Viễn thị bao nhiêu độ là nặng? Nguyên nhân và cách điều trị

Viễn thị là tật khúc xạ khiến mắt khó nhìn gần, khiến nhiều người bệnh cảm thấy lo lắng. Vậy viễn thị bao nhiêu độ là nặng, có cách nào để điều trị viễn thị không? Trong bài viết này, Docosan sẽ cung cấp thông tin về các mức độ viễn thị, nguyên nhân, cách điều trị và giải đáp thắc mắc “viễn thị có tăng độ không?” nhé.

Viễn thị là gì?

Định nghĩa viễn thị

Viễn thị có tăng độ không? Viễn thị là một tật khúc xạ khiến hình ảnh của vật ở gần không hội tụ đúng trên võng mạc
Viễn thị là một tật khúc xạ khiến hình ảnh của vật ở gần không hội tụ đúng trên võng mạc

Viễn thị (hay còn gọi là hyperopia) là một tật khúc xạ khiến hình ảnh của vật ở gần không hội tụ đúng trên võng mạc mà lại hội tụ ở phía sau võng mạc, dẫn đến nhìn mờ ở cự ly gần. Nói cách đơn giản, người bị viễn thị sẽ gặp khó khăn khi nhìn các vật ở gần, trong khi nhìn xa có thể rõ ràng hoặc cũng bị mờ tùy theo mức độ viễn thị.

Nguyên nhân gây viễn thị

  • Bẩm sinh (trục nhãn cầu ngắn): Nguyên nhân phổ biến nhất là do trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường. Điều này có nghĩa là khoảng cách từ giác mạc đến võng mạc ngắn hơn, khiến hình ảnh không thể hội tụ đúng trên võng mạc.
  • Lão hóa (thủy tinh thể mất tính đàn hồi): Theo tuổi tác, thủy tinh thể mất dần tính đàn hồi, dẫn đến khả năng điều tiết giảm, gây khó khăn khi nhìn gần. Đây là hiện tượng được gọi là lão thị (presbyopia), thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên.
  • Các bệnh lý về mắt: Một số bệnh lý về mắt cũng có thể gây ra viễn thị, ví dụ như các vấn đề về giác mạc hoặc võng mạc.

Triệu chứng thường gặp

Một só triệu chứng thường gặp của tật viễn thị mà bạn cần chú ý:

  • Mỏi mắt, nhức mắt khi nhìn gần.
  • Nhìn mờ.
  • Đau đầu.
  • Nheo mắt.

Viễn thị bao nhiêu độ là nặng?

Mức độ viễn thị được phân loại dựa trên số diop (D).
Mức độ viễn thị được phân loại dựa trên số diop (D).

Mức độ viễn thị được phân loại dựa trên số diop (D), đơn vị đo độ mạnh của thấu kính cần để điều chỉnh tật khúc xạ. Dưới đây là phân loại mức độ viễn thị và ảnh hưởng của chúng đến thị lực:

  • Viễn thị nhẹ (dưới +2.00 D): Ở mức độ này, người bị viễn thị thường không gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Thị lực nhìn xa thường tốt, nhưng có thể gặp chút khó khăn khi nhìn gần, đặc biệt là khi đọc sách hoặc làm việc trên máy tính. Một số người có thể không cần đeo kính, nhưng việc đeo kính có thể giúp giảm mỏi mắt và nhức đầu.
  • Viễn thị trung bình (từ +2.00 D đến +4.00 D): Người bị viễn thị trung bình thường gặp khó khăn rõ rệt hơn khi nhìn gần. Thị lực nhìn xa có thể vẫn tốt, nhưng nhìn gần thường bị mờ. Đeo kính hoặc kính áp tròng là việc cần thiết để nhìn rõ và thoải mái.
  • Viễn thị nặng (trên +4.00 D): Mức độ này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực, cả nhìn gần và nhìn xa đều bị mờ. Người bị viễn thị nặng cần đeo kính thường xuyên để nhìn rõ. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được xem xét để điều chỉnh tật khúc xạ.

Viễn thị có tăng độ không?

