Kiểm soát mắt cận thị bằng OrthoK – Chi phí

Cận thị là một vấn đề sức khỏe đang ngày càng trở nên phổ biến ở xã hội hiện đại. Trong đó, kiểm soát mắt cận thị bằng OrthoK là một trong những giải pháp chỉnh hình giác mạc không phẫu thuật tương đối mới, tính an toàn cao, giúp cải thiện thị lực và ngăn ngừa cận thị tiến triển, đặc biệt phù hợp với trẻ em. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về phương pháp này trong bài viết dưới đây.

Phương pháp Ortho-K là gì? Có đắt không?

Ortho-K là một phương pháp điều chỉnh giác mạc tạm thời không cần phẫu thuật
Ortho-K là một phương pháp điều chỉnh giác mạc tạm thời không cần phẫu thuật

Ortho-K (Orthokeratology) là một phương pháp chỉnh hình giác mạc tạm thời mà không phẫu thuật. Bằng cách sử dụng một loại kính áp tròng đặc biệt đeo vào ban đêm trong khoảng 7 – 8 giờ khi ngủ, sau khi tháo kính, bạn có thể nhìn rõ cả ngày mà không cần sử dụng kính gọng hay kính áp tròng mềm.

Lắp kính OrthoK là một quy trình phức tạp, đòi hỏi bác sĩ chuyên môn cao và nhiều lần tái khám để điều chỉnh kính phù hợp. Do đó, chi phí của phương pháp này khá cao, dao động từ 15.000.000 – 25.000.000 đồng/1 cặp, tùy thương hiệu và tình trạng khúc xạ. Nếu mắc cả cận và loạn thị, chi phí có thể cao hơn do cần điều chỉnh nhiều lần.

Nhiều người nghĩ rằng kiểm soát mắt cận thị bằng OrthoK không dành cho người cận thị, viễn thị, loạn thị và thậm chí là lão thị, nhưng trên thực tế là ngược lại. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Bruce T. Williams từ tạp chí Contact Lens Spectrum, kính Ortho-K mang lại hiệu quả cho nhiều tật khúc xạ khác nhau.

Dù vậy, 90% các trường hợp điều trị tập trung vào cận thị và loạn thị nhẹ, việc điều trị viễn thị và lão thị vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam, chủ yếu do quy trình chỉnh kính phức tạp và chi phí cao hơn đáng kể so với điều trị cận thị.

Tại sao người bệnh nên sử dụng kính OrthoK?

Kình OrthoK giúp giảm tiến triển độ cận lên tới 50%
Kình Ortho-K giúp giảm tiến triển độ cận lên tới 50%

Một trong những lý do quan trọng nhất khiến kính Ortho-K được chú ý đó là phương pháp này đã được chứng minh có khả năng làm chậm tốc độ tiến triển của cận thị lên tới 50%, đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bởi theo WHO, cận thị từ 5 Diop trở lên được xem là cận thị cao, làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm như bong võng mạc hay thoái hóa điểm vàng do cận thị.

Do đó, Ortho-K được khuyến nghị để kiểm soát cận thị ở trẻ em, giúp giảm nguy cơ phát triển cận thị nặng và các biến chứng sau này. Ngoài ra, phương pháp không này không xâm lấn như phẫu thuật, nên sẽ phù hợp được cho nhiều đối tượng, đặc biệt những bệnh nhân chưa đủ tuổi phẫu thuật hoặc không muốn thực hiện phẫu thuật khúc xạ.

Bên cạnh đó, kính Ortho-K cũng đem lại sự thoải mái cho người dùng trong các sinh hoạt và vận động hằng ngày, vì sự thay đổi giác mạc sau khi đeo kính vào ban đêm có thể kéo dài cả ngày hôm sau, giúp người dùng không cần phải đeo kính cận hoặc kính áp tròng khác.

Chỉ định sử dụng kính OrthoK

Kình OrthoK phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau
Kình OrthoK phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau

Kính áp tròng ban đêm Ortho-K được sử dụng để điều chỉnh các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị và loạn thị. Phương pháp này phù hợp với những người chưa từng phẫu thuật khúc xạ, cụ thể:

  • Trẻ em từ 7 tuổi trở lên, đủ khả năng phối hợp với bác sĩ và phụ huynh khi thăm khám.
  • Người trẻ bị cận thị < -6.00D và loạn thị đến -2.50D (độ loạn không vượt quá 1/2 độ cận).
  • Trẻ em có độ cận cao để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
  • Người có thị lực chỉnh kính thấp do tật khúc xạ.
  • Người bị cận thị lệch muốn ngăn chênh lệch độ cận giữa hai mắt.
  • Người không muốn hoặc không đủ điều kiện phẫu thuật khúc xạ.

