Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có ăn vặt được không? Gợi ý các loại trái cây an toàn

Bác sĩ Nguyễn Tấn Hiền
Tư vấn bệnh lý đái tháo đường
Bác sĩ Nguyễn Tấn Hiền
Y Học Gia Đình

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, có chế độ ăn phù hợp. Vậy những mẹ bầu này có ăn vặt được không? Loại trái cây nào là an toàn đối với mẹ bầu? Docosan thân mời các bạn cùng tìm hiểu về chế độ ăn dành cho mẹ bầu qua bài viết dưới đây.

Tiểu đường thai kỳ là gì? Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đến mẹ và bé

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé

Tiểu đường là tình trạng đường huyết trong máu tăng cao do tế bào mất khả năng hấp thu glucose. Khác với tiểu đường type 1 và type 2, tiểu đường thai kỳ được phát hiện lần đầu khi mẹ mang thai và mức đường huyết của mẹ thường sẽ quay về bình thường ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, mẹ bầu từng bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc tiểu đường type 2 về sau.

Hiện chưa rõ về nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ. Theo các nhà khoa học, quá trình mang thai sẽ khiến hormone trong cơ thể mẹ bị rối loạn làm cho cơ thể không tự kiểm soát tốt đường huyết. Ngoài ra, mẹ bị béo phì cũng là một tác nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Đối với trẻ sơ sinh, chúng sẽ thu nhận chất dinh dưỡng từ máu mẹ. Vì vậy, nếu máu mẹ có lượng đường quá cao, em bé sẽ lưu trữ và chuyển hóa lượng đường đó thành chất béo tích lũy trong cơ thể.

Hậu quả là em bé sinh ra bị nặng cân hơn bình thường, điều này có thể dẫn đến một số biến chứng:

  • Trẻ dễ bị chấn thương khi sinh.
  • Vàng da.
  • Sinh non.
  • Suy hô hấp, thở khó khăn.

Mẹ bầu bị tiểu đường cũng đối mặt với các nguy cơ:

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có ăn vặt được không?

Mẹ bầu bị tiểu đường nên ăn vặt để tránh nguy cơ bị hạ đường huyết đột ngột
Mẹ bầu bị tiểu đường nên ăn vặt để tránh nguy cơ bị hạ đường huyết đột ngột

Chế độ ăn dành cho mẹ bầu luôn phải được kiểm soát kỹ càng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ cũng như thúc đẩy thai nhi phát triển. Tuy vậy, mẹ bầu vẫn nên ăn vặt, đặc biệt là những mẹ bầu bị tiểu đường nhằm tránh nguy cơ xuất hiện cơn hạ đường huyết đột ngột, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Thức ăn vặt dành cho mẹ bầu cần được lựa chọn theo những nguyên tắc sau:

  • Chọn thực phẩm lành mạnh: Bạn nên ăn những món giàu chất xơ, protein, chất béo có lợi để hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt hơn.
  • Kiểm soát khẩu phần: Nhằm phòng ngừa tăng đường huyết đột ngột, mẹ bầu bị tiểu đường cần lưu ý ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa hàm lượng cao tinh bột, đường,…
  • Chuẩn bị sẵn đồ ăn vặt bên mình: Người mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị hạ đường huyết đột ngột, do đó mẹ bầu cần tự chuẩn bị thức ăn vặt lành mạnh bên mình để ăn ngay khi xuất hiện cơn hạ đường huyết.

Gợi ý các loại trái cây an toàn cho mẹ bầu bị tiểu đường

Trái cây có chỉ số đường huyết thấp

Mẹ bầu nên ăn trái cây có chỉ số đường huyết thấp để tránh bị tăng đường huyết
Mẹ bầu nên ăn trái cây có chỉ số đường huyết thấp để tránh bị tăng đường huyết

Trái cây tươi là lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn của mẹ bầu bị tiểu đường. Thế nhưng, không phải loại trái cây nào cũng tốt đối với đường huyết của mẹ bầu. Vậy nên theo lời khuyên của bác sĩ, mẹ bầu nên ăn những loại trái cây cho chỉ số đường huyết thấp như cam, quýt, bưởi, táo, lê, dâu tây, việt quất,…

Lưu ý khi ăn trái cây

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần lưu ý một vài điểm khi ăn trái cây, cụ thể:

  • Ăn trái cây tươi: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh trái cây tươi giàu chất dinh dưỡng hơn so với nước ép trái cây hay hoa quả đóng hộp.
  • Ăn cả quả thay vì ép nước: Ăn cả quả sẽ cung cấp hàm lượng chất xơ cao cho mẹ bầu, giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe.
  • Kiểm soát khẩu phần: Mẹ bầu có thể ăn 2 – 4 khẩu phần trái cây/ngày. Một khẩu phần gồm 1 quả chuối, táo hoặc cam, 170g trái cây đóng hộp, đông lạnh hoặc nấu chín, 180ml nước ép trái cây.

Các món ăn vặt khác cho mẹ bầu bị tiểu đường

Sữa chua đem lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu, cung cấp canxi cho thai nhi
Sữa chua đem lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu, cung cấp canxi cho thai nhi

Bên cạnh trái cây, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng có thể lựa chọn một số món ăn vặt lành mạnh khác như:

  • Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hạt dẻ cười,… đã được chứng minh chứa hàm lượng cao protein, chất béo tốt, giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Ngoài ra, các loại hạt còn ít ảnh hưởng đến đường huyết nên được khuyên dùng cho mẹ bầu tiểu đường.
  • Sữa chua không đường: Sữa chua là món ăn vặt phổ biến được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Sữa chua có khả năng cung cấp canxi, hỗ trợ cho quá trình phát triển xương và răng của thai nhi.
  • Rau củ quả: Mẹ bầu nên chủ động ăn thêm rau củ quả vào bữa ăn hàng ngày để bổ sung chất xơ, protein, chất khoáng,…

Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể tìm mua sản phẩm viên uống DIAVIT. DIAVIT là sản phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe hàng đầu dành riêng cho người mắc bệnh tiểu đường, được thiết kế với công thức tiên tiến giúp hỗ trợ quản lý và kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Sản phẩm chứa 7 loại vitamin và 3 loại khoáng chất. Đây đều là những chất thiết yếu đối với hoạt động sống của cơ thể, có công dụng hỗ trợ điều hòa đường huyết, ngăn ngừa một số biến chứng của tiểu đường như bệnh tim mạch, bệnh thần kinh ngoại biên,…
Mua sản phẩm chính hãng tại cửa hàng Docosan:


Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể ăn vặt nhưng cần lưu ý lựa chọn thực phẩm phù hợp. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng chế độ ăn tốt và tối ưu nhất đối với sức khỏe của mẹ và bé.
DiaB chương trình quản lý đái tháo đường toàn diện hiệu quả


Xem thêm:

Tài liệu tham khảo:

1. Gestational diabetes

  • Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gestational-diabetes/symptoms-causes/syc-20355339
  • Ngày tham khảo: 07/12/2024

2. How Gestational Diabetes Affects You and Your Baby

  • Link tham khảo: https://www.webmd.com/baby/gestational-diabetes-you
  • Ngày tham khảo: 07/12/2024

3. Gestational diabetes diet

  • Link tham khảo: https://medlineplus.gov/ency/article/007430.htm
  • Ngày tham khảo: 07/12/2024
Contact Me on Zalo