Nhiễm trùng da và mô mềm ở bệnh nhân tiểu đường

Bác sĩ Nguyễn Tấn Hiền
Tư vấn bệnh lý đái tháo đường
Bác sĩ Nguyễn Tấn Hiền
Y Học Gia Đình


Nhiễm trùng da và mô mềm ở bệnh nhân tiểu đường là biến chứng thường gặp, đặc biệt khi lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm. Chính vì vậy, việc nhận diện và xử lý nhiễm trùng da một cách hiệu quả là việc làm cần thiết để ngăn ngừa các hậu quả nghiêm trọng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Docosan tìm hiểu về căn bệnh này và cách điều trị, phòng ngừa nhé.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng da và mô mềm ở người tiểu đường 

Nhiễm trùng da và mô mềm ở người bệnh tiểu đường chủ yếu do vi khuẩn gây ra
Nhiễm trùng da và mô mềm ở người bệnh tiểu đường chủ yếu do vi khuẩn gây ra

Nhiễm trùng da và mô mềm ở người tiểu đường xảy ra do những nguyên nhân sau:

Nhiễm Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA)

Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện tỷ lệ mắc Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) ở bệnh nhân tiểu đường nhập viện do nhiễm trùng da ngày càng tăng cao. Đặc biệt, tỷ lệ phân lập MRSA tăng ở các bộ phận khác trên cơ thể ngoài bàn chân và chân.

MRSA mắc phải trong cộng đồng là nguyên nhân chính gây nhiễm trùng da và mô mềm sưng mủ, rất khó khăn trong việc điều trị vì bệnh đi kèm với hoại tử mô và nhiều triệu chứng nghiêm trọng.

Ở người bệnh tiểu đường, tỷ lệ nhiễm khuẩn MRSA vào khoảng 9%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm MRSA ngoài cộng đồng khoảng 2% và nhiễm trùng bệnh viện là 19%, phổ biến ở các trung tâm chạy thận nhân tạo.

Nhiễm vi khuẩn gram âm như Escherichia coliPseudomonas aeruginosa

Đối với bệnh nhân tiểu đường nằm viện và bệnh nhân nhiễm trùng nặng như viêm hoại tử, áp xe lớn hoặc nhiễm trùng tại vị trí phẫu thuật, xét nghiệm cho thấy tỷ lệ các trực khuẩn Gram âm (GNB) ngày càng tăng và đáng lo ngại.

Trong một nghiên cứu gần đây, phần lớn bệnh nhân tiểu đường mắc nhiễm trùng máu qua da đều không bị nhiễm trùng ở chân. Khoảng một phần ba số ca nhiễm trùng là do trực khuẩn gram âm (Escherichia coliPseudomonas aeruginosa). Nghiên cứu cho thấy, nhiễm trùng do trực khuẩn gram âm là yếu tố duy nhất có liên quan độc lập với tỷ lệ tử vong.

Nhiễm trùng nấm mucormycosis ở mũi và não bộ

Nhiễm trùng nấm Mucormycosis xảy ra khi nấm họ Mucorales xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Tiều đường là yếu tố nguy cơ hàng đầu mắc phải nhiễm trùng này, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường có nhiễm toan ceton.

Bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể, trong đó nhiễm trùng ở mũi và não là một trong những dạng nghiêm trọng và nguy hiểm nhất của bệnh này.

Nhìn chung, nhiễm trùng da và mô mềm ở bệnh nhân tiểu đường có tỷ lệ kháng thuốc cao, đặc biệt là khi nhiễm các trực khuẩn như Acinetobacter, BacillusCitrobacter. Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ cao kháng carbapenem hơn so với nhóm bệnh nhân khác.

Các loại nhiễm trùng da và mô mềm thường gặp

Bệnh nhân tiểu đường có thể gặp một số loại nhiễm trùng da và mô mềm phổ biến sau:

Viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm trùng da cấp tính lan tỏa, gây tổn thương sâu lớp hạ bì và mô mỡ dưới da. Bệnh tiến triển nhanh thành sưng nóng, đỏ da, vùng da bị viêm có thể xuất hiện bọng nước, xuất huyết da hoặc nổi chấm xuất huyết.

Loét bàn chân 

Loét bàn chân là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường
Loét bàn chân là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường

Loét bàn chân là bệnh lý thường gặp ở người bệnh tiểu đường với tỷ lệ 15 – 25%. Bệnh có thể do biến chứng mạch máu, thần kinh hoặc chấn thương cơ học. Hơn 25% bệnh nhân tiểu đường bị loét bàn chân có biến chứng nhiễm trùng, viêm xương dẫn đến cắt cụt. Tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân này lên đến 50% chỉ trong vòng 3 năm sau khi cắt cụt chân.

Nhiễm trùng do tụ cầu vàng

Tụ cầu vàng có tên khoa học là Staphylococcus aureus. Đây là nhóm vi khuẩn có nguy cơ cao gây nhiễm khuẩn da ở người bệnh tiểu đường. Nhiễm trùng do tụ cầu vàng có thể gây ra các triệu chứng như viêm nang lông, áp xe, chốc da.

Nhiễm nấm 

Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao nhiễm nấm quanh móng
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao nhiễm nấm quanh móng

Người bệnh tiểu đường có thể nhiễm một số họ nấm sau:

  • Nhiễm nấm Candida, phổ biến nhất là Candida albicans ở da, niêm mạc và viêm quanh móng.
  • Nhiễm nấm sợi trên da và quanh móng. Đặc biệt, nhiễm nấm ở bàn chân có nguy cơ gây nhiễm trùng thứ phát.
  • Nhiễm nấm Mucor mũi – não (rhinocerebral mucormycosis) do nhóm Zygomecetes gây ra. Bệnh gây nên các triệu chứng như viêm xoang, chảy mủ mũi, ban đỏ, phù nề, hoại tử mặt, sốt, viêm mô bào.

