Thiếu Vitamin B có làm bệnh tiểu đường nặng hơn không?

Vitamin B có vai trò trong việc phát triển thị lực, chức năng não bộ, tiêu hóa và chức năng tim mạch. Hãy cùng Docosan tìm hiểu xem thiếu vitamin B có làm bệnh tiểu đường nặng hơn không trong bài viết dưới đây nhé!

Vitamin B là gì?

Có tám loại vitamin B thường gặp, bao gồm vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9 (axit folic) và B12 – tất cả đều có vai trò, chức năng riêng đối với cơ thể. Những loại vitamin này góp phần hỗ trợ:

  • Giúp tế bào phát triển khỏe mạnh.
  • Duy trì thị lực ổn định.
  • Giúp các quá trình chuyển hoá năng lượng trong cơ thể được vận hành trơn tru.
  • Đóng góp vào sự hình thành và phát triển chức năng não bộ.
  • Hỗ trợ chức năng của đường tiêu hóa.
  • Góp phần ổn định sức khỏe tim mạch.
  • Ổn định trương lực cơ.

Chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như thịt, cá, rau, trứng, sữa, ngũ cốc, đậu hạt nguyên chất và sản phẩm bổ sung Vitamin B sẽ cung cấp đầy đủ các vitamin nhóm B nhưng bên cạnh đó, trong một số bệnh lý cần bổ sung vitamin B để duy trì ổn định các hoạt động sống của cơ thể.

Vitamin nhóm B có nhiều trong thịt, trứng, sữa, rau củ quả tươi,...
Vitamin nhóm B có nhiều trong thịt, trứng, sữa, rau củ quả tươi,…

Nguyên nhân người bệnh đái tháo đường dễ bị thiếu vitamin B

Trong bệnh lý đái tháo đường, người bệnh có thể mắc phải tình trạng thiếu vitamin B vì các nguyên nhân sau:

  • Vitamin B1 (Thiamine)

Vitamin B1 chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình chuyển hóa carbohydrate. Bệnh nhân đái tháo đường có tình trạng thúc đẩy quá trình đào thải vitamin B1 ra khỏi cơ thể nhiều hơn nên dễ bị thiếu vitamin B1 hơn so với người không bệnh. Lượng đường trong máu cao gây tổn thương cho các mạch máu và mô. Vitamin B1 có vai trò ngăn chặn việc sản xuất các chất có hại do tăng đường huyết. Vitamin B1 cũng giúp cải thiện protein niệu (bệnh thận) do đái tháo đường.

  • Vitamin B2 (Riboflavin)

Vitamin B2 tham gia vào sự phát triển của tế bào, hoạt động của enzyme và sản xuất năng lượng, chống lại stress oxy hóa. Vitamin B2 cần thiết đối với bệnh nhân đái tháo đường vì loại vitamin này giúp bảo vệ các tế bào bình thường trong cơ thể bằng cách ức chế các gốc tự do.

  • Vitamin B12 (cobalamin) và vitamin B9 (axit folic)

Hai loại vitamin này giúp cơ thể loại bỏ homocysteine, chất gây tổn thương thành mạch máu. Vitamin B12 có vai trò trong quản lý biến chứng thần kinh ngoại biên của đái tháo đường. Nhiều bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng thần kinh như tê hoặc ngứa râm ran ở bàn chân, bàn tay do tổn thương thần kinh ngoại biên do hậu quả của chỉ số đường trong máu cao.

  • Ngoài ra, thuốc điều trị đái tháo đường như metformin có thể ức chế hấp thu vitamin B12. Qua đó, nếu sử dụng metformin trong thời gian kéo dài có thể gây tổn thương thần kinh, do đó việc bổ sung vitamin B12 chủ động cho người bệnh đái tháo đường là rất cần thiết.
Vitamin B12 có mối quan hệ mật thiết với biến chứng thần kinh ngoại biên
Vitamin B12 có mối quan hệ mật thiết với biến chứng thần kinh ngoại biên

Thiếu Vitamin B có làm bệnh tiểu đường nặng hơn không?

Thiếu Vitamin B có làm bệnh tiểu đường nặng hơn không? Câu trả lời là . Bởi vì vitamin B đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, bệnh tiểu đường là một căn bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa nên việc thiếu hụt vitamin B sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn và dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Các loại vitamin B như B1, B6, B12 còn được gọi là các vitamin “hướng thần kinh” vì chúng có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của hệ thần kinh. Chính vì vậy, khi thiếu hụt các vitamin này, người bệnh tiểu đường rất dễ gặp phải tình trạng tổn thương dây thần kinh như tê bì chân tay.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, thường thiếu vitamin B12. Điều này có thể làm trầm trọng thêm các biến chứng của bệnh tiểu đường. Vì vậy, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo nên kiểm tra định kỳ tình trạng thiếu hụt vitamin B12 ở những người mắc bệnh tiểu đường để có biện pháp bổ sung kịp thời.

