Nhồi máu cơ tim là một tình trạng cấp cứu y tế, cần được điều trị kịp thời. Bài viết này, Docosan sẽ cung cấp thông tin về các dấu hiệu nhồi máu cơ tim, giúp bạn nhận biết và xử lý kịp thời.
Tóm tắt nội dung
Nhồi máu cơ tim là gì?
Động mạch vành là những mạch máu dẫn máu đến nuôi tim. Khi động mạch vành bị tắc nghẽn do mảng bám cholesterol hoặc cục máu đông sẽ làm ngăn chặn dòng máu. Nhồi máu cơ tim (còn gọi là cơn đau tim) xảy ra khi lưu lượng máu đến cơ tim bị tắc nghẽn hoặc giảm mạnh, dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu oxy nghiêm trọng.
Khi cơ tim không nhận đủ oxy, các tế bào tim sẽ bị tổn thương và chết dần, từ đó gây ra các biến chứng nghiêm trọng bao gồm suy tim và các vấn đề sức khỏe khác. Nhồi máu cơ tim là một tình trạng cấp cứu y tế cần được điều trị nhanh chóng để khôi phục lưu lượng máu và hạn chế thiệt hại cho tim.
Nhồi máu cơ tim có thể được phân thành 5 loại bao gồm:
- Loại 1: Nhồi máu cơ tim tự phát, xảy ra khi mảng xơ vữa trong động mạch vành bị nứt vỡ hoặc xói mòn, tạo thành cục máu đông. Cục máu đông này sẽ ngăn chặn dòng máu đi qua một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành, từ đó gây ra thiếu máu cục bộ và tổn thương cơ tim.
- Loại 2: Nhồi máu cơ tim do thiếu máu cục bộ, có thể xảy ra khi nhu cầu oxy của cơ tim tăng lên (ví dụ trong trường hợp cao huyết áp), hoặc cung cấp oxy cho cơ tim bị giảm (do co thắt động mạch vành, tắc nghẽn hoặc hạ huyết áp).
- Loại 3: Nhồi máu cơ tim liên quan đến đột tử do tim, thường là kết quả của sự ngừng tim đột ngột khiến máu không thể lưu thông đến các cơ quan trong cơ thể.
- Loại 4a: Nhồi máu cơ tim xảy ra sau khi can thiệp mạch vành qua da (PCI). Đây là tình trạng nhồi máu do các thủ thuật can thiệp vào mạch vành, có dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng kết hợp với sự tăng men tim.
- Loại 4b: Nhồi máu cơ tim liên quan đến huyết khối trong stent mạch vành. Đây là hiện tượng cục máu đông hình thành trong stent sau khi được đặt vào động mạch vành, gây tắc nghẽn mạch và ngừng cung cấp máu cho cơ tim.
- Loại 5: Nhồi máu cơ tim sau phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Đây là loại nhồi máu xảy ra sau khi thực hiện phẫu thuật nối lại các mạch vành bị tắc, với sự gia tăng men tim trong máu.
Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim chủ yếu xảy ra do bệnh xơ vữa động mạch vành. Đây là tình trạng mảng bám (gồm chất béo, cholesterol và các chất khác) tích tụ trong các động mạch cung cấp máu cho tim, làm hẹp lòng động mạch và cản trở lưu lượng máu đến cơ tim.
Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân chính này, vẫn còn một số yếu tố khác có thể gây ra đau tim bao gồm:
- Giảm cung cấp oxy cho cơ tim (nhồi máu cơ tim loại 2): Trong trường hợp này, tim không nhận đủ oxy do sự thu hẹp của động mạch nhưng không có tắc nghẽn hoàn toàn. Điều này có thể do các yếu tố như tăng nhu cầu oxy (ví dụ khi căng thẳng, hoạt động thể chất mạnh) hoặc sự giảm cung cấp oxy (ví dụ khi hạ huyết áp, co thắt động mạch).
- Co thắt động mạch vành: Đôi khi động mạch vành có thể co thắt tạm thời làm hẹp mạch máu và giảm hoặc dừng hoàn toàn dòng máu tới cơ tim. Điều này có thể xảy ra ngay cả ở các mạch máu bình thường và có thể dẫn đến đau tim nếu co thắt nghiêm trọng.
- Bóc tách động mạch vành tự phát (SCAD): Đây là tình trạng hiếm gặp, xảy ra khi thành động mạch vành tự nhiên bị rách và gây chảy máu trong mạch, từ đó làm giảm lưu lượng máu đến tim. Tình trạng này có thể gây ra nhồi máu cơ tim dù động mạch không bị tắc nghẽn.