Triệu chứng và biến chứng nhiễm trùng da 

Nhiễm trùng da khiến da thường xuyên bị viêm đỏ và ngứa ngáy
Nhiễm trùng da khiến da thường xuyên bị viêm đỏ và ngứa ngáy

Nhiễm trùng da và mô mềm ở bệnh nhân tiểu đường có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Da bị viêm, đỏ, đau, đôi khi kèm theo sưng đau các hạch lân cận.
  • Có vết loét ở lòng bàn chân, ngón chân, mặt trước cẳng chân, cổ chân. Vết loét có thể hoại tử ướt, chảy mủ hôi kèm sưng tấy đỏ tại chỗ.
  • Da xuất hiện mụn nhọt.
  • Ngứa ngáy ở bộ phận sinh dục hoặc kẽ giữa các ngón chân.

Nếu phát hiện các dấu hiệu trên, người bệnh tiểu đường cần thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nhiễm trùng da và mô mềm nếu không sớm điều trị có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, điển hình như:

  • Biến chứng trên tai, mũi, họng: Gây đau tai dữ dội, chảy mủ tai, viêm nha chu, rối loạn vị giác, tổn thương niêm mạc miệng,…
  • Biến chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, thận và bàng quang.
  • Tổn thương dây thần kinh liên quan đến da.

Điều trị và phòng ngừa 

Người bệnh tiểu đường nên thoa kem dưỡng ẩm để bổ sung độ ẩm cho da
Người bệnh tiểu đường nên thoa kem dưỡng ẩm để bổ sung độ ẩm cho da

Hầu hết nhiễm trùng da và mô mềm ở bệnh nhân tiểu đường là kháng trị. Một số trường hợp có thể cải thiện khi điều chỉnh đường huyết về trạng thái bình thường, liệu pháp ánh sáng (UVA1), penicillin hoặc vật lý trị liệu. Do đó, để tránh nguy cơ xảy ra nhiễm trùng da, người bệnh tiểu đường cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Tuân thủ chỉ định điều trị, kiểm soát tốt đường huyết trong phạm vi đề nghị.
  • Kiểm tra da hàng ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như phát ban, đỏ da, nhiễm trùng hoặc lở loét.
  • Tắm bằng nước ấm và xà phòng dưỡng ẩm. Không dùng nước nóng hoặc ngâm mình trong bồn tắm vì sẽ làm khô da.
  • Dùng khăn thấm khô da (tuyệt đối không chà xát), đảm bảo lau khô các kẽ ngón tay, ngón chân và nếp gấp da.
  • Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm, khi da vẫn còn ẩm và mềm. Nên chọn các loại kem và thuốc mỡ có chứa ceramide để giữ ẩm cho da.
  • Thoa kem có thành phần 10% – 25% urê vào gót chân khô, nứt nẻ trước khi đi ngủ.
  • Uống nhiều nước để ngăn ngừa mất nước và giữ cho da đủ nước.
  • Sát khuẩn vết thương hở ngay lập tức bằng xà phòng và nước. Chỉ sử dụng thuốc mỡ kháng sinh nếu được bác sĩ chỉ định. Băng bó và vệ sinh vết thương hàng ngày. Thông báo cho bác sĩ nếu thấy các dấu hiệu đỏ, đau, chảy dịch hoặc nhiễm trùng ở vết thương.

Điều quan trọng là người bệnh phải kiểm soát tốt đường huyết trong phạm vi điều trị. Người bệnh có thể phối hợp thêm một số thực phẩm chức năng để hỗ trợ quá trình kiểm soát đường huyết. Điển hình như Diavit có chứa vitamin B giúp tăng cường chuyển hóa đường huyết, cải thiện chỉ số đường huyết cho người bệnh tiểu đường. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng bất kỳ thuốc nào trong quá trình điều trị.

Mua sản phẩm chính hãng tại cửa hàng Docosan:

Kiểm soát đường huyết và chăm sóc da cẩn thận là cách hiệu quả để phòng ngừa nhiễm trùng da và mô mềm ở người tiểu đường. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho người bệnh tiểu đường trong việc hiểu về bệnh của mình, từ đó nâng cao ý thức chăm sóc bản thân và phòng ngừa biến chứng hiệu quả. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, liên hệ ngay với Docosan để được tư vấn và giải đáp nhé!

DiaB chương trình quản lý đái tháo đường toàn diện hiệu quả

Xem thêm:

Nguồn tham khảo:

1. Diabetes Rash & Other Skin Conditions. 

  • Nguồn tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/articles/12176-diabetes-skin-conditions.
  • Ngày tham khảo: 05/12/2024.

2. Diabetes and acute bacterial skin and skin structure infections.

  • Nguồn tham khảo: https://www.diabetesresearchclinicalpractice.com/article/S0168-8227(21)00085-1/fulltext.
  • Ngày tham khảo: 05/12/2024.

3. Oral Manifestations and Complications of Diabetes Mellitus.

  • Nguồn tham khảo: https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC3121021/.
  • Ngày tham khảo: 05/12/2024.

4. 2023 NHSN Skin and Soft Tissue (SST) Infection Checklist.

  • Nguồn tham khảo: https://www.cdc.gov/nhsn/pdfs/checklists/sst-checklist-508.pdf.
  • Ngày tham khảo: 05/12/2024.
Contact Me on Zalo