Hiện tại, phương pháp OrthoK được FDA chấp thuận điều trị cận thị đến -6.00D, nhưng hiệu quả nhất với độ cận dưới -4.50D. Loạn thị có thể điều chỉnh đến -2.50D, nhưng lý tưởng nhất là dưới -1.50D.

Chống chỉ định:

  • Người bị khô mắt hoặc có cơ địa dị ứng.
  • Người từng phẫu thuật tật khúc xạ.
  • Mắt bị viêm nhiễm hoặc có bệnh lý ở bán phần trước nhãn cầu.
  • Các bệnh lý ảnh hưởng đến kết giác mạc hoặc hệ thống mắt.

Kiểm soát cận thị bằng phương pháp OrthoK bao nhiêu tiền tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Bệnh viện Mắt Sài Gòn có nhiều chi nhánh khác nhau tại TP.HCM và Hà Nội
Bệnh viện Mắt Sài Gòn có nhiều chi nhánh khác nhau tại TP.HCM và Hà Nội

Tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn, chi phí kính Ortho-K thường dao động từ 15 – 25 triệu đồngb tùy thuộc vào tình trạng mắt. Bệnh viện Mắt Sài Gòn là một trong những địa chỉ uy tín để thực hiện phương pháp Ortho-K. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, bệnh viện cam kết mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất cho khách hàng.
Ưu điểm của Bệnh viện Mắt Sài Gòn:

  • Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm
  • Trang thiết bị hiện đại
  • Quy trình khám chữa bệnh chuyên nghiệp
  • Chăm sóc khách hàng tận tâm

Một số chi nhánh của Mắt Sài Gòn ở TP.HCM và Hà Nội:

Tại TP.HCM:

  • Mắt Sài Gòn Cách Mạng Tháng Tám: Số 473, Đường Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
  • Mắt Sài Gòn Lê Thị Riêng: Số 98-100, Đường Lê Thị Riêng, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
  • Mắt Sài Gòn Ngô Gia Tự: Số 355-365, Đường Ngô Gia Tự, Phường 2, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.

Tại Hà Nội:

  • Mắt Sài Gòn Nguyễn Du: Số 77, Đường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
  • Mắt Sài Gòn Đường Láng: Số 532, Đường Láng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.

Hướng dẫn sử dụng kính chỉnh hình giác mạc ban đêm Ortho-K

Đảm bảo rửa tay sạch trước khi sử dụng kính
Đảm bảo rửa tay sạch trước khi sử dụng kính

Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh các biến chứng, bạn cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng của bác sĩ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước mà bạn có thể tham khảo:

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết: Chuẩn bị gương, dung dịch vệ sinh kính, nước mắt nhân tạo, nước muối sinh lý, hộp đựng kính, dụng cụ tháo kính và một tờ khăn giấy sạch trải trên bàn.
  • Bước 2: Vệ sinh tay sạch sẽ: Cắt ngắn móng tay, rửa sạch tay bằng xà phòng, sau đó lau khô bằng khăn giấy sạch. Tránh lau tay bằng khăn mặt, quần áo hoặc chạm vào các vật dụng khác. Không thực hiện thao tác trong nhà vệ sinh.
  • Bước 3: Vệ sinh kính trước khi đeo: Đặt kính vào lòng bàn tay, nhỏ dung dịch rửa kính và miết nhẹ nhàng từ trung tâm ra ngoài trong 1-2 phút. Lau khô phần dung dịch thừa bằng khăn giấy sạch.
  • Bước 4: Chuẩn bị kính để đeo: Đặt kính lên đầu ngón tay trỏ, nhỏ một giọt nước mắt nhân tạo vào lòng kính để tạo độ ẩm.
  • Bước 5: Đeo kính OrthoK: Dùng tay không thuận giữ mi mắt, tay thuận từ từ đưa kính lên mắt theo hướng từ dưới lên. Nhìn xuống để dễ chịu hơn. Đeo kính qua đêm và tháo ra vào sáng hôm sau.
  • Bước 6: Tháo kính OrthoK: Rửa sạch tay như khi đeo kính. Nhỏ một giọt nước mắt nhân tạo vào mắt, chớp nhẹ để nước thấm vào giữa kính. Dùng tay đẩy nhẹ mi dưới, cảm nhận kính di chuyển. Giữ mi mắt bằng tay không thuận, dùng tay thuận cầm dụng cụ tháo kính đặt vào ⅓ kính phía dưới, chạm nhẹ và lấy kính ra.
  • Bước 7: Vệ sinh và cất kính: Làm sạch kính kỹ lưỡng theo các bước như khi lấy kính ra, sau đó cất kính vào khay đựng để đảm bảo vệ sinh cho lần sử dụng tiếp theo.

