Dấu hiệu cảnh báo thiếu hụt Vitamin B ở người tiểu đường

Nghiên cứu gần đây cho thấy người bệnh tiểu đường có nguy cơ thiếu hụt vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B12. Tình trạng này xuất hiện phổ biến ở những bệnh nhân tiểu đường type 2 đang được điều trị bằng metformin. Mặc dù cơ chế chưa được xác định rõ ràng, bệnh nhân cần nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo thiếu hụt vitamin B ở người tiểu đường để kịp thời phát hiện, điều trị và ngăn chặn kịp thời.

Triệu chứng thiếu vitamin B ở người tiểu đường

Số liệu từ nghiên cứu gần đây cho thấy, tình trạng thiếu hụt vitamin B, đặc biệt là vitamin B12 có thể xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường type 2 đang dùng metformin. Theo đó, nồng độ vitamin B12 trong máu bệnh nhân giảm thấp khi điều trị bằng metformin với liều cao trong thời gian dài.

Mặc dù cơ chế chưa được xác định rõ ràng, nhưng các bác sĩ cho rằng, metformin có thể cản trở quá trình hấp thu vitamin B12. Do đó, người bệnh tiểu đường cần chú ý các triệu chứng thiếu hụt vitamin B để kịp thời phát hiện, điều trị và phòng ngừa. Có 8 loại vitamin B cần thiết cho sức khỏe, gồm B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9 và B12.

Tùy vào vai trò của mỗi loại vitamin mà khi thiếu hụt, cơ thể sẽ biểu hiện các dấu hiệu khác nhau. Vitamin B12 có vai trò điều hòa chức năng thần kinh và tổng hợp hồng cầu. Do đó, khi thiếu vitamin B12, cơ thể sẽ có triệu chứng điển hình như:

Thiếu vitamin B12 có thể xuất phát từ chế độ ăn uống
Thiếu vitamin B12 có thể xuất phát từ chế độ ăn uống

Vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và hỗ trợ hệ miễn dịch. Vì vậy, khi thiếu vitamin B6, người bệnh thường xuyên phát ban, khô môi, thiếu máu, dễ cảm vặt, lú lẩn,… Vitamin B1 hỗ trợ hệ thần kinh và chuyển hóa năng lượng. Trong khi đó, vitamin B2 giúp tế bào phát triển và thực hiện chức năng sống.

Trên thực tế, rất hiếm khi cơ thể thiếu hụt hai loại vitamin này vì hầu hết các loại thực phẩm đều chứa hàm lượng vitamin B1 và B2 dồi dào. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt có thể gặp ở người nghiện rượu do rượu cản trở quá trình hấp thu vitamin B nói chung, dẫn đến các triệu chứng như lú lẫn, loét miệng,…

Vitamin B3 giúp chuyển hóa năng lượng, điều chỉnh cảm giác thèm ăn và quá trình phát triển của tế bào. Giống như vitamin B1 và B2, thiếu hụt vitamin B3 rất hiếm khi xảy ra. Nếu có, người bệnh có thể gặp phải triệu chứng buồn nôn, đau bụng, lú lẫn, hoặc nghiêm trọng hơn là bệnh pellagra. Vitamin B9 đóng vai trò quan trọng trong việc tạo máu và sự phát triển của thai nhi.

Thai phụ thiếu vitamin B9 có thể gây dị tật ống thần kinh ở trẻ. Bên cạnh đó, tình trạng này còn dẫn đến mệt mỏi, mất tập trung, thiếu máu hồng cầu to, thay đổi màu da/tóc/móng tay,… Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, dư thừa vitamin B9 cũng có thể gây ra bệnh lý thần kinh ở trẻ sơ sinh.

