Bạn đã biết hết thông tin thẻ bảo hiểm y tế điện tử chưa?

Thẻ bảo hiểm y tế điện tử là gì, đặc điểm như thế nào, cách dùng và cách đăng ký ra làm sao? Tất cả vấn đề này sẽ được Docosan làm rõ trong bài viết dưới đây. Hãy theo dõi để biết thêm thông tin.

Bảo hiểm y tế điện tử là gì?

Thẻ bảo hiểm y tế điện tử được làm từ chất liệu nhựa cứng, có kích thước và hình dáng gần giống như thẻ ATM hiện nay. Trên thẻ có ghi thông tin cơ bản của chủ thẻ nhưng được tối giản, bao gồm: họ và tên, ngày cấp, mã số thẻ. Tuy nhiên, các thông tin này được mã hóa và chỉ tra cứu được khi có thiết bị điện tử được kết nối mạng hoặc kho dữ liệu của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định và hướng dẫn một số điều ở Luật Bảo hiểm y tế. Theo đó, dự kiến sẽ phát hành thẻ bảo hiểm y tế điện tử cho người tham gia bảo hiểm y tế chậm nhất vào ngày 1/1/2020. Như vậy, dự kiến trong tương lai sẽ có rất nhiều người dân sử dụng loại thẻ này để khám chữa bệnh.

bảo hiểm y tế điện tử
Bảo hiểm y tế điện tử là gì?

Đặc điểm của thẻ bảo hiểm y tế điện tử

Thẻ bảo hiểm y tế điện tử ra đời để thay thế cho thẻ bảo hiểm y tế dạng giấy. Trên thực tế, thẻ bảo hiểm y tế dạng điện tử sẽ có những đặc điểm cơ bản sau:

  • Trên thẻ bảo hiểm y tế điện tử có gắn chip điện tử. Mỗi thẻ bảo hiểm sẽ được gắn con chip này để lưu trữ thông tin của người tham gia. Chúng đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo người sử dụng thẻ có thể truy cập vào thông tin tham gia bảo hiểm y tế của mình, thời gian tham gia, hồ sơ khám chữa bệnh, mức hưởng, thời hạn thẻ,…
  • Thông tin nhận dạng sinh trắc học. Điều này có thể hiểu, khi đi khám chữa bệnh theo dạng có thẻ bảo hiểm y tế thì có thể được nhận dạng khuôn mặt hoặc vân tay. Các thông tin này được lưu trữ điện tử tích hợp bên trong thẻ để tránh việc mượn thẻ, giả mạo thẻ khi khám chữa bệnh.
  • Thẻ bảo hiểm y tế điện tử được làm từ chất liệu nhựa cứng PVC, chống nước, bền và có kích thước nhỏ gọn như thẻ ATM. Điều này giúp người tham gia sử dụng lâu dài, bền, tiện lợi khi mang đi và không còn lo lắng đến việc rách thẻ.
  • Trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế điện tử có in mã số thẻ gồm 10 chữ số tương ứng với mỗi thẻ chỉ có 1 mã duy nhất.
  • Mặt sau của thẻ có mã QR code. Mã này được ví như tem điện tử, người ta có thể sử dụng mãn này để truy cập thông tin điện tử của người tham gia.
bảo hiểm y tế điện tử
Đặc điểm của thẻ bảo hiểm y tế điện tử

Lợi ích của thẻ bảo hiểm y tế điện tử trong khám chữa bệnh

So với thẻ bảo hiểm y tế giấy, thẻ bảo hiểm y tế điện tử mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho người tham gia bảo hiểm y tế mà còn cho cả cơ quan quản lý hồ sơ bảo hiểm xã hội hay các cơ sở y tế khám chữa bệnh khi thực hiện kiểm soát đối tượng tham gia hoặc thủ tục liên quan đến chế độ hưởng bảo hiểm y tế. Cụ thể hơn:

