Trẻ dụi mắt bứt tai khi ngủ có thể là biểu hiện tự nhiên khi trẻ buồn ngủ hoặc là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe khác mà các bậc phụ huynh cần chú ý. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Docosan tìm hiểu về các nguyên nhân phổ biến khiến trẻ hay dụi mắt, bứt tai lúc ngủ, cũng như một vài cách ngăn bé dụi mắt nhé.
Tóm tắt nội dung
Trẻ hay dụi mắt bứt tai khi ngủ
Hành vi dụi mắt và bứt tai khi ngủ của trẻ có thể là một trong những biểu hiện cho thấy trẻ đang buồn ngủ hoặc mệt mỏi. Động tác này giúp bé giảm bớt căng thẳng và tạo ra cảm giác thoải mái hơn.
Bố mẹ có thể quan sát thấy trẻ hay dụi mắt, bứt tai trong giai đoạn chuyển giấc hoặc đang trong giấc ngủ nông. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi trẻ chuyển từ giai đoạn ngủ nông sang giai đoạn ngủ sâu hơn.
Tuy nhiên, nếu trẻ liên tục thực hiện hành vi này hoặc xuất hiện các dấu hiệu khác như khó chịu, đau đớn, chảy nước mắt,… thì đây là tín hiệu cảnh báo bệnh lý khác ở trẻ. Lúc này, ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Vì sao trẻ hay dụi mắt bứt tai khi ngủ?
Trẻ hay dụi mắt, bứt tai khi ngủ thường là tín hiệu cho thấy trẻ đang buồn ngủ. Tuy nhiên, nếu bé thường xuyên dụi mắt, đây là thói quen không tốt và có thể gây nên các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Một số nguyên nhân khiến trẻ dụi mắt, bứt tai khi ngủ bao gồm:
Trẻ cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ
Dụi mắt là phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh khi mệt mỏi. Nếu bé dụi mắt và ngáp, có thể bé đang cố gắng tìm tư thế thoải mái và ngủ thiếp đi. Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Ở giai đoạn này, trẻ thường ngủ từ 12 – 16 giờ/ngày, bao gồm cả giấc ngủ trưa.
Mắt khô
Bé có thể dụi mắt thường xuyên khi mắt bị khô. Bình thường, mắt được bảo vệ bởi nước mắt. Tuy nhiên, nếu mắt tiếp xúc với không khí trong thời gian dài, lớp nước mắt này có thể bay hơi và làm khô mắt.
Điều này có thể gây ra cảm giác khó chịu cho bé, cơ thể lúc này sẽ kích thích bé dụi mắt để làm giảm căng thẳng và tăng tiết nước mắt.
Có dị vật trong mắt bé
Dị vật có thể khiến mắt trẻ khó chịu hoặc kích ứng, từ đó trẻ sẽ có phản ứng dụi mắt, bứt tai. Bố mẹ có thể lấy khăn mặt thấm nước ấm và lau nhẹ mắt để lấy dị vật ra ngoài. Trường hợp không thể lấy dị vật, hãy giữ cho trẻ không chạm tay vào mắt và đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Viêm kết mạc
Trong một số trường hợp, việc dụi mắt ở trẻ sơ sinh có thể là tín hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng tiềm ẩn. Viêm kết mạc còn gọi là đau mắt đỏ có thể gây đỏ mắt, đóng vảy ở khoé mắt, rỉ dịch và ngứa. Tình trạng khó chịu này khiến bé dụi mắt để giảm bớt cơn đau.
Nếu trẻ có những triệu chứng khác đi kèm với việc dụi mắt như sốt hoặc chảy nước mũi, bố mẹ cần đưa trẻ đến khám tại bác sĩ nhi hoặc bác sĩ nhãn khoa. Đôi khi, cảm lạnh ở trẻ em có thể gây ra bệnh đau mắt đỏ.
Nếu bố mẹ nghi ngờ trẻ bị nhiễm trùng, hãy nhẹ nhàng rửa mắt và mí mắt của trẻ bằng nước ấm. Bố mẹ nên đeo găng tay cho trẻ để tránh trẻ dụi mắt. Nếu sau 1 hoặc 2 ngày mà mắt trẻ vẫn đỏ và tiết dịch, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị.
