Cảnh giác nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim đối với người đái tháo đường


Đột quỵ và nhồi máu cơ tim là những biến chứng nguy hiểm gây tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Đái tháo đường gây tăng nguy cơ mắc biến chứng này. Mối liên hệ giữa đái tháo đường và đột quỵ, nhồi máu cơ tim là như thế nào, yếu tố nguy cơ khác là gì, làm sao để phòng ngừa, hãy cùng Docosan tham khảo sau đây!

Đột quỵ và nhồi máu cơ tim nguy hiểm như thế nào?

Nhồi máu cơ tim và đột quỵ đều là những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường
Nhồi máu cơ tim và đột quỵ đều là những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường

Nhồi máu cơ tim và đột quỵ đều là những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường.

Nhồi máu cơ tim (hay còn gọi là cơn đau tim) xảy ra khi mạch vành (mạch máu cung cấp máu cho cơ tim) bị tắc nghẽn bởi các mảng xơ vữa.Nguyên nhân thường do rối loạn mỡ máu, các bệnh lý mạn tính gây tích tụ xơ vữa, tạo cục máu đông. Nhồi máu cơ tim Điều này khiến cơ tim bị thiếu máu và oxy, dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cơ tim gây tử vong nếu không can thiệp kịp thời.

Đột quỵ xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm đáng kể. Nếu không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất, các tế bào não sẽ nhanh chóng chết đi chỉ trong vài phút. Nguyên nhân thường gặp có thể là do cục máu đông hoặc mạch máu não bị vỡ.

Đái tháo đường tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Đái tháo đường hay tiểu đường, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

  • Mức đường huyết cao kéo dài: Dẫn đến tổn thương mạch máu và dây thần kinh.
  • Rối loạn chuyển hóa chất béo: Tăng cholesterol “xấu” (LDL) và giảm cholesterol “tốt” (HDL), gây xơ vữa động mạch.
  • Tăng huyết áp và béo phì: Hai yếu tố thường gặp ở người đái tháo đường và làm tăng gánh nặng lên hệ tim mạch.

Các yếu tố nguy cơ khác dễ bị gây đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Các yếu tố gây đột quỵ

Các yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ bao gồm:

  • Tăng huyết áp: Đây là nguyên nhân chính gây đột quỵ. Huyết áp cao gây tổn thương mạch máu, gây xơ vũa mạch máu, tạo cục máu đông gây tắc nghẽn. Huyết áp quá cao cũng nguy cơ gây ra vỡ mạch máu và xuất huyết não.
  • Rối loạn mỡ máu: tăng chỉ số Cholesterol “xấu”là nguyên nhân gây xơ vữa mạch máu và có thể làm hẹp động mạch
  • Bệnh tim mạch: Bệnh mạch vành, rung nhĩ hoặc các vấn đề van tim có thể hình thành cục máu đông, dẫn đến đột quỵ.
  • Thừa cân – Béo phì liên quan đến huyết áp cao, tăng cholesterol.
  • Chế độ ăn không lành mạnh: Chế độ ăn giàu chất béo bão hòa, nhiều muối, ít rau xanh.
  • Thiếu hoạt động thể chất: Lối sống ít vận động có thể dẫn đến béo phì, huyết áp cao, cholesterol cao và tiểu đường.
  • Hút thuốc lá, uống rượu quá nhiều
  • Tiền sử gia đình: người có tiền sử gia đình bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh mạn tính sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh hơn so với người khác.
  • Ngoài ra, lớn tuổi và căng thẳng cũng là yếu tố nguy cơ dễ mắc bệnh đột quỵ hay nhồi máu cơ tim

Sự khác nhau giữa đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều là tình trạng tắc nghẽn mạch máu nhưng ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau
Đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều là tình trạng tắc nghẽn mạch máu nhưng ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau

Đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều là tình trạng tắc nghẽn mạch máu nhưng ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau.

Đột quỵ xảy ra khi mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc vỡ, gây tổn thương não với triệu chứng như yếu liệt, khó nói và rối loạn thị giác, dấu thần kinh khu trú,… Mức độ hồi phục tùy thuộc vào độ nặng của bệnh và thời gian xử trí kịp thời.

Trong khi đó, nhồi máu cơ tim là do tắc nghẽn mạch vành, dẫn đến đau ngực và tổn thương cơ tim, chết tế bào cơ tim và tử vong nếu không xử trí kịp thời.

