Thời kỳ tiền mãn kinh có nên dùng vitamin E? Lợi ích, cách sử dụng

Thời kỳ tiền mãn kinh có nên dùng vitamin E? Đây là câu hỏi mà nhiều phụ nữ quan tâm khi trải qua giai đoạn thay đổi lớn của cơ thể. Trong bài viết này, Docosan sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác động của tiền mãn kinh đến sức khỏe và cách bổ sung vitamin E phù hợp.

Thời kỳ tiền mãn kinh ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ ra sao?

Phụ nữ phải trải qua giai đoạn tiền mãn kinh với nhiều triệu chứng khác nhau
Phụ nữ phải trải qua giai đoạn tiền mãn kinh với nhiều triệu chứng khác nhau

Tiền mãn kinh, còn được gọi là giai đoạn chuyển tiếp đến mãn kinh, là khoảng thời gian trước khi phụ nữ chính thức bước vào thời kỳ mãn kinh. Trong giai đoạn này, mức độ hormone estrogen bắt đầu giảm, gây ra những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của cơ thể, đặc biệt là dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và thay đổi trong chức năng sinh sản.

Thời kỳ tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 8 đến 10 năm trước khi mãn kinh xảy ra. Theo thống kê, độ tuổi trung bình khi phụ nữ bước vào giai đoạn này là từ 40 đến 47 tuổi. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể trải qua tiền mãn kinh sớm (cuối tuổi 30) hoặc muộn hơn (khoảng 50 tuổi). Các triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh bao gồm:

  • Rối loạn kinh nguyệt: Chu kỳ kinh nguyệt trở nên thất thường, có thể kéo dài 2-3 tháng mới có kinh một lần. Nếu hiện tượng này kéo dài trên 3 tháng, nên đi khám để xác định nguyên nhân, vì một số bệnh lý phụ khoa cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt.
  • Khó mang thai: Khả năng thụ thai tự nhiên giảm so với khi còn trẻ, do buồng trứng gặp khó khăn trong việc phóng thích trứng.
  • Bốc hỏa: Cảm giác nóng bừng từ ngực, vai, cổ lên mặt, kéo dài từ 2-3 phút hoặc hơn, thường xuất hiện vào ban đêm, làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Thay đổi tâm trạng: Dễ cáu giận, lo âu, buồn bã, thậm chí có nguy cơ trầm cảm.
  • Dễ tăng cân: Quá trình trao đổi chất chậm lại, kết hợp với căng thẳng, lo lắng và mất ngủ, khiến mỡ tích tụ ở vùng eo, bụng, đùi, và bắp tay.
  • Đau nhức cơ xương: Sự thay đổi hormone dẫn đến viêm khớp, đau ngực.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim do thay đổi cholesterol: Suy giảm hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng làm giảm nội tiết tố, gây thay đổi mức cholesterol, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Khô âm đạo: Giảm tiết dịch và độ đàn hồi gây đau rát, khó chịu, và giảm ham muốn tình dục khi quan hệ.
  • Dễ loãng xương: Mật độ xương giảm nhanh do thiếu hụt estrogen, dẫn đến nguy cơ loãng xương và thoái hóa khớp.
  • Rối loạn giấc ngủ: Thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây mất ngủ. Có thể tập thói quen ngủ đúng giờ và tham khảo tư vấn từ bác sĩ.
  • Ra máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt: Một dấu hiệu của tiền mãn kinh, nhưng cũng có thể do u xơ tử cung.
  • Suy giảm trí nhớ: Triệu chứng này thường xảy ra nhưng sẽ cải thiện sau giai đoạn mãn kinh.

Tóm lại, tiền mãn kinh khiến phụ nữ đối diện với nhiều thay đổi về sức khỏe và tâm lý như loãng xương, nguy cơ bệnh tim, giảm ham muốn, khô âm đạo, nóng giận, thiếu tập trung, nóng bừng, đổ mồ hôi đêm, mất ngủ, chóng mặt, đau đầu, hồi hộp và lo âu.

Thời kỳ tiền mãn kinh có nên dùng vitamin E không?

Vitamin E giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch
Vitamin E giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch

Có. Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ các tế bào khỏi tác động của gốc tự do, làm giảm các triệu chứng bốc hỏa, viêm teo âm đạo và cải thiện sức khỏe làn da trong giai đoạn tiền mãn kinh.