- Sử dụng thuốc và chất kích thích: Một số loại thuốc hoặc chất kích thích có thể gây co thắt động mạch, làm gián đoạn lưu lượng máu đến tim và dẫn đến đau tim.
- Thiếu oxy trong máu: Khi cơ thể thiếu oxy, ví dụ trong trường hợp hạ huyết áp hoặc các bệnh lý về hô hấp, cơ tim có thể không nhận đủ oxy để hoạt động, làm tăng nguy cơ đau tim.
Dấu hiệu nhồi máu cơ tim
Đau thắt ngực
Đau thắt ngực là dấu hiệu thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim. Cơn đau thắt ngực thường xuất hiện đột ngột và có cảm giác ép chặt, nặng nề như bị đè nén ở vùng ngực. Cảm giác đau có thể lan sang các khu vực khác như vai trái, lưng, cổ, hàm hoặc cánh tay trái. Cơn đau thường kéo dài vài phút hoặc lâu hơn và không giảm đi khi thay đổi tư thế hay nghỉ ngơi.
Đây là dấu hiệu cảnh báo cơ tim đang bị thiếu oxy nghiêm trọng và cần được can thiệp kịp thời.
Khó thở
Khó thở là một triệu chứng phổ biến trong nhồi máu cơ tim, đặc biệt là khi cơ tim không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Người bệnh có thể cảm thấy thở gấp, hụt hơi hoặc không thể thở được một cách bình thường. Tình trạng khó thở có thể xảy ra đột ngột và trở nên nghiêm trọng khi cố gắng vận động hoặc thậm chí khi đang nghỉ ngơi.
Đây là dấu hiệu cho thấy trái tim không hoạt động hiệu quả và không cung cấp đủ oxy cho các cơ quan khác trong cơ thể.
Vã mồ hôi
Vã mồ hôi là một triệu chứng khác của nhồi máu cơ tim. Khi bị nhồi máu cơ tim, cơ thể có thể phản ứng bằng cách ra mồ hôi lạnh dù không vận động. Cảm giác mồ hôi ra nhiều, da ướt đẫm, thường xảy ra cùng với cơn đau ngực và khó thở. Đây là phản ứng của cơ thể đối với tình trạng căng thẳng và thiếu oxy ở tim.
Nếu cảm thấy ra mồ hôi nhiều bất thường kèm theo những triệu chứng khác, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
Buồn nôn
Buồn nôn có thể là một dấu hiệu ít được chú ý hơn nhưng cũng rất phổ biến trong nhồi máu cơ tim, đặc biệt là ở phụ nữ. Khi cơ tim không nhận đủ oxy, hệ thống tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng dẫn đến cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa.
Buồn nôn có thể xảy ra kèm theo đau thắt ngực hoặc khó thở, đồng thời có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi hoặc không thể ăn uống bình thường.
Nếu người bệnh cảm thấy buồn nôn kéo dài không rõ nguyên nhân, cần chú ý đến các triệu chứng khác và tìm kiếm sự trợ giúp y tế.
Chóng mặt
Chóng mặt là triệu chứng không thể xem nhẹ khi nghi ngờ nhồi máu cơ tim. Người bệnh có thể cảm thấy choáng váng, mất thăng bằng hoặc gần như ngất xỉu. Điều này xảy ra khi tim không bơm đủ máu đến não, dẫn đến thiếu oxy và cảm giác hoa mắt, chóng mặt.
Nếu người bệnh cảm thấy chóng mặt kèm theo đau ngực hoặc khó thở, đó là dấu hiệu rất nguy hiểm và cần được can thiệp y tế ngay lập tức.
Các biến chứng của nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim không chỉ là một tình trạng cấp tính đe dọa tính mạng mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe lâu dài. Những biến chứng này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn nhồi máu cơ tim và thời gian can thiệp y tế. Các biến chứng phổ biến và nghiêm trọng có thể xảy ra sau cơn nhồi máu cơ tim bao gồm:
Rối loạn nhịp tim
Khi cơ tim bị thiếu oxy trong cơn nhồi máu cơ tim, có thể dẫn đến gián đoạn hoạt động bình thường của tim và xảy ra các rối loạn nhịp tim. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất vì rối loạn nhịp tim có thể làm cho tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Nếu không được điều trị kịp thời, các rối loạn nhịp tim nghiêm trọng có thể dẫn đến ngừng tim đột ngột và gây tử vong.
Suy tim
Một trong những biến chứng nghiêm trọng của nhồi máu cơ tim là suy tim, xảy ra khi cơ tim bị tổn thương nghiêm trọng và không thể bơm máu hiệu quả. Lượng máu cung cấp cho cơ thể giảm gây ra các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, phù nề (sưng tấy ở chân, mắt cá chân) và giảm khả năng vận động. Suy tim có thể là một hậu quả lâu dài của nhồi máu cơ tim nếu phần cơ tim bị tổn thương không thể hồi phục hoàn toàn.
