Trẻ chớp mắt liên tục: Nguyên nhân, cách điều trị và chẩn đoán

Bác Sĩ Đoàn Hồng Dung
Tư vấn các Bệnh lý về mắt
Bác Sĩ Đoàn Hồng Dung
Phòng Khám Chuyên Khoa Mắt


Trẻ chớp mắt liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe cần được can thiệp. Do đó, nhận diện sớm nguyên nhân khiến trẻ chớp mắt giúp các bậc phụ huynh đưa trẻ đến khám và điều trị kịp thời. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Docosan tìm hiểu về các nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả cho tình trạng này nhé.

Trẻ nháy mắt như thế nào là bình thường? 

Chớp mắt là phản xạ bình thường giúp mắt không bị khô, bảo vệ mắt khỏi các tác nhân như ánh sáng mạnh và các vật thể gây hại cho mắt. Ngoài ra, chuyển động này còn giúp điều chỉnh lớp phim nước mắt – giao giữa biểu mô bề mặt nhãn cầu và môi trường, có tác dụng nuôi dưỡng và làm sạch bề mặt mắt.

Tần suất chớp mắt bình thường của trẻ là 17 lần/phút
Tần suất chớp mắt bình thường của trẻ là 17 lần/phút

Trẻ sơ sinh thường chớp mắt với tần suất 2 lần/phút. Tần suất này tăng lên 14 – 17 lần/phút ở tuổi vị thành niên và duy trì trong suốt cuộc đời. Tần suất chớp mắt có thể tăng lên khi mắt phản ứng với các cơn đau, ánh sáng mạnh, thay đổi lượng nước mắt, nhiệt độ và độ ẩm ở môi trường xung quanh.

Chớp mắt quá mức xảy ra khi tần suất chớp mắt của trẻ nhiều hơn so với bình thường. Tình trạng này có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên mắt, hoặc cũng có thể liên quan đến các chuyển động từ những bộ phận khác của khuôn mặt, đầu hoặc cổ.

Nguyên nhân trẻ chớp mắt liên tục là gì? 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nháy mắt liên tục ở trẻ, điển hình như:

Kích ứng mắt 

Mắt bị kích ứng có thể gây đỏ mắt, sưng và ngứa ngáy khiến trẻ chớp mắt liên tục để giảm bớt cảm giác khó chịu. Nếu trẻ chớp mắt nhiều kèm theo triệu chứng nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, đây có thể là tín hiệu cảnh báo trẻ bị dị ứng.

Khô, mỏi mắt 

Trẻ có thể chớp mắt liên tục nếu mắt bị khô mắt hoặc mỏi mắt. Đây là phản xạ tự nhiên của cơ thể để điều tiết nước mắt và bảo vệ mắt. Bố mẹ có thể hạn chế tình trạng này của trẻ bằng cách dùng thuốc nhỏ mắt. Tuy nhiên, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mua thuốc dùng cho trẻ.

Cận thị 

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ chớp mắt thường xuyên. Cận thị khiến trẻ không thể nhìn rõ các vật ở khoảng cách xa. Điều này vô tình gây ra cảm giác mơ hồ, hoảng loạn cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh.

Bên cạnh cận thị, viễn thị cũng có thể khiến trẻ hay dụi mắt nhưng với tỷ lệ ít hơn, thường xuất hiện ở trẻ 3 tháng tuổi trở lên. Bố mẹ có thể nghi ngờ trẻ hay dụi mắt do tật khúc xạ nếu thấy trẻ cố gắng nắm lấy một đồ vật/người bất kỳ và khóc lớn.

Lác mắt 

Trẻ bị lác mắt có thể chớp mắt nhiều hơn so với những đứa trẻ bình thường khác
Trẻ bị lác mắt có thể chớp mắt nhiều hơn so với những đứa trẻ bình thường khác

Trẻ bị lác mắt có thể chớp mắt nhiều hơn so với những đứa trẻ bình thường khác. Lác mắt thường xuất hiện ở trẻ 3 tuổi trở lên. Khi bị lác mắt, hai mắt không có chung hướng nhìn, khiến điểm nhìn bị phân tán. Trẻ sơ sinh thường bị mắt lác nhưng sẽ trở lại bình thường sau vài tháng tuổi.

Tật giật cơ 

Giật cơ là chuyển động đột ngột của cơ và có tính lặp đi lặp lại. Gần 20% trẻ mới biết đi gặp phải tình trạng này, dẫn đến hiện tượng chớp mắt liên tục. Một số nguyên nhân gây ra tật giật cơ ở trẻ em gồm thiếu ngủ, lo lắng khi ở gần người lạ,…

Viêm bờ mi 

Viêm bờ mi là bệnh nhiễm trùng ở mí mắt do vi khuẩn gây ra. Các triệu chứng viêm bờ mi bao gồm đỏ mắt, có vảy ở rìa mí mắt. Nhìn chung, viêm bờ mi có thể điều trị bằng cách chườm khăn ấm và ẩm vào mắt của trẻ trong vòng 15 phút/lần, 2 – 3 lần/ngày, song song với bôi thuốc mỡ kháng sinh.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế 

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế, hay OCD, là tình trạng rối loạn hành vi có thể gây ra chớp mắt quá mức ở trẻ từ 3 tuổi trở lên. Thông thường, trẻ em không thể kiểm soát được tình trạng này và việc chớp mắt thường xuyên có thể đi kèm với rối loạn ngôn ngữ hoặc vận động.

