Bong gân là hiện tượng dây chằng – những dải mô sợi cứng kết nối hai xương với nhau trong khớp – bị kéo căng hoặc rách. Loại chấn thương này thường xảy ra trong thể thao hay sinh hoạt hàng ngày, vị trí bong gân phổ biến nhất là ở mắt cá chân (hay còn gọi là lật sơ mi). Bài viết sau đây của Doctor có sẵn sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc về nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bong gân.
Tóm tắt nội dung
Nguyên nhân gây ra bong gân
Bong gân xảy ra khi cơ thể vận động quá sức, hoặc khớp bị căng nghiêm trọng dẫn đến rách dây chằng. Các trường hợp sau thường gây ra bong gân:
- Mắt cá chân: Đi bộ hoặc tập thể dục trên bề mặt không bằng phẳng, tiếp đất không vững khi nhảy.
- Đầu gối: Xoay người khi hoạt động thể thao.
- Cổ tay: Tiếp đất bằng bàn tay khi ngã.
- Ngón tay: Chấn thương khi chơi các môn thể thao chẳng hạn như quần vợt.
Trẻ em thường gặp tình trạng gãy xương hơn là bong gân. Nguyên nhân là vì trẻ có những vùng mô mềm hơn, được gọi là đĩa tăng trưởng gần đầu xương, các dây chằng xung quanh khớp thường mạnh hơn các đĩa tăng trưởng này.
Các yếu tố tăng nguy cơ gây ra bong gân bao gồm:
- Điều kiện môi trường: Bề mặt trơn trượt hoặc không bằng phẳng có thể khiến bạn dễ bị thương hơn.
- Mệt mỏi: Cơ bắp mệt mỏi ít có khả năng hỗ trợ tốt cho các khớp.
- Dụng cụ hỗ trợ: Giày dép hoặc dụng cụ thể thao khác không vừa vặn hoặc được bảo dưỡng kém.
Triệu chứng bong gân
Bong gân có thể có các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, nhưng thường bao gồm:
- Đau đớn.
- Sưng tấy.
- Bầm tím.
- Khả năng cử động khớp bị hạn chế.
- Nghe hoặc cảm thấy “bộp” trong khớp tại thời điểm bị thương.
Chẩn đoán bong gân
Trong quá trình khám sức khỏe, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sưng tấy và các điểm bị đau ở vùng chi bị ảnh hưởng của bạn. Vị trí và cường độ của cơn đau có thể giúp xác định mức độ và tính chất của tổn thương.
Bác sĩ có thể đề nghị chụp X-quang để xem xét nguy cơ gãy xương hoặc chấn thương xương khác. Hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để giúp chẩn đoán mức độ tổn thương.
Điều trị bong gân
Những cách chữa bong gân dưới đây giúp bạn nhanh chóng hồi phục bong gân tại nhà:
- Nghỉ ngơi: Tránh các hoạt động có thể gây đau, sưng hoặc khó chịu. Tuy nhiên bạn không cần tránh tất cả hoạt động thể chất.
- Chườm đá: Hãy chườm đá lên khu vực chấn thương ngay lập tức. Bạn có thể sử dụng một túi nước đá hoặc ngâm nước đá trong bồn tắm từ 15 đến 20 phút mỗi lần và lặp lại sau mỗi hai đến ba giờ vài ngày đầu sau chấn thương.
- Băng: Băng vết thương bằng băng thun cho đến khi hết sưng. Tuy nhiên đừng quấn quá chặt vì bạn có thể cản trở quá trình lưu thông. Bắt đầu quấn từ nơi xa trái tim nhất, nới lỏng băng quấn nếu cơn đau tăng lên, vùng da bị tê hoặc sưng tấy bên dưới vùng được quấn.
- Nâng cao: Nâng khu vực bị thương cao hơn mức tim của bạn giúp giảm sưng, chằng hạn như bong gân bàn chân, bạn có thể kê chân trên gối, đặc biệt là vào ban đêm.
- Thuốc giảm đau không kê đơn: Bạn có thể tham khảo ibuprofen (Advil, Motrin IB, v.v.) và acetaminophen (Tylenol, v.v.) v.v.
Sau hai ngày đầu, bạn có thể thực hiện một số động tác nhẹ nhàng ở vùng bị thương. Quá trình trị bong gân có thể mất vài ngày đến vài tháng, bạn sẽ thấy sự cải thiện dần dần.
Các trường hợp bị bong gân nghiêm trọng, chẳng hạn như dây chằng bị rách có thể cần phải phẫu thuật.
Bác sĩ điều trị bong gân
- Bác sĩ Nguyễn Văn Phúc là bác sỹ chuyên khoa về chuyên ngành trị liệu thần kinh cột sống, xương khớp thăm khám cho bệnh nhân tại Hà Nội.
- Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare là một trong những trung tâm khám bệnh chất lượng cao và đáng tin cậy tại TP. HCM. – Tân Bình, TP.HCM.
- Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Hà cung cấp gần như toàn diện các dịch vụ thăm khám chữa bệnh với gần 20 chuyên khoa. – Đống Đa, Hà Nội.
Nếu các triệu chứng bong gân không thuyên giảm sau một vài ngày, bạn cần liên hệ với các bác sĩ có chuyên môn để tìm ra hướng xử lí phù hợp nhất, hạn chế tình trạng bong gân mạn tính.
Vitamin B đóng vai trò quan trọng trong chức năng thần kinh, hỗ trợ tuần hoàn máu não và hỗ trợ sức khỏe xương khớp. Sử dụng NATB ngay để cơ thể luôn đủ vitamin B.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Nguồn tham khảo: mayoclinic