Ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn là bệnh gì? 4 nguyên nhân

Ngứa râm ran khắp người là triệu chứng gây khó chịu cho hầu hết người bệnh. Biết được nguyên nhân gây ngứa sẽ giúp bạn có thể điều trị triệu chứng này một cách hiệu quả. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về triệu chứng ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn trong bài viết dưới đây nhé!

Ngứa râm ran khắp người là gì?

Ngứa râm ran khắp người hay còn gọi là ngứa toàn thân, là tình trạng ngứa ngáy, khó chịu lan tỏa khắp cơ thể. Thông thường không có nguyên nhân cụ thể nào được cho là yếu tố chính gây ra ngứa toàn thân. Việc tìm nguyên nhân gây ngứa gặp nhiều khó khăn, do đó người bệnh chưa thể điều trị hiệu quả và dứt điểm tình trạng này. Dẫn đến chất lượng cuộc sống có thể suy giảm do tình trạng ngứa kéo dài.
Ngứa râm ran khắp người có thể gây khó chịu toàn thân, cảm giác châm chích
Ngứa râm ran khắp người có thể gây khó chịu toàn thân, cảm giác châm chích

Dấu hiệu nhận biết

Người bệnh ngứa râm ran khắp người có thể xuất hiện một số dấu hiệu sau:
  • Cảm giác ngứa: Tình trạng ngứa có thể xuất hiện ở mức độ nhẹ, lan tỏa toàn cơ thể, đôi khi có cảm giác châm chích kèm theo.
  • Ngứa tăng lên khi gãi: Khi gặp phải tình trạng ngứa toàn thân, người bệnh có xu hướng gãi vào những nơi thấy ngứa, tuy nhiên gãi không những không làm giảm cảm giác ngứa mà còn gây kích thích thêm kèm đỏ da, trầy xước da nếu gãi quá mạnh.
  • Ngứa không kèm theo phát ban: Thông thường tình trạng ngứa râm ran kéo dài không kèm theo các triệu chứng phát ban, nổi mẩn đỏ rầm rộ.
  • Ngứa liên tục hoặc từng cơn: Ngứa có thể kéo dài hoặc xuất hiện theo từng cơn ngắn, nhất là vào ban đêm hoặc tiếp xúc với ánh nắng.
Ngứa râm ran khắp người thường không kèm nổi ban đỏ
Ngứa râm ran khắp người thường không kèm nổi ban đỏ

Nguyên nhân gây ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn

Da khô

Da khô có thể là nguyên nhân gây khứa thường gặp. Ở người có làn da khô, thô ráp, thiếu độ ẩm làm khả năng bảo vệ tự nhiên của da bị suy giảm. Khi da khô, các tế bào da không được cung cấp đủ nước và độ ẩm cần thiết để duy trì tính đàn hồi. Các vết nứt nhỏ trên da có thể xuất hiện, khiến các dây thần kinh dưới da dễ bị kích thích, làm xuất hiện cảm giác ngứa ngay lan tỏa và khó chịu. Đặc biệt khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh, thời tiết khô hanh vào mùa đông có thể làm nặng thêm tình trạng ngứa toàn thân này.
Da khô là một trong những nguyên nhân gây ngứa
Da khô là một trong những nguyên nhân gây ngứa

Sử dụng thuốc nhóm Statin

Các thuốc thuộc nhóm Statin có vai trò làm giảm chỉ số cholesterol xấu trong cơ thể, được dùng nhiều trong các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ ngứa râm ran khắp người, Tình trạng ngứa do thuốc nhóm Statin có thể rất nhẹ, cảm giác châm chích và nếu tình trạng ngứa này chỉ xuất hiện sau khi sử dụng thuốc Statin, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để tiến hành kiểm tra điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.