Những điều cần biết khi sử dụng kính Ortho-K

Dưới đây là một số điều bạn cần biết khi lựa chọn phương pháp kính Ortho-K:

  • Chỉ sử dụng kính khi ngủ: Ortho-K là kính áp tròng cứng được thiết kế để đeo ban đêm, giúp điều chỉnh giác mạc. Kính không sử dụng vào ban ngày như các loại kính áp tròng mềm.
  • Có thể gặp một số triệu chứng tạm thời: Khi đeo kính, bạn có thể bị khô mắt, mắt đỏ, chảy nước mắt, nhạy cảm ánh sáng, nhìn mờ hoặc cộm xốn. Tuy nhiên các triệu chứng này thường thoáng qua và sẽ tự giảm sau một thời gian mà không cần điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường hoặc khó chịu kéo dài, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa mắt để được tư vấn và điều chỉnh phù hợp.
  • Không điều trị hết cận vĩnh viễn: Khi ngừng đeo kính Ortho-K, độ cận sẽ quay lại như ban đầu. Tuy nhiên, kính vẫn giúp kiểm soát và hạn chế tăng độ cận ở trẻ em.
  • Khám mắt định kỳ: Để sử dụng kính Ortho-K an toàn và hiệu quả, cần tuân thủ vệ sinh và lịch tái khám định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa mắt. Bác sĩ sẽ theo dõi sự phù hợp của kính, tiến triển giác mạc và đưa ra chỉ định phù hợp.
  • Thay kính định kỳ sau 1 – 2 năm: Thời gian thay kính tùy theo chỉ định bác sĩ, nhưng thường là sau 1 – 2 năm hoặc khi kính bị hư hỏng như rơi, nứt, vỡ
  • Ngưng kính vẫn có thể mổ cận: Kính Ortho-K chỉ tạo tác động tạm thời lên giác mạc trong thời gian đeo kính. Khi ngừng sử dụng, giác mạc sẽ trở về hình dạng ban đầu mà không gây tổn hại vĩnh viễn. Vì thế, sau 18 tuổi, bệnh nhân có thể ngưng sử dụng kính Ortho-K và thực hiện phẫu thuật xóa cận.
  • Phẫu thuật sau khi dùng Ortho-K: Nếu muốn phẫu thuật điều trị cận sau khi dùng Ortho-K, bạn cần ngưng kính trong một thời gian (có thể vài tháng) để giác mạc trở lại trạng thái ban đầu theo chỉ định của bác sĩ.

Với tình trạng cận thị ngày càng gia tăng, đặc biệt ở học sinh, Ortho-K là lựa chọn đáng cân nhắc để kiểm soát cận thị mà không cần phẫu thuật. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và đưa ra lựa chọn phù hợp cho đôi mắt của mình.

Trên đây là những thông tin về phương pháp kiểm soát mắt cận thị bằng OrthoK, chi phí cũng như những lưu ý khi sử dụng. Có thể nói đây là một lựa chọn hiện đại, an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa cận thị tiến triển ở trẻ em. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp cải thiện thị lực và ngăn ngừa biến chứng cận thị cho con em mình, hãy liên hệ với Bệnh viện Mắt Sài Gòn để được tư vấn, khám và điều trị với kính Ortho-K ngay hôm nay!

Xem thêm:

Nguồn tham khảo:

1. Ortho-k for myopia control

  • Link tham khảo: https://www.mykidsvision.org/knowledge-centre/ortho-k-for-myopia-control
  • Ngày tham khảo: 04/01/2025

2. Use of Orthokeratology for the Prevention of Myopic Progression in Children

  • Link tham khảo: https://www.aaojournal.org/article/S0161-6420(18)33073-2/fulltext
  • Ngày tham khảo: 04/01/2025