Viễn thị có xu hướng tăng độ theo thời gian
Viễn thị có xu hướng tăng độ theo thời gian

Mặc dù một số trường hợp viễn thị bẩm sinh có thể tự khỏi do trục nhãn cầu phát triển, nhưng nhìn chung, viễn thị có xu hướng tăng độ theo thời gian, đặc biệt nếu không được điều chỉnh thị lực kịp thời. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng độ viễn thị:

  • Tuổi tác: Quá trình lão hóa khiến thủy tinh thể mất dần tính đàn hồi, làm giảm khả năng điều tiết của mắt, dẫn đến tăng độ viễn thị, thường được gọi là lão thị.
  • Di truyền: Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò trong việc xác định khả năng phát triển và tăng độ viễn thị.
  • Thói quen sinh hoạt: Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều, đọc sách trong điều kiện thiếu sáng và các thói quen khác có thể gây mỏi mắt, từ đó làm tăng độ viễn thị.
  • Không điều chỉnh thị lực kịp thời: Không đeo kính đúng độ hoặc không điều trị viễn thị đúng cách có thể khiến mắt phải điều tiết quá mức, dẫn đến tăng độ nhanh chóng. Đặc biệt, nếu độ viễn thị từ +1.00 diop trở lên mà không đeo kính, độ viễn sẽ tăng rất nhanh.
  • Một số bệnh lý về mắt: Một số bệnh lý về mắt cũng có thể góp phần làm tăng độ viễn thị.

Cách điều trị và kiểm soát viễn thị

Viễn thị có thể được điều trị và kiểm soát bằng đeo kính và phẫu thuật khúc xạ
Viễn thị có thể được điều trị và kiểm soát bằng đeo kính và phẫu thuật khúc xạ.

Viễn thị có thể được điều trị và kiểm soát bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào mức độ viễn thị và nhu cầu của từng người.

Đeo kính

  • Kính gọng: Đây là phương pháp đơn giản, phổ biến và tiết kiệm nhất để điều chỉnh viễn thị. Kính gọng giúp hội tụ ánh sáng đúng trên võng mạc, từ đó người bệnh có thể nhìn rõ hơn.
  • Kính áp tròng: Kính áp tròng cũng có tác dụng tương tự kính gọng, nhưng được đặt trực tiếp lên bề mặt mắt, mang lại tầm nhìn rộng hơn và thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên, kính áp tròng cần được vệ sinh đúng cách để tránh tình trạng nhiễm trùng.

Phẫu thuật

Phẫu thuật khúc xạ là một lựa chọn tối ưu cho những người muốn điều trị viễn thị dứt điểm. Một số phương pháp phẫu thuật phổ biến bao gồm:

  • LASIK: Sử dụng laser để tái tạo hình dạng giác mạc, thường được áp dụng cho viễn thị mức độ nhẹ và trung bình.
  • ReLEx SMILE: Một phương pháp phẫu thuật laser ít xâm lấn hơn LASIK, cũng được sử dụng để điều trị viễn thị.
  • Thay thủy tinh thể: Phương pháp này thường được áp dụng cho viễn thị nặng hoặc những người không phù hợp với phương pháp phẫu thuật laser.

Để nhận được những tư vấn từ bác sĩ chuyên môn và điều trị viễn thị hiệu quả, hãy đến với Bệnh viện Mắt Sài Gòn. Với đội ngũ bác sĩ nhãn khoa giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại và phương pháp điều trị tiên tiến, bệnh viện Mắt Sài Gòn cam kết mang đến cho bạn dịch vụ chăm sóc mắt toàn diện và chất lượng cao, hỗ trợ cải thiện tình trạng về thị lực của bạn.

Các phương pháp khác

Ngoài đeo kính và phẫu thuật, còn có một số phương pháp hỗ trợ kiểm soát viễn thị mà bạn có thể tham khảo:

  • Bài tập mắt: Một số bài tập mắt có thể giúp cải thiện khả năng điều tiết của mắt.
  • Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống giàu vitamin A, C, E và lutein giúp hỗ trợ sức khỏe mắt, từ đó kiểm soát tình trạng viễn thị.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Tránh làm việc quá sức và cho mắt nghỉ ngơi thường xuyên, đặc biệt khi sử dụng máy tính hoặc điện thoại trong thời gian dài.

Viễn thị, dù ở mức độ nhẹ hay nặng, đều có thể gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, việc khám mắt định kỳ là vô cùng quan trọng để phát hiện và điều trị viễn thị kịp thời, ngăn ngừa tình trạng tăng độ và các biến chứng nguy hiểm khác. Đừng ngần ngại đến các cơ sở y tế chuyên khoa mắt uy tín như Bệnh viện Mắt Sài Gòn để được tư vấn và điều trị. Bảo vệ đôi mắt chính là bảo vệ cuộc sống của bạn.

Xem thêm:

Nguồn tham khảo:

1. Refractive Errors

  • Link tham khảo: https://www.nei.nih.gov/learn-about-eye-health/eye-conditions-and-diseases/refractive-errors
  • Ngày tham khảo: 1/1/2025

2. Farsightedness: What Is Hyperopia? 

  • Link tham khảo: https://www.aao.org/eye-health/diseases/hyperopia-farsightedness
  • Ngày tham khảo: 1/1/2025