Vết côn trùng cắn

Ngứa da râm ran toàn thân có thể là hậu quả do vết cắn của côn trùng. Khi bị côn trùng cắn, vùng da bị cắn có thể xuất hiện phản ứng viêm tại chỗ, dấu hiệu nhận biết là đỏ và sưng đau vùng bị cắn, cảm giác ngứa có thể rất dữ dội. Trong một số trường hợp, nếu vết cắn mang theo độc tố lan đi, tạo phản ứng viêm, dị ứng toàn thân thì triệu chứng ngứa có thể lan khắp cơ thể. Do đó, nếu các triệu chứng do vết cắn của côn trùng ngày càng nặng nề, bạn cần thăm khám bác sĩ ngay.
Vết cắn côn trùng có thể gây ngứa râm ran kèm sưng đau
Vết cắn côn trùng có thể gây ngứa râm ran kèm sưng đau

Một số bệnh lý khác

  • Suy giảm chức năng thận: Khi thận bị suy yếu, khả năng thải độc ra ngoài cơ thể, cụ thể là qua đường nước tiểu gặp khó khăn, dẫn đến tích tụ độc tố trong cơ thể, gây triệu chứng ngứa râm ran toàn thân và nặng nề hơn là nhiễm trùng nhiễm độc.
  • Bệnh lý về gan: Các bệnh lý như xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan,… cũng gây ngứa toàn thân. Đặc biệt trong bệnh cảnh suy gan – ứ mật người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng vàng da kèm ngứa da toàn thân.
  • Bệnh đái tháo đường (tiểu đường): Lượng đường trong máu tăng cao  kéo dài khiến các mạch máu nhỏ dưới da bị tổn thương, ảnh hưởng đến nguồn dưỡng chất cho các tế bào da, làm cho da khô sần, dễ bị ngứa ngáy.
  • Thay đổi hormone trong cơ thể: Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể có thể dẫn đến những cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi, tình trạng ngứa da càng thêm trầm trọng.
  • Phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh: Trong độ tuổi này phụ nữ thường bị ngứa ngáy toàn thân hay xuất hiện các cơn nóng giận vô cớ do thay đổi lượng hormone trong cơ thể.
  • Căng thẳng tâm lý: Stress và cảm xúc căng thẳng tâm lý có thể ảnh hưởng đến da và gây ra ngứa râm ran.
  • Thiếu ngủ: Thiếu ngủ có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị tổn thương và da dễ bị ngứa hơn.
  • Thay đổi thời tiết: Sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm một cách đột ngột có thể khiến da không kịp thích ứng và hậu quả là bị khô và ngứa râm ran toàn thân.

Các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán bệnh

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng da và tìm hiểu tiền các triệu chứng, bệnh lý mà người bệnh mắc phải, hỏi về thói quen và môi trường sống cũng như tiền căn dị ứng để xác định nguyên nhân gây ngứa da, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp cho từng người bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm chức năng gan, thận, tổng phân tích các tế bào máu, phản ứng viêm có thể được tiến hành kiểm tra để tìm nguyên nhân gây bệnh.
  • Sinh thiết da: Lấy mẫu da nhỏ để kiểm tra tác nhân gây bệnh như và tổn thương nằm sâu dưới lớp da.
  • Kiểm tra dị ứng: Phản ứng dị ứng trên da có thể được tiến hành với hơn 30 dị nguyên khác nhau để tìm ra đúng chính xác nguyên nhân gây dị ứng.
Lấy máu xét nghiệm, sinh thiết da có thể cần thực hiện để tìm nguyên nhân
Lấy máu xét nghiệm, sinh thiết da có thể cần thực hiện để tìm nguyên nhân

