Tầm quan trọng của các loại vitamin cho người tiểu đường: Cách dùng và lưu ý

Thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất giúp bổ sung lượng thiếu hụt cho người bị tiểu đường. Ngoài ra, một số sản phẩm cũng có thể giúp giảm một số triệu chứng hoặc tác dụng phụ. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để tránh những tương tác tiềm ẩn để đảm bảo an toàn khi sử dụng thực phẩm bổ sung. Hãy cùng Docosan tìm hiểu tầm quan trọng của các loại vitamin cho người tiểu đường qua bài viết dưới đây.

Tầm quan trọng của các loại vitamin cho người tiểu đường

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị tiểu đường có mức vitamin chống oxy hóa như vitamin A, C và E thấp hơn, nguyên nhân có thể là do nhu cầu kiểm soát stress oxy hóa bất thường chuyển hóa glucose gây ra. Ngoài ra, metformin là thuốc tiểu đường được ưu tiên điều trị cho bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng thuốc này lại hạn chế sự hấp thụ vitamin B9 và vitamin B12 và cần phải bổ sung thường xuyên Vậy nên mỗi loại vitamin đều có vai trò riêng và quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình trao đổi chất, chức năng miễn dịch và góp phần vào việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Mỗi loại vitamin đều có vai trò riêng và quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình trao đổi chất
Mỗi loại vitamin đều có vai trò riêng và quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình trao đổi chất

Vitamin A

Vitamin A giúp cơ thể trung hòa các gốc tự do, giảm stress oxy hóa. Những vấn đề này thường tăng cao ở bệnh nhân tiểu đường và có thể dẫn đến các biến chứng. Ngoài ra, beta-caroten là tiền chất của Vitamin A, chất này nhờ vào đặc tính chống oxy hóa giúp việc kiểm soát đường huyết tốt hơn. Vitamin A có lợi và hỗ trợ hệ thống miễn dịch vì bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây suy yếu phản ứng miễn dịch.

Vitamin A có đặc tính chống oxy hóa giúp việc kiểm soát đường huyết
Vitamin A có đặc tính chống oxy hóa giúp việc kiểm soát đường huyết

Vitamin B

Vitamin B nói chung rất quan trọng đối với quá trình chuyển hóa carbohydrate và sản xuất năng lượng, vì vậy vitamin B sẽ giúp duy trì mức đường huyết ổn định. Vitamin B gồm các loại vitamin khác nhau và chúng đều cần thiết cho cơ thể, cụ thể như sau:

  • Vitamin B1 (thiamine): là chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình chuyển hóa carbohydrate, có vai trò ngăn chặn việc sản xuất các chất có hại do lượng đường trong máu cao. Vitamin B1 cũng có hiệu quả trong việc cải thiện protein niệu (bệnh thận) do đái tháo đường.
  • Vitamin B2 (Riboflavin): là chất tham gia vào sự phát triển của tế bào, hoạt động của enzyme và sản xuất năng lượng, đồng thời giúp glutathione, một loại enzyme chống oxy hóa chống lại stress oxy hóa, giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh.
  • Vitamin B12 (cobalamine) và vitamin B9 (axit folic): giúp loại bỏ homocysteine, chất gây tổn thương thành mạch máu. Nhiều bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng thần kinh như tê hoặc ngứa ran ở đầu bàn tay và bàn chân (ngoại vi) do tổn thương thần kinh do lượng đường trong máu cao.
  • Vitamin B12 còn giúp làm giảm các triệu chứng này và bảo vệ dây thần kinh.
Vitamin B rất quan trọng đối với cơ thể
Vitamin B rất quan trọng đối với cơ thể

Vitamin C

Vitamin C quan trọng trong việc giảm stress oxy hóa và tình trạng viêm, giúp giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường. Vitamin này cũng có thể giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói và HbA1c nhờ tăng cường độ nhạy insulin. Ngoài ra, Vitamin C còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường.

Vitamin C cũng có thể giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói
Vitamin C cũng có thể giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói

Vitamin D

Vitamin D rất cần thiết cho quá trình sản xuất và tiết insulin. Việc thiếu hụt vitamin này làm giảm dung nạp glucose và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường là giảm viêm, vì tình trạng viêm mãn tính làm tình trạng kháng insulin trở nên trầm trọng hơn. Vitamin D giúp giảm viêm và điều hòa phản ứng miễn dịch. Ở đái tháo đường tuýp 1, tác dụng của Vitamin D còn là giúp giảm sự tấn công của hệ miễn dịch vào các tế bào beta tuyến tụy.

Vitamin D có thể được tổng hợp từ ánh nắng mặt trời
Vitamin D có thể được tổng hợp từ ánh nắng mặt trời

Vitamin E

Vitamin E với đặc tính chống oxy hóa giúp bảo vệ màng tế bào khỏi tổn thương oxy hóa ở những người mắc bệnh tiểu đường. Một số nghiên cứu cho thấy vitamin E có thể giúp cải thiện hoạt động của insulin và giảm các biến chứng liên quan đến stress oxy hóa. Ngoài ra, Vitamin E còn tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol LDL, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường.