  • Lợi ích đối với người tham gia bảo hiểm y tế: Khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, người bệnh không cần phải mang theo bất kỳ giấy tờ tùy thân nào. Đơn vị khám chữa bệnh có thể tra cứu thông tin bảo hiểm y tế của bệnh nhân thông qua con chip được gắn trên mỗi thẻ. Hơn thế, người tham gia không cần lo lắng đến tình trạng rách thẻ, thẻ bị ướt. Người tham gia có thể sử dụng lâu dài, bền và thuận tiện khi cầm theo.
  • Lợi ích đối với cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế: Có thể tra chính xác các thông tin cơ bản của người tham gia khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Theo dõi được tình trạng khám chữa bệnh, hồ sơ bệnh án cũ. Hơn thế, điều này còn giảm thiểu được tối đa trường hợp gian lận, mượn thẻ bảo hiểm y tế đi khám chữa bệnh.
  • Đối với cơ bản quản lý bảo hiểm y tế: Cơ quan bảo hiểm y tế có thể dễ dàng kiểm soát tình hình tham gia bảo hiểm y tế của người tham gia, tình trạng trục lợi, lạm dụng của quỹ bảo hiểm y tế. Các thủ tục rườm rà và phức tạp sẽ được tối giản hóa, rút ngắn thời gian làm thủ tục giám định, quyết toán chi phí khám chữa bệnh, chi trả bảo hiểm y tế nhanh chóng cho bệnh nhân.
bảo hiểm y tế điện tử
Lợi ích của thẻ bảo hiểm y tế điện tử mà bạn chưa rõ

Cách đăng ký thẻ bảo hiểm y tế điện tử

VssID là một trong những ứng dụng bảo hiểm y tế điện tử thông dụng nhất hiện nay. Ứng dụng cung cấp các tính năng tra cứu bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm tai nạn của người tham gia. Bao gồm các loại hình thông tin về thẻ, lịch sử tham gia cũng như lịch sử thanh toán chi phí khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, ứng dụng còn cung cấp tính năng hỗ trợ chăm sóc khách hàng qua nhiều hình thức tiên tiến và hiện đại.

Việc đăng ký và cách sử dụng thẻ bảo hiểm y tế điện tử khá đơn giản. Bạn có thể thực hiện qua các bước sau:

  • Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VssID – Bảo hiểm xã hội. Khi giao diện đăng nhập mở ra hãy thực hiện đăng nhập ứng dụng bằng thông tin tài khoản cá nhân. Đối với trẻ nhỏ thì đăng ký bằng thông tin tài khoản của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ.
  • Bước 2: Kê khai thông tin đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan bảo hiểm xã hội. Sau khi cập nhật đầy đủ thông tin cá nhân, hãy bấm Tiếp tục.
  • Bước 3: Cập nhật ảnh cá nhân, mặt trước và mặt sau của chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu. Chọn tiếp tục để chuyển sang bước lựa chọn cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận tờ khai.
  • Bước 4: Lựa chọn cơ quan bảo hiểm xã hội gần nhất để tiếp nhận tờ khai. Tại bước này có thể đánh dấu vào ô “Gửi email tờ khai” nếu có nhu cầu nhận tờ khai qua email.
  • Bước 5: Gửi tờ khai bằng cách bấm “Gửi” đến hệ thống tiếp nhận hồ sơ của cơ quan bảo hiểm xã hội. 

Sau khi gửi lời khai thành công, ứng dụng sẽ gửi thông báo đến bạn. Vui lòng đến cơ quan bảo hiểm xã hội gần nhất với giấy tờ tùy thân để hoàn tất thủ tục.

bảo hiểm y tế điện tử
Cách làm thẻ bảo hiểm y tế điện tử trên ứng dụng VssID khá đơn giản và nhanh chóng

Khác xa với thẻ bảo hiểm y tế loại giấy, thẻ bảo hiểm y tế điện tử mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực mà không phải ai cũng biết đến. Với những thông tin được cập nhật trong bài viết hy vọng giúp bạn hiểu và nắm rõ được những vấn đề cơ bản nhất về loại thẻ bảo hiểm này. Khi cần sự trợ giúp, hãy chủ động liên hệ với nhân viên bảo hiểm y tế để được tư vấn.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.