng duy trì lượng đường trong máu ổn định thông qua thuốc, chế độ ăn uống và thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu. Kiểm soát lượng đường huyết đúng cách có thể ngăn ngừa tổn thương thần kinh ngoại biên và giảm các triệu chứng tê liệt.
  • Cải thiện lưu thông máu: Tăng cường lưu lượng máu đến các ngón chân nói riêng và vùng chi dưới nói chung có thể giúp giảm tê. Người bệnh nên tập thể dục thường xuyên, thúc đẩy lưu thông máu và tránh tình trạng không vận động quá sức. Xoa bóp bàn chân và chườm ấm cũng có thể giúp cải thiện lưu lượng máu.
  • Giày dép phù hợp với kích thước bàn chân: Mang giày vừa vặn, êm ái rất quan trọng trong việc giảm tê ngón chân cái.
  • Giữ ấm bàn chân và ngón chân khi thời tiết trở lạnh: Thời tiết lạnh có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng tê ngón chân. Giữ ấm chân bằng giày dép và tất có thể giúp duy trì lưu thông máu đến khu vực này và ngăn ngừa cảm giác tê.
  • Điều trị các bệnh lý: Điều trị các bệnh lý tiềm ẩn như bệnh hẹp động mạch ngoại biên hoặc thiếu hụt vitamin,… có thể làm giảm các triệu chứng.
  • Bảo vệ sức khỏe cột sống: Các vấn đề liên quan đến cột sống và tủy sống cũng có thể gây tê ở các chi. Bệnh nhân có thể cần phải điều trị nắn xương, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật để giải quyết các bệnh lý cột sống nhằm giảm bớt các triệu chứng liên quan đến thần kinh.
Nếu tình trạng ngón chân cái kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phác đồ điều trị kịp thời.
Bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu để tránh tê bì ngón chân
Bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu để tránh tê bì ngón chân

Các biện pháp phòng ngừa tê bì ngón chân cái hiệu quả 

Để phòng ngừa tê ngón chân cái, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:
  • Mang giày dép đúng kích thước bàn chân. Giữ ấm bàn chân vào mùa đông hoặc khi tiết trời trở lạnh.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao để cải thiện lưu thông máu đến chân và duy trì sự linh hoạt của bàn chân và ngón chân.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi.
  • Người bệnh tiểu đường cần theo dõi nồng độ đường huyết thường xuyên.
  • Sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày.
  • Thăm khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn.
Tập thể dục thường xuyên để duy trì sự dẻo dai của đôi chân
Tập thể dục thường xuyên để duy trì sự dẻo dai của đôi chân

Khi nào cần gặp bác sĩ? 

Thông thường, triệu chứng tê ngón chân cái sẽ biến mất sau vài giờ. Tuy nhiên, bạn có thể cần gặp bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường sau:

Các dấu hiệu, triệu chứng bất thường 

Bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín nếu tê bì ngón chân cái kéo dài (hơn 3 ngày) mà không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc kèm theo các dấu hiệu sau:
  • Ngón cái sưng, phù nề, đỏ rát.
  • Tê liệt hoặc khó cử động ngón cái.
  • Cảm giác đau buốt ở ngón cái.

Một số bệnh viện chuyên khoa uy tín

Dưới đây là một số bệnh viện uy tín mà người bệnh có thể tin tưởng khi thăm khám tê ngón chân cái: Xem thêm: Link tham khảo: 1. A Numb Big Toe Could Be an Early Warning Sign…
  • Link tham khảo: https://centenoschultz.com/symptom/big-toe-numbness/
  • Ngày tham khảo: 15/10/2024.
2. Big Toe Numbness: What It Means and How to Treat It.
  • Link tham khảo: https://certifiedfoot.com/big-toe-numbness-what-it-means-how-to-treat-it/
  • Ngày tham khảo: 15/10/2024.
Contact Me on Zalo