Uống trà có mất ngủ không? Cách hạn chế mất ngủ khi uống

Uống trà không đúng cách có thể gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ. Tìm hiểu về thành phần của trà cũng như lợi ích, tác hại của việc sử dụng trà sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng mất ngủ. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về việc uống trà có mất ngủ không trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về caffeine trong trà

Caffein có thành phần tự nhiên, được tạo thành từ cây Camellia sinensis. Tất cả các loại trà đều chứa một lượng caffein, giữa các loại trà khác nhau thì hàm lượng caffein cũng sẽ khác đi. Trong đó trà đen có lượng caffein cao nhất, chứa khoảng 14 – 61mg trong 240 ml, trong khi đó trà xanh chỉ chứa khoảng 36mg và trà trắng chứa ít nhất khoảng 25mg. Bên cạnh đó, hàm lượng caffein trong trà còn thay đổi theo từng loại trà, từng cách chế biến và điều kiện pha chế khác nhau. Các kích thước lá, nhiệt độ nước và thời gian ngâm trà đều có thể tác động đến lượng caffein này.
Các loại trà khác nhau có hàm lượng caffein khác nhau
Các loại trà khác nhau có hàm lượng caffein khác nhau

Lợi ích của việc uống trà

Các loại trà như trà xanh, trà đen có một số lợi ích cho sức khỏe của chúng ta nhờ vào thành phần polyphenol. Chất này có vai trò chống lại các quá trình oxy hóa bên trong cơ thể, giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch, giúp ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch. Uống trà thường xuyên giúp ngăn ngừa một số bệnh lý ung thư như ung thư da, ung thư phổi, hỗ trợ và cải thiện sức khỏe tim mạch, giúp ngăn ngừa bệnh lý xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2 và các bệnh lý mạn tính khác.
Uống trà có thể giúp giảm các bệnh lý tim mạch
Uống trà có thể giúp giảm các bệnh lý tim mạch

Uống trà có mất ngủ không?

Uống trà có thể khiến người đùng mất ngủ vì lượng caffein có trong trà có thể kích thích hệ thống thần kinh trung ương kéo dài. Caffein có khả năng ức chế adenosine – chất này có vai trò gây cảm giác buồn ngủ tự nhiên. Hậu quả, người uống trà về đêm có thể gặp phải tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Sau khi thức dậy cảm giác mệt mỏi vì chất lượng giấc ngủ kém. Do đó việc lựa chọn giờ uống trà cũng rất quan trọng.
Uống trà có thể gây mất ngủ do kích thích thần kinh trung ương
Uống trà có thể gây mất ngủ do kích thích thần kinh trung ương

Hướng dẫn cách uống trà giúp hạn chế mất ngủ

Để hạn chế tình trạng mất ngủ khi uống trà, một số biện pháp sau có thể giúp bạn:
  • Uống trà vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều, tránh uống gần giờ đi ngủ.
  • Chọn loại trà có hàm lượng caffein thấp, như trà trắng hoặc trà thảo mộc.
  • Không nên uống trà quá nhiều lần trong ngày, bạn có thể uống từ 2–3 tách trà mỗi ngày.
  • Pha trà đúng cách, tránh pha trà quá đệm có thể làm tăng hàm lượng caffein có trong trà.
Uống trà vào ban ngày sẽ hạn chế nguy cơ mất ngủ
Uống trà vào ban ngày sẽ hạn chế nguy cơ mất ngủ

Một số lưu ý khi uống trà giúp bạn hạn chế mất ngủ

  • Tránh pha trà quá đặc: Pha trà quá đậm có thể làm tăng hàm lượng caffein, dễ gây mất ngủ cho người dùng.
  • Kết hợp thực phẩm khác: Sử dụng kèm một số loại thực phẩm khác như bánh, trái cây, có thể làm chậm hấp thụ caffein.
  • Tránh uống trà khi bụng đói: Caffein hấp thụ nhanh hơn khi bụng trống, do đó không nên uống trà khi bụng đói.
  • Lưu ý phản ứng cơ thể: Mỗi người sẽ có phản ứng với các mức caffein khác nhau.
Pha trà quá đặc, quá đậm có thể làm người dùng mất ngủ
Pha trà quá đặc, quá đậm có thể làm người dùng mất ngủ

Một số câu hỏi liên quan

Uống hồng trà có mất ngủ không?

Hồng trà (trà đen) có hàm lượng caffeine cao hơn nhiều so với các loại trà thảo mộc. Nếu bạn dễ bị mất ngủ khi uống trà hay sử dụng các loại đồ ăn, thức uống khác và thấy mình tỉnh táo khó ngủ, thì nên hạn chế uống hồng trà vào trước giờ ngủ khoảng 4 đến 6 tiếng để tránh kích thích thần kinh gây mất ngủ.

Uống trà Matcha có mất ngủ không?

Matcha là loại trà xanh có hàm lượng caffein cao hơn trà xanh thông thường do sử dụng toàn bộ phần lá trà. Vì vậy, nếu sử dụng matcha nhiều vào buổi tối có thể kích thích hệ thần kinh và gây ra tình trạng khó ngủ. Do đó nên dùng trà matcha vào buổi sáng hoặc trưa, chiều, tránh sử dụng gần giờ đi ngủ.
Không nên uống trà xanh vào buổi tối vì nguy cơ gây mất ngủ cao
Không nên uống trà xanh vào buổi tối vì nguy cơ gây mất ngủ cao

Uống trà chanh có mất ngủ không?

Trà chanh thường có lượng caffein thấp hơn so với hồng trà hoặc matcha, vì được làm từ tá trà hoặc thảo mộc. Tuy nhiên, vì trong trà chanh có một lượng đường nhất định, lượng đường này có thể cung cấp nguồn năng lượng vượt mức, gây tỉnh táo và khó ngủ, nhất là khi uống vào buổi tối.

Uống trà đào có mất ngủ không?

Tương tự với trà chanh, trà đào thường chứa ít caffein nhưng nếu được pha chế với nhiều đường hoặc các loại chất tạo ngọt, sử dụng trà đào quá nhiều có thể làm tăng đường huyết và gây mất ngủ.
Trà đào nếu dùng quá nhiều đường có thể gây mất ngủ
Trà đào nếu dùng quá nhiều đường có thể gây mất ngủ

Uống trà tắc có mất ngủ không?

Trà tắc thường chứa ít caffein hơn các loại trà như hồng trà hay matcha, nhờ vào việc kết hợp lá trà hoặc trà thảo mộc kết hợp cùng tắc (quất) chua ngọt. Tuy nhiên, cũng như trà chanh và trà đào, nên sử dụng một lượng đường tương đối và tránh uống vào buổi tối có thể gây mất ngủ. Xem thêm: Bài viết đã cung cấp những thông tin về vấn đề uống trà có mất ngủ không. Không nên uống trà vào buổi tối và với các loại trà trái cây nên kiểm soát lượng đường để tránh làm tăng đường, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Hãy chia sẻ những thông tin bổ ích từ bài viết đến bạn bè và người thân nhé! Nguồn tham khảo: 1. How Much Caffeine Does Tea Have Compared with Coffee? – Healthline
  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/nutrition/caffeine-in-tea-vs-coffee
  • Ngày tham khảo: 25/10/2024
2. Tea and Health: Studies in Humans – NCBI 
  • Link tham khảo: https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC4055352/
  • Ngày tham khảo: 25/10/2024
Contact Me on Zalo