Trẻ cảm thấy lo lắng, sợ hãi 

Trẻ có thể chớp mắt nhiều hơn khi cảm thấy sợ hãi
Trẻ có thể chớp mắt nhiều hơn khi cảm thấy sợ hãi

Lo lắng và chớp mắt liên tục có liên quan với nhau về mặt tâm lý. Bố mẹ nên quan sát trẻ thường xuyên để tìm hiểu xem liệu trẻ có đang lo lắng, sợ hãi điều gì hay không để có hướng xử lý và giải quyết phù hợp.

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ 

Nếu trẻ chớp mắt không vì bất kỳ nguyên nhân nào kể trên, tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đặc biệt là khi việc chớp mắt liên tục khiến trẻ bị đau hoặc gây tâm lý lo lắng, sợ hãi cho trẻ.

Trẻ cần gặp bác sĩ nếu chớp mắt nhiều không do bất kỳ nguyên nhân nào kể trên
Trẻ cần gặp bác sĩ nếu chớp mắt nhiều không do bất kỳ nguyên nhân nào kể trên

Nếu trẻ có các dấu hiệu sau đây, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt:

  • Đỏ mắt.
  • Cơn đau kéo dài về tâm lý hoặc thể chất.
  • Chảy nước mắt hoặc đổi màu nước mắt.

Bệnh viện mắt Sài Gòn là hệ thống bệnh viện nhãn khoa lớn nhất Việt Nam với gần 17 bệnh viện và đội ngũ bác sĩ trên 20 năm kinh nghiệm trong ngành. Tại đây cung cấp nhiều dịch vụ khám chữa bệnh về mắt, trong đó có khám, chẩn đoán và điều trị tình trạng trẻ chớp mắt liên tục.

Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện Mắt Sài Gòn cam kết sẽ chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp về các tình trạng nhãn khoa, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chẩn đoán nguyên nhân trẻ nháy mắt liên tục như thế nào?

Bố mẹ có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhãn khoa nếu việc chớp mắt liên tục ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của trẻ. Bác sĩ sẽ sử dụng kính chuyên dụng để quan sát giác mạc và theo dõi chuyển động của mắt.

Dựa vào các triệu chứng và thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đánh giá tần suất chớp mắt và tìm nguyên nhân. Trường hợp trẻ chớp mắt liên tục do lông mi hoặc dị vật trong mắt, bác sĩ có thể kê đơn thuốc mỡ để điều trị tại nhà.

Điều trị tình trạng chớp mắt quá mức ở trẻ em 

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà trẻ sẽ được chỉ định phương pháp điều trị khác nhau
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà trẻ sẽ được chỉ định phương pháp điều trị khác nhau

Phương pháp điều trị chớp mắt quá mức ở trẻ em tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu trẻ chớp mắt do nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc mỡ kháng khuẩn. Trong trường hợp bé chớp mắt do rối loạn ám ảnh cưỡng chế, bác sĩ sẽ tiến hành trị liệu theo hướng dẫn.

Nhìn chung, dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến cho tình trạng chớp mắt quá mức ở trẻ em:

  • Dị ứng hoặc khô mắt: Chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt không kê đơn.
  • Chấn thương giác mạc: Nhỏ mắt bằng thuốc kháng sinh và đeo băng mắt.
  • Dị vật trong mắt: Lấy dị vật ra khỏi mắt. Dị vật có thể lấy ra bằng cách phẫu thuật hoặc không phẫu thuật tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của dị vật.
  • Tật khúc xạ: Cho trẻ đeo kính thuốc đúng độ tật khúc xạ. Trường hợp trẻ bị tật khúc xạ nghiêm trọng cần cho trẻ phẫu thuật để định vị mắt.
  • Giật cơ thường xuyên: Bố mẹ không cần lo lắng nếu trẻ chớp mắt thường xuyên do giật cơ. Tuy nhiên, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi để chẩn đoán lý do chính xác gây ra tật giật cơ của trẻ.
  • Trong trường hợp trẻ bị rối loạn phát âm, trẻ có thể phát ra những âm thanh bất thường đi cùng với triệu chứng chớp mắt liên tục. Lúc này, bố mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ thần kinh.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về tình trạng trẻ chớp mắt liên tục. Bố mẹ cần theo dõi tình trạng của trẻ để kịp thời đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám và điều trị. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân cùng biết nhé!

Xem thêm:

Link tham khảo:

1. Excessive Blinking in Children.

  • Link tham khảo: https://www.texaschildrens.org/content/conditions/excessive-blinking-children.
  • Ngày tham khảo: 16/12/2024.

2. Does your baby blink a lot? Here’s why it is a cause for worry.

  • Link tham khảo: https://www.asiaone.com/lifestyle/does-your-baby-blink-lot-heres-why-it-cause-worry.
  • Ngày tham khảo: 16/12/2024.

3. Why Is My Toddler Blinking a Lot?.

  • Link tham khảo: https://health.clevelandclinic.org/excessive-blinking-in-children.
  • Ngày tham khảo: 16/12/2024.
Contact Me on Zalo