Cách xử lý khi bị ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn

Khi bị ngứa râm ran khắp người và không có tình trạng nổi mẩn kèm theo, người bệnh có thể tiến hành thăm khám bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây ngứa. Từ đó, người bệnh sẽ nhận được phác đồ điều trị phù hợp. Điều trị tình trạng ngứa bằng các thuốc kháng Histamin, chẹn thụ thể H2 hay Corticoid có thể được cân nhắc và tuân thủ theo dặn dò của bác sĩ. Ngoài ra việc điều trị nguyên nhân gây bệnh như tìm và loại bỏ tác nhân gây dị ứng hay các bệnh đồng mắc như bệnh thận, bệnh gan,… là cần thiết để giảm ngứa. Một số mẹo giảm ngứa tại nhà người bệnh có thể áp dụng để giảm ngứa:
  • Không gãi vào các vùng ngứa vì có thể gây trầy da, xước da, tạo điều kiện để vi trùng xâm nhập vào trong cơ thể, gây bội nhiễm.
  • Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, tránh mặc quần áo chật chội, bó sát sẽ làm tình trạng ngứa nặng nề thêm.
  • Tắm nước ấm giúp cho mạch máu dưới da được giãn nở, có thể giảm ngứa.
  • Dưỡng ẩm cho da bằng các sản phẩm được bác sĩ da liễu khuyến cáo, không chứa các thành phần có thể làm nặng thêm tình trạng mẫn cảm.
  • Tắm nước trà xanh, lá bạc hà, trầu không có thể giúp giảm ngứa.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế thức khuya, vệ sinh thân thể mỗi ngày.
  • Bôi gel nha đam lên các vùng ngứa nhiều có thể làm dịu da.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất như nước rửa chén, chất tẩy rửa có hoạt tính mạnh.
  • Hạn chế đi chân đất, tránh tiếp xúc với các thú cưng có nhiều lông.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ là biện pháp giúp giảm ngứa nhanh nhất
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ là biện pháp giúp giảm ngứa nhanh nhất

Các biện pháp phòng ngừa hiệu quả

  • Uống đủ nước: Uống đủ nước giúp da giữ được độ ẩm tự nhiên, duy trì khả năng đàn hồi, bảo vệ cơ thể, giảm nguy cơ khô da và ngứa.
  • Chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp: Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da được các bác sĩ da liễu khuyến cáo giúp giảm nguy cơ kích ứng, dị ứng, lựa chọn mua tại các cửa hàng chính hãng, kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm, có thể test thử lên vùng da mu bàn tay trước khi bôi lên mặt/toàn thân.
  • Mặc quần áo thông thoáng: Chọn quần áo rộng rãi, làm từ các chất liệu thân thiện với làn da như cotton, thoáng khí, có khả năng thấm hút mồ hôi sẽ giúp da giảm tình trạng ngứa.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Tắm rửa thường xuyên mỗi 1-2 lần/ngày, vệ sinh cơ thể sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn sẽ giảm nguy cơ bị ngứa da.
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất: Hạn chế tiếp xúc với hóa chất hoặc sử dụng găng tay chuyên dụng để tránh tổn thương da do hóa chất.
Quần áo thoải mái sẽ hạn chế tình trạng kích ứng, gây ngứa cho người bệnh
Quần áo thoải mái sẽ hạn chế tình trạng kích ứng, gây ngứa cho người bệnh

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu nhận biết triệu chứng bất thường

Khi người bệnh gặp phải tình trạng ngứa râm ran kéo dài, ngày càng nghiêm trọng và đặc biệt nếu ngứa kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm như phát ban, nổi mẩn, sưng đau hay phát sốt, lúc này người bệnh cần đi thăm khám bác sĩ ngay. Nếu người bệnh ngứa do dị ứng thuốc cần phải tới ngay trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra toàn thân, theo dõi các phản ứng dị ứng để có xử trí kịp thời, tránh xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

Một số bệnh viện chuyên khoa uy tín

Khi phát hiện tình trạng ngứa da toàn thân nhưng không thuyên giảm sau khi chăm sóc da tại nhà người bệnh có thể đến các phòng khám Da liễu uy tín để được đội ngũ nhân viên y tế có chuyên môn cao thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Khi tình trạng ngứa kéo dài không đáp ứng với thuốc uống người bệnh cần đi khám bác sĩ da liễu ngay
Khi tình trạng ngứa kéo dài không đáp ứng với thuốc uống người bệnh cần đi khám bác sĩ da liễu ngay
Xem thêm: Bài viết đã cung cấp những thông tin về các nguyên nhân phổ biến gây ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn. Nhận biết đúng nguyên nhân, điều trị phác đồ phù hợp sẽ giúp giảm ngứa hiệu quả. Hãy chia sẻ những thông tin bổ ích từ bài viết đến bạn bè và người thân nhé! Nguồn tham khảo: 1. Why Am I So Itchy? – WebMD 
  • Link tham khảo: https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/why-so-itchy
  • Ngày tham khảo: 27/10/2024
Contact Me on Zalo