Vitamin B9 có nhiều trong các loại rau, đóng vai trò quan trọng trong thai kỳ
Vitamin B9 có nhiều trong các loại rau, đóng vai trò quan trọng trong thai kỳ

Các thực phẩm giàu vitamin B

Dưới đây là những thực phẩm giàu vitamin B mà người bệnh tiểu đường có thể bổ sung vào thực đơn của mình:

Cá hồi

100 gram cá hồi chín có chứa (tính trên nhu cầu hàng ngày của cơ thể):

  • 23% vitamin B1
  • 37% vitamin B2
  • 63% vitamin B3
  • 56% vitamin B6
  • 127% vitamin B12

Ngoài ra, đây còn là nguồn hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp, nhiều protein, selen và giàu chất béo omega-3 có lợi cho hệ thần kinh.

Rau lá xanh

Các loại rau, thường có lá màu xanh đậm chứa hàm lượng vitamin B9 dồi dào. Một số loại rau như rau bina (12% DV – nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày), cải rổ (17% DV), rau diếp (3% DV) nên được người tiểu đường bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Vitamin B9 có thể bị phân hủy bởi nhiệt trong quá trình nấu nướng.

Do đó, để giảm thiểu tình trạng mất vitamin, người bệnh có thể hấp rau cho đến khi rau vừa xanh tới, đủ mềm và vẫn còn giữ độ giòn để bảo toàn các vitamin trong rau.

Các loại rau có lá màu xanh đậm chứa hàm lượng vitamin B9 dồi dào
Các loại rau có lá màu xanh đậm chứa hàm lượng vitamin B9 dồi dào

Trứng

Một quả trứng đã nấu chín (50 gram) chứa:

  • 20% DV lượng vitamin B2
  • 14% DV vitamin B5
  • 35% DV vitamin B7
  • 6% DV vitamin B9
  • 23% DV vitamin B12

Người bệnh tiểu đường không nên ăn trứng sống (trứng chưa nấu chín) vì lòng trắng trứng có chứa avidin – protein liên kết với biotin, ngăn cản biotin hấp thu ở ruột. Trứng đã nấu chín sẽ bất hoạt avidin và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hơn.

Sữa

Trong 240 ml sữa chứa: 26% DV lượng vitamin B2 và một lượng nhỏ vitamin nhóm B khác như vitamin B1 (9% DV), vitamin B5 (18% DV), vitamin B12 (46% DV). Do đó, sữa được xem là nguồn cung cấp vitamin B2 và B12 dồi dào. Đặc biệt, vitamin B12 được hấp thu tốt từ sữa và các sản phẩm từ sữa với tỷ lệ khoảng 65%, giúp bổ sung vitamin B12 một cách tối ưu.

Sữa chứa nhiều vitamin B2 và B12
Sữa chứa nhiều vitamin B2 và B12

Thịt bò

Trong một nghiên cứu trên 2.000 người ở Tây Ban Nha, thịt và các sản phẩm từ thịt là nguồn cung cấp chính vitamin B2, B3 và B6. Theo đó, trong 100 gram có chứa các loại vitamin nhóm B sau:

  • Thiamin (B1): 7% DV.
  • Riboflavin (B2): 11% DV.
  • Niacin (B3): 49% DV.
  • Axit pantothenic (B5): 12% DV.
  • Pyridoxine (B6): 36% DV.
  • Cobalamin (B12): 72% DV.

Các loại đậu

Các loại đậu không chỉ có hàm lượng vitamin B9 cao mà còn chứa nhiều vitamin nhóm B khác như vitamin B1, B2, B3, B5 và B6. Trong ½ chén đậu (85 g) có chứa:

  • Đậu đen: 32% DV – nhu cầu vitamin B của cở thể.
  • Đậu gà (đậu gà): 35% DV.
  • Đậu nành xanh): 60% DV.
  • Đậu xanh: 12% DV.
  • Đậu thận: 29% DV.
  • Đậu lăng: 45% DV.
  • Đậu pinto: 37% DV.
  • Hạt đậu nành rang: 24% DV.
Các loại đậu không chỉ có hàm lượng vitamin B9 cao mà còn chứa nhiều vitamin nhóm B khác
Các loại đậu không chỉ có hàm lượng vitamin B9 cao mà còn chứa nhiều vitamin nhóm B khác