Trẻ dụi mắt nhiều có sao không?
Việc dụi mắt khi mệt mỏi là hoàn toàn bình thường và không gây hại cho trẻ, trừ trường hợp trẻ có dị vật bên trong mắt. Điều nguy hiểm nhất là không tìm được nguyên nhân gây kích ứng mắt, nhất là khi có thêm các triệu chứng khác như đỏ mắt và khó chịu.
Trong trường hợp này, tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bệnh viện mắt Sài Gòn là hệ thống bệnh viện lớn nhất Việt Nam với hơn 17 chi nhánh và 20 năm kinh nghiệm trong ngành nhãn khoa.
Bệnh viện là địa chỉ tin cậy để khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt, bao gồm cả tình trạng dụi mắt, bứt tai ở trẻ. Do đó, bố mẹ có thể đưa trẻ đến khám tại đây để được tư vấn, an tâm và điều trị phù hợp với tình trạng sức khoẻ của trẻ.
Cách để ngăn không cho bé dụi mắt
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây dụi mắt mà bố mẹ sẽ áp dụng các biện pháp khác nhau để ngăn trẻ thực hiện hành vi này. Bởi lẽ, dụi mắt thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập từ tay bé vào mắt. Dưới đây là một số biện pháp mà bố mẹ có thể thực hiện theo từng nguyên nhân:
- Bé dụi mắt do mệt mỏi: Bố mẹ cần cho trẻ ngủ và đảm bảo rằng bé ngủ đủ giấc.
- Mắt bé ngứa hoặc khó chịu: Lấy dị vật trong mắt bé ra bằng khăn ấm. Nếu cách làm này không hiệu quả, hoặc nghi ngờ trẻ dụi mắt do kích ứng, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị. Trong thời gian chờ đợi, nên cố gắng đánh lạc hướng bé bằng đồ chơi và các đồ vật khác để bé cầm nắm, hạn chế để tay bé chạm vào mắt.
- Nhiễm trùng: Nếu bố mẹ nghi ngờ bé bị nhiễm trùng mắt, hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ nhãn khoa càng sớm càng tốt. Nên giữ cho mắt trẻ sạch sẽ bằng cách lau mắt với khăn ấm, đeo găng tay để hạn chế trẻ chạm tay vào mắt. Nếu bác sĩ kê đơn thuốc nhỏ mắt kháng sinh, tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- Mỏi mắt hoặc các vấn đề về thị lực: Đưa trẻ đến khám tại bác sĩ nhãn khoa nếu nghi ngờ trẻ bị suy giảm thị lực. Tại đây, các bài sĩ sẽ thực hiện những bài kiểm tra để đánh giá thị lực của trẻ.
Nhìn chung, trẻ dụi mắt bứt tai khi ngủ là tình trạng bình thường, trừ khi có dị vật hoặc dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để chăm sóc trẻ tốt hơn. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ để mọi người cùng biết nhé!
Xem thêm:
- Top phòng khám mắt trẻ em đáng tin cậy ở TPHCM và Hà Nội.
- Top 5 loại thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ cho trẻ em tốt nhất.
- Đau mắt đỏ ở trẻ em: 6 dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám ngay!
Link tham khảo:
1. Baby rubs eyes aggressively and compulsively at night.
- Link tham khảo: https://community.whattoexpect.com/forums/september-2022-babies/topic/baby-rubs-eyes-aggressively-and-compulsively-at-night-146666354.html.
- Ngày tham khảo: 16/12/2024.
2. Why Is My Baby Rubbing Their Eyes?.
- Link tham khảo: https://rsmoptometry.com/why-is-my-baby-rubbing-their-eyes/.
- Ngày tham khảo: 16/12/2024.
3. Why Is My Baby Rubbing Their Eyes?
- Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/baby/baby-rubbing-eyes.
- Ngày tham khảo: 16/12/2024.