Suy van tim Nhồi máu cơ tim cũng có thể ảnh hưởng đến các van tim, làm cho van không đóng hoặc mở đúng cách. Điều này có thể dẫn đến tình trạng rò rỉ máu qua các van tim, gây ra tình trạng gọi là hở van tim. Hở van tim làm tăng gánh nặng cho tim, khiến tim phải làm việc vất vả hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến suy tim hoặc các vấn đề về tuần hoàn.
Phình động mạch chủ
Một biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra sau nhồi máu cơ tim là phình động mạch chủ. Khi các mạch máu hoặc thành tim bị yếu đi do tổn thương, chúng có thể phình ra, tạo thành một khối phình động mạch. Điều này có thể gây nguy hiểm nếu phình động mạch vỡ, dẫn đến chảy máu nội tạng nghiêm trọng và có thể tử vong.
Cơn đau tim tái phát
Sau một cơn nhồi máu cơ tim, nguy cơ bị tái phát cơn đau tim có thể gia tăng nếu không thay đổi lối sống hoặc điều trị đúng cách. Những yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường hoặc hút thuốc có thể làm tăng khả năng một người bị nhồi máu cơ tim lần nữa, gây tổn thương thêm cho cơ tim.
Tắc nghẽn mạch máu hoặc huyết khối
Huyết khối là hiện tượng hình thành cục máu đông trong mạch máu, gây tắc nghẽn các mạch máu và làm giảm lưu lượng máu tới cơ tim. Tình trạng tắc nghẽn mạch máu có thể dẫn đến cơn nhồi máu cơ tim mới hoặc các biến chứng nghiêm trọng khác như đột quỵ nếu cục máu đông di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể.
Tổn thương các cơ quan khác
Khi tim không thể bơm máu hiệu quả, các cơ quan khác trong cơ thể như thận, gan hoặc phổi cũng có thể bị ảnh hưởng do thiếu oxy và dinh dưỡng. Việc cung cấp máu và oxy kém có thể dẫn đến suy đa tạng và đe dọa tính mạng người bệnh.
Tăng nguy cơ đột quỵ
Một trong những nguy cơ lâu dài sau nhồi máu cơ tim là đột quỵ. Khi các cục máu đông được hình thành trong tim do tổn thương, chúng có thể di chuyển đến não, gây tắc nghẽn các mạch máu trong não và dẫn đến đột quỵ.
Những biến chứng của nhồi máu cơ tim có thể nghiêm trọng và kéo dài, làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu và tìm kiếm biện pháp điều trị y tế kịp thời là rất quan trọng để giảm thiểu những nguy cơ này.
Điều trị nhồi máu cơ tim
Điều trị nhồi máu cơ tim là một quá trình cấp bách và phức tạp nhằm cứu sống bệnh nhân và giảm thiểu tổn thương lâu dài cho cơ tim. Quá trình điều trị có thể bao gồm chăm sóc trước viện, điều trị bằng thuốc, các liệu pháp tái tưới máu, phẫu thuật hoặc các can thiệp y tế khác, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
Chăm sóc trước viện
Ngay khi có dấu hiệu nhồi máu cơ tim, việc chăm sóc ban đầu rất quan trọng để ổn định tình trạng bệnh nhân. Bệnh nhân cần được cun cấp oxy để duy trì lượng oxy trong máu, từ đó giảm thiểu tổn thương cho cơ tim. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc aspirin giúp ngừng quá trình kết tập tiểu cầu và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Bên cạnh đó, thuốc nitrat cũng được dùng bổ sung để giúp làm giãn mạch và giảm gánh nặng cho tim. Các biện pháp này được thực hiện ngay từ khi bệnh nhân đang trên đường đến bệnh viện để không bỏ lỡ “thời điểm vàng” trong điều trị.
Điều trị bằng thuốc
Các loại thuốc được sử dụng để điều trị nhồi máu cơ tim bao gồm:
- Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Giúp ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.
- Thuốc chống đau thắt ngực: Làm giảm cơn đau và giảm tình trạng thiếu oxy cho cơ tim.
- Thuốc chống đông máu: Giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông, bảo vệ các mạch máu không bị tắc nghẽn.
- Thuốc hạ huyết áp và thuốc beta-blockers: Giảm áp lực lên tim, giúp tim làm việc hiệu quả hơn, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim tái phát.