  • Triệu chứng bốc hỏa: Cơn bốc hỏa ảnh hưởng đến 60-80% phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh và có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu gần đây cho thấy vitamin E, đặc biệt khi kết hợp với axit béo omega-3, có thể là một lựa chọn hứa hẹn để điều trị cơn bốc hỏa thay cho các phương pháp cũ (như hormon hoặc thuốc chống trầm cảm). Vitamin E giúp giảm đáng kể cường độ của cơn bốc hỏa mà không gây ra tác dụng phụ như các phương pháp điều trị khác.
  • Viêm teo âm đạo: Vitamin E giúp bảo vệ màng tế bào và hỗ trợ tái tạo mô, có thể cải thiện các triệu chứng viêm âm đạo teo ở phụ nữ mãn kinh thông qua tác động làm tăng chỉ số trưởng thành của biểu mô âm đạo.  Bên cạnh đó, vitamin E cũng giúp cải thiện các chỉ số lâm sàng và chức năng tình dục.
  • Lipid máu: Mãn kinh liên quan đến sự suy giảm trong chuyển hóa lipid, dẫn đến mức triglyceride và cholesterol LDL cao hơn, mức cholesterol HDL thấp hơn. Vitamin E đã được nghiên cứu như một phương pháp điều trị rối loạn lipid máu nhờ khả năng giảm oxy hóa các chất béo – nguyên nhân dẫn đến hình thành xơ vữa động mạch. Bổ sung vitamin E kết hợp với axit béo omega-3 được cho là góp phần cải thiện nguy cơ bệnh tim mạch, đặc biệt ở các nhóm có bệnh nhân nguy cơ cao.

Cách bổ sung vitamin E phù hợp

Dùng viên uống

Bổ sung vitamin E bằng viên uống cần lưu ý đến liều dùng
Bổ sung vitamin E bằng viên uống cần lưu ý đến liều dùng

Lượng vitamin E khuyến nghị hàng ngày là 15mg (22 IU). Mặc dù vitamin này khá an toàn cho cơ thể, nhưng dùng với liều cao có thể gây một số tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn, thậm chí nổi phát ban nhẹ. Trong một số trường hợp nặng hơn, có thể gây đau bụng, suy nhược, rối loạn tiêu hóa, dễ bầm tím và ảnh hưởng đến thị lực.

Do đó, không nên sử dụng vitamin E trong thời gian kéo dài liên tục. Đối với phụ nữ trên 30 tuổi muốn làm đẹp, chỉ nên bổ sung vitamin E trong khoảng 1 – 2 tháng, sau đó ngừng một thời gian rồi mới tiếp tục dùng. Cách bổ sung vitamin E tiện lợi và dễ kiểm soát liều lượng nhất là dùng sản phẩm viên uống của MEDICRAFTS 400IU.

Sản phẩm cung cấp 400 IU Vitamin E mỗi ngày, giúp bổ sung Vitamin E từ bên trong cơ thể, hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu của thời kỳ tiền mãn kinh. Thành phần vitamin E trong sản phẩm này còn giúp điều hòa hormone, giảm bốc hỏa, cải thiện tâm trạng và bảo vệ làn da. Vitamin E là loại vitamin tan trong chất béo, vì vậy để đạt hiệu quả hấp thu tốt nhất với dạng viên uống, bạn nên uống trong hoặc ngay sau bữa ăn, kết hợp với các thực phẩm chứa chất béo như sữa, bơ, sữa chua hoặc các loại hạt.

Thực phẩm giàu vitamin E

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin E có khả năng giúp giảm căng thẳng, giảm stress oxy hóa và có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm. Để bổ sung vitamin E trong và sau giai đoạn mãn kinh, hãy dùng viên uống vitamin E và bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E vào chế độ ăn uống của bạn. Hướng đến lượng vitamin E hàng ngày ít nhất là 15 mg. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin E gồm có:

  • Mầm lúa mì.
  • Hạnh nhân.
  • Quả bơ.
  • Bông cải xanh.
  • Các loại hải sản có vỏ (như tôm, cua).
  • Bí đỏ.
  • Hạt hướng dương.
  • Rau bina.
Vitamin E có nhiều trong rau củ quả và ngũ cốc
Vitamin E có nhiều trong rau củ quả và ngũ cốc

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các chị em phụ nữ biết được thời kỳ tiền mãn kinh có nên dùng vitamin E hay không. Hãy chọn lựa cách bổ sung vitamin E phù hợp để hỗ trợ cơ thể bạn trong giai đoạn này!

Xem thêm:

Nguồn tham khảo:

1. Perimenopause

  • Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/perimenopause/symptoms-causes/syc-20354666
  • Ngày tham khảo: 09/11/2024

2. The Effect of Vitamin E Supplementation in Postmenopausal Women—A Systematic Review

  • Link tham khảo: https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC9824658/
  • Ngày tham khảo: 09/11/2024

3. Menopausal Signs you might need more Vitamin E

  • Link tham khảo: https://nutritionistlondon.co.uk/menopause-help-vitamin-e/
  • Ngày tham khảo: 09/11/2024
Contact Me on Zalo