Vitamin E có thể giúp cải thiện hoạt động của insulin
Vitamin E có thể giúp cải thiện hoạt động của insulin

Vitamin K

Vitamin K tham gia vào quá trình điều hòa quá trình chuyển hóa glucose và cải thiện độ nhạy insulin. Ở với bệnh nhân tiểu đường, họ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn, vì vậy vitamin K rất cần thiết trong việc tăng cường sức khỏe xương. Vitamin K cũng đóng vai trò trong việc giảm viêm và giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.

Vitamin K tham gia vào quá trình điều hòa quá trình chuyển hóa glucose và cải thiện độ nhạy insulin
Vitamin K tham gia vào quá trình điều hòa quá trình chuyển hóa glucose và cải thiện độ nhạy insulin

Các khoáng chất thiết yếu cho người bệnh tiểu đường

Các khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh tiểu đường thông qua các quá trình trao đổi chất và sinh lý khác nhau:

Crom (Chromium)

Crom tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein, vì vậy crom rất quan trọng trong việc tăng cường hoạt động của insulin, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm tình trạng kháng insulin. Bổ sung crom, đặc biệt là dưới dạng crom picolinate, đã được chứng minh giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn bằng cách tạo điều kiện cho insulin liên kết với các tế bào.

crom rất quan trọng trong việc tăng cường hoạt động của insulin
crom rất quan trọng trong việc tăng cường hoạt động của insulin

Sắt

Sắt rất cần thiết để hình thành hemoglobin giúp máu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Cả 2 tình trạng thiếu sắt hay dư thừa sắt đều có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose. Cụ thể, bổ sung đủ hàm lượng sắt cần thiết giúp hỗ trợ chức năng của các enzym tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng và chuyển hóa glucose. Ngược lại, sắt dư thừa có thể làm tăng stress oxy hóa, góp phần gây ra tình trạng kháng insulin và gây ra các biến chứng.

Kali

Kali giúp cân bằng các chất điện giải khác trong cơ thể và duy trì chức năng của tế bào, bao gồm cả quá trình chuyển hóa glucose. Nồng độ kali thấp có thể làm suy yếu quá trình tiết và hoạt động của insulin, dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn. Người bị tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn và kali đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì huyết áp và chức năng tim bình thường.

Kali đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì huyết áp và chức năng tim bình thường
Kali đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì huyết áp và chức năng tim bình thường

Magie

Magie rất quan trọng đối với quá trình truyền tín hiệu và tiết insulin vì đây là một đồng yếu tố quan trọng trong nhiều hệ thống enzyme liên quan đến quá trình chuyển hóa glucose. Nồng độ magie thấp thường thấy ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và có liên quan đến tình trạng kháng insulin. Cơ thể hấp thụ đầy đủ lượng magie được chứng minh là có lợi trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nhờ tăng cường độ nhạy insulin. Magie còn cải thiện chức năng mạch máu và giảm viêm, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, như bệnh tim mạch.

Canxi

Canxi đóng vai trò thiết yếu trong quá trình tiết insulin, các tế bào beta của tuyến tụy cần có tín hiệu canxi để giải phóng insulin hiệu quả. Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến xương cao hơn và việc bổ sung canxi đầy đủ là điều cần thiết để duy trì mật độ xương và sức khỏe. Một số nghiên cứu cho thấy canxi kết hợp với vitamin D có thể cải thiện độ nhạy insulin và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Canxi đóng vai trò thiết yếu trong quá trình tiết insulin
Canxi đóng vai trò thiết yếu trong quá trình tiết insulin

Cách dùng và lưu ý

Một số nghiên cứu cho thấy một số loại vitamin nhất định có thể giúp khắc phục một số biến chứng của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, trước khi thử bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào, điều quan trọng là cần cân nhắc đến các vấn đề về tương tác thuốc và an toàn khi dùng. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng cường chất dinh dưỡng, đồng thời giúp giảm các triệu chứng hoặc biến chứng của bệnh tiểu đường. Xem thêm:

Đảm bảo bổ sung đủ các khoáng chất và vitamin cần thiết này qua chế độ ăn uống cân bằng hoặc thực phẩm bổ sung theo khuyến nghị của bác sĩ có thể hỗ trợ bạn kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, cải thiện chức năng trao đổi chất và giảm biến chứng tiểu đường. Hãy chia sẻ bài viết này đến những người xung quanh nhé.

Tài liệu tham khảo:

1. Relationship Between Vitamins and Diabetes

  • Link tham khảo: https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC10146464/
  • Ngày tham khảo: 07/11/2024

2. Vitamins and Type 2 Diabetes Mellitus

  • Link tham khảo: https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC4435229/
  • Ngày tham khảo: 07/11/2024

3. Are vitamins beneficial for diabetes?

  • Link tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/diabetes-vitamins
  • Ngày tham khảo: 07/11/2024
Contact Me on Zalo