Bệnh nhược cơ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Theo thống kê, bệnh nhược cơ có tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 14-20 người trong số 100.000 người. Là một tình trạng hiếm gặp, nhưng việc có thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bệnh nhược cơ sẽ giúp cho bạn đọc có thể chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân một cách tốt nhất. Cùng Docosan tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Triệu chứng của nhược cơ

Nhược cơ là một bệnh rối loạn thần kinh cơ gây yếu cơ xương – những cơ mà cơ thể sử dụng để vận động. Tình trạng này xảy ra khi sự kết nối giữa các tế bào thần kinh và cơ bắp bị suy giảm, dẫn đến yếu cơ.

Triệu chứng chính của bệnh nhược cơ là việc yếu các cơ xương. Các cơ không thể co lại bình thường xảy ra bởi vì chúng không thể phản ứng với các xung thần kinh. Nếu không có sự truyền xung động thích hợp, sự kết nối giữa thần kinh và cơ sẽ bị chặn, dẫn đến cơ yếu đi.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh nhược cơ bao gồm:

  • Khó nói chuyện.
  • Khó khăn khi đi lên cầu thang hoặc nâng đồ vật.
  • Liệt mặt.
  • Khó thở do yếu cơ.
  • Khó nuốt hoặc nhai.
  • Mệt mỏi.
  • Giọng khàn.
  • Sụp mí mắt.
  • Tầm nhìn đôi.
nhược cơ
Liệt mặt là một triệu chứng thường gặp của bệnh nhược cơ

Không phải mọi bệnh nhân mắc bệnh nhược cơ đều có các triệu chứng trên, bên cạnh đó mức độ yếu cơ có thể thay đổi theo từng ngày. Sự nghiêm trọng của các triệu chứng thường tăng lên theo thời gian nếu không được điều trị.

Nguyên nhân gây ra nhược cơ

Bệnh nhược cơ là một chứng rối loạn thần kinh cơ, thường do vấn đề tự miễn dịch gây ra. Rối loạn tự miễn dịch xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh. Trong tình huống này, các kháng thể protein thường tấn công các chất lạ, có hại trong cơ thể, lúc này sẽ tấn công các điểm nối thần kinh cơ. Tổn thương màng tế bào thần kinh cơ làm giảm tác dụng của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, một chất quan trọng để kết nối giữa các tế bào thần kinh và cơ, dẫn đến yếu cơ.

Các nhà khoa học chưa xác định rõ nguyên nhân chính xác của phản ứng tự miễn dịch này. Theo Viện Y tế Quốc gia, bệnh nhược cơ thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi.

nhược cơ
Chưa thể xác định nguyên nhân chính gây nhược cơ

Điều trị bệnh nhược cơ

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi cá nhân, bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh nhược cơ có nguy hiểm không tùy thuộc vào các triệu chứng của bệnh và sự điều trị thích hợp. Hiện nay chưa có cách điều trị hoàn toàn cho bệnh nhược cơ, tuy nhiên các biện pháp dưới đây sẽ giúp bệnh nhân giảm thiểu các triệu chứng và kiểm soát hoạt động của hệ thống miễn dịch:

  • Sử dụng thuốc.
  • Loại bỏ tuyến ức.
  • Trao đổi huyết tương.
  • Tiêm tĩnh mạch.
  • Thay đổi lối sống.

Sử dụng thuốc

Corticosteroid và thuốc ức chế miễn dịch có thể được sử dụng để giúp giảm thiểu phản ứng miễn dịch bất thường. Ngoài ra, các chất ức chế cholinesterase, chẳng hạn như pyridostigmine (Mestinon), có thể được sử dụng để tăng kết nối giữa các dây thần kinh và cơ.

nhược cơ
Sử dụng thuốc điều trị nhược cơ

Loại bỏ tuyến ức

Cắt bỏ tuyến ức – một phần của hệ thống miễn dịch có thể thích hợp cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh nhược cơ. Sau khi cắt bỏ tuyến ức, bệnh nhân thường cải thiện được tình trạng yếu cơ.

Trao đổi huyết tương

Trao đổi huyết tương (hay còn gọi là Plasmapheresis) là quá trình loại bỏ các kháng thể có hại khỏi máu, điều này có thể giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp.

Plasmapheresis là một phương pháp điều trị ngắn hạn. Cơ thể sẽ tiếp tục sản xuất các kháng thể có hại và tình trạng suy nhược có thể tái phát. Trao đổi huyết tương rất hữu ích trong trường hợp trước khi phẫu thuật hoặc nếu cơ yếu đi rất nhiều.

nhược cơ
Trao đổi huyết tương có thể giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp

Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch

Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IVIG) là sản phẩm máu đến từ người hiến tặng. IVIG ảnh hưởng đến việc tạo ra các kháng thể, được sử dụng để điều trị bệnh nhược cơ tự miễn dịch.

Thay đổi lối sống

Có một số phương pháp mà bạn có thể thực hiện tại nhà để giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh nhược cơ:

  • Nghỉ ngơi nhiều để giúp giảm thiểu tình trạng yếu cơ.
  • Hạn chế căng thẳng và tiếp xúc với nhiệt, vì hai điều này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh nhược cơ.

Bác sĩ điều trị bệnh nhược cơ

  • Trung Tâm Chẩn Đoán Và Xét Nghiệm Y Khoa Điag – Medical Diag Center đã có hơn hơn 20 năm trong ngành dịch vụ y tế.
  • Phòng khám Vigor Health có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc, thăm khám sức khỏe và chữa bệnh.
  • Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare là một trong những trung tâm khám bệnh chất lượng cao và đáng tin cậy tại TP. HCM. – Tân Bình, TP.HCM.
  • Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Hà cung cấp gần như toàn diện các dịch vụ thăm khám chữa bệnh với gần 20 chuyên khoa. – Đống Đa, Hà Nội.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh nhược cơ thường tăng lên theo thời gian nếu không được điều trị đúng cách. Bạn đọc nên liên hệ với bác sĩ khi có những thắc mắc về dấu hiệu cũng như điều trị bệnh nhược cơ.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: healthline