Liệu pháp tái tưới máu
Một trong những phương pháp quan trọng trong điều trị nhồi máu cơ tim là liệu pháp tái tưới máu để phục hồi lưu lượng máu đến khu vực bị thiếu máu trong tim. Các phương pháp bao gồm:
- Sử dụng thuốc tiêu sợi huyết: Thuốc này giúp tiêu cục máu đông và khôi phục dòng máu đến tim trong trường hợp không thể can thiệp mạch vành ngay lập tức.
- Chụp động mạch và can thiệp mạch vành: Sử dụng bóng để mở rộng mạch máu bị tắc nghẽn hoặc lắp đặt stent (ống lưới) để giữ mạch máu mở.
- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG): Trong những trường hợp tắc nghẽn nghiêm trọng, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật để dẫn lưu máu qua một nhánh mạch máu khác.
Phục hồi chức năng và quản lý lâu dài
Sau khi xuất viện, bệnh nhân cần được theo dõi và phục hồi chức năng để giúp tim hồi phục hiệu quả nhất. Giai đoạn này bao gồm các chương trình tập thể dục chuyên biệt và thay đổi lối sống để cải thiện sức khỏe tim mạch lâu dài. Các yếu tố như duy trì huyết áp ổn định, kiểm soát mức cholesterol và đường huyết kết hợp với xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim tái phát.
Ngoài các phương pháp điều trị chính thức, việc bổ sung vitamin E thiên nhiên cũng là một biện pháp hỗ trợ trong việc duy trì sức khỏe và phòng ngừa các vấn đề trên tim mạch. Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do và hỗ trợ giảm viêm trong cơ thể, điều này rất quan trọng đối với những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim.
Mua sản phẩm chính hãng tại cửa hàng Docosan:
Sản phẩm Vitamin E thiên nhiên MEDICRAFTS 400IU cung cấp một liều lượng vitamin E phù hợp để hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Vitamin E giúp duy trì chức năng của các tế bào và mạch máu, có thể góp phần bảo vệ tim khỏi các tổn thương do quá trình oxy hóa và cải thiện khả năng lưu thông máu. Mỗi viên nang Vitamin E thiên nhiên MEDICRAFTS 400IU chứa 400 IU Vitamin E dưới dạng D-alpha-tocopheryl acetate, giúp bổ sung vitamin E hiệu quả cho cơ thể.
Ưu điểm của sản phẩm:
- Hỗ trợ phòng ngừa thiếu hụt vitamin E.
- Chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp giảm thiểu tổn thương do gốc tự do.
- Tăng cường sức khỏe tim mạch và duy trì chức năng tim.
Hướng dẫn sử dụng: Uống một viên mỗi ngày để hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Sản phẩm phù hợp cho người lớn và trẻ em từ 8 tuổi trở lên khi có dấu hiệu thiếu vitamin E.
Vitamin E thiên nhiên MEDICRAFTS 400IU có thể là một phần trong kế hoạch điều trị tổng thể giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và hỗ trợ phục hồi sau cơn đau tim. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm, đặc biệt là đối với những bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch hoặc đang sử dụng các loại thuốc khác.
Nhận biết sớm các dấu hiệu nhồi máu cơ tim có thể cứu sống người bệnh. Khi có các triệu chứng nghi ngờ, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
Câu hỏi thường gặp
Nhồi máu cơ tim có tái phát không?
Nhồi máu cơ tim có thể tái phát nếu bạn không kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường và thói quen sống không lành mạnh.
Tôi nên làm gì khi nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim?
Khi nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim, bạn nên:
- Gọi cấp cứu ngay lập tức (theo số điện thoại cấp cứu tại địa phương).
- Nghỉ ngơi và tránh vận động.
- Nhai 1 viên aspirin (nếu không có dị ứng với aspirin).
- Tuyệt đối không lái xe đến bệnh viện để đảm bảo an toàn.
Nhận biết sớm các dấu hiệu nhồi máu cơ tim có thể cứu sống người bệnh. Khi có các triệu chứng nghi ngờ, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
Xem thêm:
- Nhồi máu cơ tim: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
- Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa khỏi được không và cách phòng ngừa
- Xét nghiệm Creatine Phosphokinase trong máu (CPK) là gì?
Nguồn tham khảo:
1. Acute Myocardial Infarction (MI)
- Link tham khảo: https://www.msdmanuals.com/professional/cardiovascular-disorders/coronary-artery-disease/acute-myocardial-infarction-mi
- Ngày tham khảo: 03/12/2024
2. Heart Attack
- Link tham khảo: https://www.heart.org/en/health-topics/heart-attack
- Ngày tham khảo: 03/12/2024
3. Heart Attack Symptoms, Causes, and Treatment
- Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/heart-attack
- Ngày tham khảo: 03/12/2024