Hướng dẫn sử dụng insulin cho người mới chẩn đoán đái tháo đường type 1

Đái tháo đường type 1 là một bệnh lý đòi hỏi người bệnh phải sử dụng insulin để kiểm soát đường huyết. Việc hiểu rõ cách sử dụng insulin đúng cách là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng insulin cho người mới chẩn đoán bệnh. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về chủ đề này nhé!

Hướng dẫn sử dụng insulin đúng cách

Cách tiêm insulin với ống tiêm và lọ insulin

Việc thực hiện đúng các thao tác tiêm sẽ giúp đảm bảo lượng thuốc được đưa vào cơ thể một cách đầy đủ
Việc thực hiện đúng các thao tác tiêm sẽ giúp đảm bảo lượng thuốc được đưa vào cơ thể một cách đầy đủ

Khi sử dụng ống tiêm và lọ insulin, bạn cần thực hiện các bước sau đây để có thể tiêm đúng liều và đạt hiệu quả:

  • Trước tiên, cần kiểm tra liều lượng insulin được chỉ định khi tiêm.
  • Lắc đều lọ insulin nếu sử dụng insulin hỗn hợp.
  • Chọn vùng da phù hợp để tiêm (thường là bụng hoặc đùi).
  • Đưa kim tiêm thẳng vào da với góc 90 độ.
  • Giữ kim trong da khoảng 5-10 giây sau khi tiêm.
  • Không rút kim quá sớm để tránh insulin bị rò rỉ ra ngoài.
Việc thực hiện đúng các thao tác tiêm sẽ giúp đảm bảo lượng thuốc được đưa vào cơ thể một cách đầy đủ. Điều này cũng ngăn chặn tình trạng thuốc bị trào ngược ra ngoài, giúp tăng hiệu quả điều trị.

Sử dụng bút tiêm insulin

Bút tiêm insulin là một thiết bị tiện lợi, được thiết kế để hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường
Bút tiêm insulin là một thiết bị tiện lợi, được thiết kế để hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường

Bút tiêm insulin là một thiết bị tiện lợi, được thiết kế để hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường trong việc tiêm insulin một cách dễ dàng và chính xác. Đây là phương pháp phổ biến, giúp người bệnh có thể tự tiêm tại nhà mà không cần đến sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Các bước sử dụng bút tiêm insulin là:

  • Kiểm tra liều lượng insulin và đảm bảo bút tiêm đã được thay kim mới.
  • Làm sạch vùng da trước khi tiêm.
  • Giữ bút tiêm vuông góc với da và ấn mạnh vào nút tiêm.
  • Sau khi tiêm, đếm 5 giây để đảm bảo insulin được hấp thụ hoàn toàn.
Hướng dẫn bút tiêm Insulin
Hướng dẫn bút tiêm Insulin

Cũng giống như cách tiêm với lọ insulin là cần phải giữ kim tiêm vài giây sau khi tiêm để đảm bảo thuốc có thể vào có thể hoàn toàn và tạo hiệu quả tốt nhất.

Tuy nhiên giữa bút tiêm insulin và sử dụng kim tiêm với lọ insulin thì cả 2 đều có mặt lợi ích khác nhau. Bút tiêm insulin tiện lợi, dễ sử dụng và giúp định liều chính xác hơn so với kim tiêm với lọ insulin. Người bệnh có thể tự tiêm nhanh chóng, ít đau và mang theo khi di chuyển. Trong khi đó, kim tiêm với lọ insulin có chi phí thấp hơn nhưng cần thao tác rút thuốc thủ công, dễ gây thiếu hay thừa thuốc và mất nhiều thời gian hơn. Do đó, bút tiêm phù hợp cho người muốn tiêm nhanh, còn kim tiêm với lọ thích hợp cho những ai muốn tiết kiệm chi phí.

Chú ý, không nên xoa bóp vùng da vừa tiêm vì điều này có thể ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ insulin, làm thay đổi mức độ giải phóng thuốc vào cơ thể. Việc này có thể dẫn đến sự dao động không mong muốn của đường huyết, ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát bệnh.

Chọn đúng vị trí tiêm

Khi sử dụng insulin, việc lựa chọn vị trí tiêm phù hợp rất quan trọng để tối ưu hiệu quả điều trị và giảm đau
Khi sử dụng insulin, việc lựa chọn vị trí tiêm phù hợp rất quan trọng để tối ưu hiệu quả điều trị và giảm đau

Khi sử dụng insulin, việc lựa chọn vị trí tiêm phù hợp rất quan trọng để tối ưu hiệu quả điều trị và giảm đau. Vị trí tiêm phổ biến nhất là vùng bụng, đặc biệt là khu vực cách rốn ít nhất 2.5 cm, và mặt ngoài cánh tay, mông và đùi.

Các vị trí tiêm cần được thay đổi liên tục để tránh tạo sẹo và tổn thương mô xung quanh vị trí tiêm, giúp insulin được hấp thụ tốt hơn. Hãy tránh tiêm vào những vùng có vết thâm, sưng hoặc viêm. Trước khi tiêm, cần vệ sinh sạch sẽ khu vực tiêm để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Theo dõi và giám sát mức đường huyết

Việc theo dõi cũng giúp người bệnh nhận diện những thay đổi trong cơ thể và can thiệp sớm khi có dấu hiệu bất thường
Việc theo dõi cũng giúp người bệnh nhận diện những thay đổi trong cơ thể và can thiệp sớm khi có dấu hiệu bất thường

Việc theo dõi mức đường huyết hàng ngày là vô cùng quan trọng đối với người mắc đái tháo đường type 1 vì bệnh này liên quan đến sự thiếu hụt insulin, khiến khả năng điều chỉnh mức đường huyết bị mất đi.