Ngoài ra, các nhà khoa học đang ngày càng khám phá ra mối liên hệ chặt chẽ giữa vitamin B, bệnh tiểu đường và bệnh thận mãn tính (CKD). Cụ thể, họ nhận thấy rằng việc thiếu hụt các loại vitamin B có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận ở những người bệnh tiểu đường.

Thiếu Vitamin B có làm bệnh tiểu đường nặng hơn không? Câu trả lời là Có
Thiếu Vitamin B có làm bệnh tiểu đường nặng hơn không? Câu trả lời là Có

Các loại vitamin thường dễ bị thiếu hụt khi mắc bệnh tiểu đường

Vitamin B1 (Thiamin)

Người bệnh đái tháo đường có mức thiamin trong máu thấp do có sự tăng bài tiết qua nước tiểu. Thiamin là coenzym có vai trò quan trọng trong chuyển hóa carbohydrate tạo năng lượng cho cơ thể. Thiếu hụt thiamin có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân đái tháo đường, thường gặp nhất là biến chứng thần kinh ngoại biên với triệu chứng tê chân, tê tay và làm tăng nguy cơ tim mạch.

Vitamin B1 có vai trò quan trọng trong chuyển hóa đường
Vitamin B1 có vai trò quan trọng trong chuyển hóa đường

Vitamin B6 (Pyridoxine)

Pyridoxine tham gia vào quá trình chuyển hoá protein và tổng hợp các trung gian dẫn truyền thần kinh. Chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng có thể gây thiếu hụt vitamin B6, hậu quả làm tăng mức homocysteine, tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch.

Vitamin B12 (Cobalamin)

Cobalamin hay vitamin B12 cần thiết cho chức năng thần kinh và tạo hồng cầu của cơ thể. Sử dụng metformin lâu dài ở người bệnh đái tháo đường có thể làm giảm hấp thu vitamin B. Thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu hồng cầu to và bệnh lý thần kinh.

Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây các rối loạn thần kinh và thiếu máu
Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây các rối loạn thần kinh và thiếu máu

Vitamin B9 (Folate hoặc Axit Folic)

Axit folic hay folate có vai trò quan trọng trong tổng hợp DNA và chuyển hóa homocysteine, chế độ ăn thiếu folate hay có sự tương tác giữa các nhóm thuốc có thể gây thiếu máu hồng cầu to và tăng homocystein.

Vitamin B8 (Biotin)

Biotin (vitamin B8) là coenzym tham gia vào quá trình tổng hợp axit béo và gluconeogenesis. Chế độ ăn thiếu hụt biotin và tăng nhu cầu do stress chuyển hóa có thể gây viêm da, rụng tóc và rối loạn thần kinh.

Thiếu vitamin B8 có thể gây rụng tóc và bệnh lý thần kinh
Thiếu vitamin B8 có thể gây rụng tóc và bệnh lý thần kinh

Xem thêm:

Bài viết đã cung cấp về vấn đề thiếu vitamin B có làm bệnh tiểu đường nặng hơn không. Câu trả lời là có, do đó việc chủ động quản lý và bổ sung vitamin B cho bệnh nhân đái tháo đường sẽ giúp hạn chế biến chứng. Hãy chia sẻ những thông tin bổ ích từ bài viết đến bạn bè và người thân nhé!

Nguồn tham khảo:

1.  Are B vitamins important for managing type 2 diabetes? – Diabetes Care Community   

  • Link tham khảo: https://www.diabetescarecommunity.ca/diet-and-fitness-articles/diabetes-diet-articles/are-b-vitamins-important-for-managing-type-2-diabetes/
  • Ngày tham khảo: 09/11/2024

2. Vitamin B Deficiency and Diabetes – NeuroBion 

  • Link tham khảo: https://www.neurobion.com/en-za/nerve-health/b-vitamins/what-is-diabetic-neuropathy
  • Ngày tham khảo: 09/11/2024

3. Physiological Associations between Vitamin B Deficiency and Diabetic Kidney Disease –  MDPI 

  • Link tham khảo: https://www.mdpi.com/2227-9059/11/4/1153
  • Ngày tham khảo: 09/11/2024
Contact Me on Zalo