Nguyên nhân của cả hai chủ yếu là mảng xơ vữa động mạch và cục máu đông gây ra.Nhòi máu cơ tim và đột quỵ cần xử trí nhanh chóng và kịp thời để giảm nguy cơ tử vong và tăng khả năng phục hồi.

Biện pháp phòng ngừa nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt giàu dinh dưỡng
Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt giàu dinh dưỡng

Để giảm nguy cơ mắc đột quỵ và nhồi máu cơ tim, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa rất cần thiết. Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa mà bạn có thể tham khảo:

Kiểm soát huyết áp:

  • Đo huyết áp thường xuyên tại nhà giúp theo dõi diễn tiến.
  • Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp đúng liều, không tự ý ngừng thuốc.
  • Kết hợp chế độ ăn ít muối, tăng cường vận động và giảm căng thẳng.

Kiểm soát đường huyết:

  • Kiểm tra đường huyết định kỳ, đặc biệt đối với người mắc bệnh đái tháo đường hoặc có nguy cơ cao.
  • Duy trì chế độ ăn kiểm soát đường và tinh bột, kết hợp tập thể dục để ổn định đường huyết.
  • Tuân thủ điều trị và tái khám thường xuyên.

Tăng cường hoạt động thể chất:

  • Thực hiện ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày, 5 ngày/tuần.
  • Kết hợp các bài tập tăng sức mạnh cơ và cải thiện tim mạch.
  • Hạn chế thời gian ngồi lâu, vận động nhẹ mỗi 30 phút nếu làm việc văn phòng.

Duy trì mức cholesterol và triglycerides trong giới hạn:

  • Ăn uống lành mạnh, tránh thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, thực phẩm chế biến sẵn.
  • Bổ sung cá giàu omega-3, rau xanh và chất xơ giúp giảm cholesterol xấu (LDL).
  • Kiểm tra lipid máu định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ.

Chế độ ăn uống lành mạnh:

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt giàu dinh dưỡng.
  • Tránh thực phẩm chế biến sẵn, đường tinh luyện và các món ăn quá nhiều muối.

Sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật trong chế biến món ăn.

Tăng cường hoạt động thể chất:

  • Thực hiện ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày, 5 ngày/tuần.
  • Kết hợp các bài tập tăng sức mạnh cơ và cải thiện tim mạch.
  • Hạn chế thời gian ngồi lâu, vận động nhẹ mỗi 30-45 phút nếu làm việc văn phòng.

Ngưng sử dụng thuốc lá và kiểm soát uống rượu bia:

  • Tránh xa thuốc lá và khói thuốc thụ động để giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
  • Tham gia chương trình cai thuốc lá hoặc tìm liệu pháp thay thế nicotine nếu cần thiết.
  • Uống rượu ở mức độ vừa phải: nữ ≤1 ly/ngày và nam ≤2 ly/ngày.

DIAVIT là thực phẩm bảo vệ sức khỏe ưu tiên cho người mắc tiểu đường, với công thức tiên tiến giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Sản phẩm chứa 7 loại vitamin và 3 loại khoáng chất thiết yếu, hỗ trợ duy trì hoạt động tối ưu của các hệ thống trong cơ thể, từ miễn dịch đến thần kinh. DIAVIT không chỉ giúp điều hòa đường huyết mà còn ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường như mệt mỏi, bệnh thần kinh ngoại biên và các vấn đề tim mạch.

Mua sản phẩm chính hãng tại cửa hàng Docosan:

Người mắc đái tháo đường cần kiểm soát tốt đường huyết, xây dựng lối sống lành mạnh và thăm khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Việc chủ động bảo vệ sức khỏe sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm thiểu nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Cùng theo dõi Docosan để theo dõi những kiến thức y khoa một cách sớm nhất!

Xem thêm:

Nguồn tham khảo:

1.  The Difference Between a Stroke and a Heart Attack

  • Link tham khảo: https://www.verywellhealth.com/stroke-vs-heart-attack-5214009
  • Ngày tham khảo: 05/12/2024

2. Risk Factors for Stroke

  • Link tham khảo: https://www.cdc.gov/stroke/risk-factors/index.html
  • Ngày tham khảo: 05/12/2024

3. Heart attack

  • Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-attack/symptoms-causes/syc-20373106
  • Ngày tham khảo: 05/12/2024
Contact Me on Zalo