Theo dõi đường huyết hàng ngày:

Bệnh nhân dùng insulin cần đo đường huyết ít nhất trước mỗi bữa ăn. Phụ nữ mang thai, người mệt mỏi hoặc khó nhận biết hạ đường huyết nên kiểm tra 4-6 lần/ngày, đặc biệt khi có hoạt động thể lực bất thường hoặc nhịn ăn.

Mục tiêu đường huyết:

  • Lúc đói từ 3,9-6,7 mmol/l, sau ăn <7,8 mmol/l.
  • Ở người cao tuổi: lúc đói 5,6-8,3 mmol/l, sau ăn <11,1 mmol/l.
  • Phụ nữ mang thai: trước ăn <5,3 mmol/l, sau ăn <6,7 mmol/l.

Theo dõi HbA1c 3 tháng/lần: Phản ánh mức đường huyết trung bình, mục tiêu duy trì <6,5-7% nếu kiểm soát tốt.

Hiệu chỉnh liều insulin: Dựa trên kết quả đường huyết trước đó và các yếu tố ảnh hưởng như hoạt động thể lực hoặc bữa ăn kế tiếp.

Để kiểm soát bệnh và ngăn ngừa các biến chứng như hạ đường huyết, tăng đường huyết hoặc tổn thương các cơ quan, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra mức đường huyết để điều chỉnh liều insulin kịp thời.

Việc theo dõi cũng giúp người bệnh nhận diện những thay đổi trong cơ thể và can thiệp sớm khi có dấu hiệu bất thường, từ đó giữ cho mức đường huyết ổn định và giảm nguy cơ biến chứng lâu dài.

Cách bảo quản insulin

Để insulin luôn phát huy tác dụng tối đa, việc bảo quản đúng cách là rất quan trọng.

  • Lọ insulin: Sau khi mở, lọ insulin có thể được bảo quản trong tủ lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng dưới 25°C. Tuy nhiên, dù bảo quản theo cách nào, lọ đã mở chỉ có thể sử dụng trong khoảng 28 ngày đến 6 tuần, tùy theo loại insulin. Nếu bảo quản trong tủ lạnh, cần lấy ra và làm ấm (lăn nhẹ giữa hai tay) trước khi tiêm để đạt nhiệt độ phòng.
  • Bút tiêm insulin: Sau lần sử dụng đầu tiên, không nên bảo quản bút tiêm trong tủ lạnh mà cần giữ ở nhiệt độ phòng dưới 25°C hoặc 30°C, tùy theo từng loại insulin. Thời gian sử dụng bút tiêm cũng phụ thuộc vào từng sản phẩm cụ thể.

Ngoài ra một số nguyên tắc quan trọng sau đây cần được chú ý, giúp bảo quản insulin an toàn và đúng tiêu chuẩn.

  • Tránh nhiệt độ cao (>30°C), ánh nắng mặt trời và không để trong xe hơi đóng kín.
  • Không bảo quản insulin ở nơi quá lạnh như ngăn đông tủ lạnh.
  • Ghi ngày mở lọ hoặc lấy insulin ra khỏi tủ lạnh để theo dõi thời gian sử dụng.
  • Kiểm tra insulin trước khi dùng: Quan sát màu sắc, độ trong, cục vón, hạt hoặc tinh thể bất thường. Insulin trong suốt phải luôn trong suốt.
  • Không sử dụng insulin có mùi lạ hoặc đã hết hạn.
  • Khi di chuyển xa, bảo quản insulin ở nơi thoáng mát (<30°C) hoặc trong thùng giữ nhiệt, tránh tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh.

Chương trình “Hướng dẫn Thay đổi Lối sống – Phòng ngừa bệnh Mãn tính” của DIAB giúp người tham gia thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống và vận động để phòng ngừa các bệnh như đái tháo đường tuýp 2 . Với các buổi tư vấn trực tiếp từ bác sĩ và huấn luyện viên sức khỏe, chương trình này giúp cải thiện sức khỏe toàn diện và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Một số câu hỏi thường gặp

Loại insulin nào là tốt nhất?

Không có loại insulin nào được coi là “tốt nhất” cho tất cả bệnh nhân. Mỗi loại insulin có thời gian tác dụng và hiệu quả khác nhau, vì vậy lựa chọn loại insulin phù hợp phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và nhu cầu của mỗi người bệnh. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân để kê đơn loại insulin phù hợp.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có cần tiêm insulin không?

Tiểu đường type 2 thường được kiểm soát bằng chế độ ăn uống, luyện tập thể thao và thuốc uống. Tuy nhiên, Nếu thuốc uống không hiệu quả hoặc có các vấn đề sức khỏe khác như chấn thương, bệnh nhân tiểu đường type 2 có thể cần tiêm insulin để kiểm soát đường huyết.

>> Xem thêm

Việc sử dụng insulin đúng cách là yếu tố quan trọng để kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng cho người bệnh đái tháo đường type 1. Hãy luôn tuân thủ chỉ định của bác sĩ và kiểm tra đường huyết thường xuyên để duy trì sức khỏe tốt. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích hãy chia sẻ chúng đến với bạn bè và người thân của mình nhé!