Thịt gà

Thịt gà chứa nhiều vitamin B3 và B6, đặc biệt là phần thịt trắng (ức gà). Một khẩu phần 100 g thịt gà hoặc thịt gà tây đã nấu chín, không da cung cấp:

  • 9% vitamin B2
  • 86% vitamin B3
  • 19% vitamin B5
  • 35% vitamin B6
  • 14% vitamin B12

Sữa chua không đường

Sữa chua không đường chứa nhiều vitamin B2 và B12. Một khẩu phần sữa chua khoảng 2/3 cốc (96–163 g) trung bình chứa:

  • Sữa chua nguyên chất: 18% DV vitamin B2 và 26% DV vitamin B12.
  • Sữa chua hương vani: 26% DV vitamin 2 và 35% DV vitamin B12.
  • Sữa chua Hy Lạp: 36% DV vitamin B2 và 53% DV vitamin B12.
  • Sữa chua vani đông lạnh: 20% DV vitamin 2 và 11% DV vitamin B12.

Trên thị trường hiện nay bán rất nhiều loại sữa chua nhưng không phải loại nào cũng cho tác dụng tương tự. Điển hình như sữa chua đậu nành lên men, sữa chua hạnh nhân hoặc sữa chua dừa. Do đó, khi lựa chọn, bạn cần cân nhắc và xem kỹ thông tin dinh dưỡng trên bao bì.

Sữa chua không đường chứa nhiều vitamin B2 và B12
Sữa chua không đường chứa nhiều vitamin B2 và B12

Ngăn ngừa thiếu hụt vitamin B12 ở người tiểu đường

Hầu hết tình trạng thiếu hụt vitamin B ở người tiểu đường đều có thể phòng ngừa bằng chế độ ăn uống. Bệnh nhân cần phải chú ý những điều sau:

  • Ăn nhiều thịt đỏ, thịt trắng, sữa, cá,….có chứa nhiều vitamin nhóm B.
  • Ăn thực phẩm tăng cường có chứa vitamin và khoáng chất thiết yếu như ngũ cốc, sữa đặc, bánh mì,…
  • Uống sản phẩm bổ sung vitamin B theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh uống rượu do rượu có thể ngăn chặn sự hấp thụ vitamin, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin B.
  • Người bệnh Crohn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định bổ sung vitamin nhóm B.
Hầu hết tình trạng thiếu hụt vitamin B ở người tiểu đường đều có thể phòng ngừa bằng chế độ ăn uống
Hầu hết tình trạng thiếu hụt vitamin B ở người tiểu đường đều có thể phòng ngừa bằng chế độ ăn uống

Xem thêm:

Bài viết trên đây đã trình bày cho quý khách các dấu hiệu cảnh báo thiếu hụt Vitamin B ở người tiểu đường. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích! Đừng quên chia sẻ cho người thân và bạn bè của mình bạn nhé! 

Link tham khảo:

1. Symptoms of Vitamin B Deficiencies. 

  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/symptoms-of-vitamin-b-deficiency#vitamin-b-12.
  • Ngày tham khảo: 09/11/2024.

2. What to know about the relationship between diabetes and vitamin B12.

  • Link tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/diabetes-and-b-12.
  • Ngày tham khảo: 09/11/2024.

3. What You Need to Know About Diabetes and B-12.

  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/diabetes/b12-what-you-need-to-know.
  • Ngày tham khảo: 09/11/2024.

4. Vitamin B12 Deficiency: Symptoms, Prevention, and Treatment. 

  • Link tham khảo: https://www.carehospitals.com/blog-detail/vitamin-b12-deficiency-symptoms-prevention-and-treatment/.
  • Ngày tham khảo: 09/11/2024.

5. 15 Healthy Foods High in B Vitamins.

  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/nutrition/vitamin-b-foods.
  • Ngày tham khảo: 09/11/2024.
Contact Me on Zalo