Cách phục hồi giãn dây chằng đầu gối sao cho hiệu quả?

Cách phục hồi giãn dây chằng đầu gối là thắc mắc ngày càng được nhiều người quan tâm. Bởi hiện nay ngày càng nhiều người mắc phải giãn dây chằng đầu gấu, nhưng chưa biết cách xử lý, hồi phục hiệu quả. Bài viết dưới đây của Doctor có sẵn sẽ gửi đến bạn thông tin về cách phục hồi giãn dây chằng đầu gối.

Giãn dây chằng đầu gối là gì?

Khớp gối là một khớp quan trọng của cơ thể, có chức năng nâng đỡ cơ thể, kết nối các xương và giúp chuyển động linh hoạt. Do đó, khi khớp gối bị tổn thương, căng giãn quá mức sẽ gây ảnh hưởng lên sức khoẻ người bệnh.

Giãn dây chằng đầu gối là tình trạng căng giãn quá mức của dây chằng chéo sau và dây chằng chéo trước. Bệnh này khiến người bệnh đột ngột đau nhức dữ đội hoặc đau âm ỉ kéo dài làm người bệnh khó hoạt động, sinh hoạt trong cuộc sống. Ngoài ra, khớp gối còn có thể bị sưng nóng, đỏ hoặc bầm tím quanh khu vực tổn thương.

Cách phục hồi giãn dây chằng đầu gối
Cách phục hồi giãn dây chằng đầu gối sao cho hiệu quả?

Nguyên nhân gây giãn dây chằng đầu gối

Chấn thương thể thao chiếm đến 70% trường hợp giãn dây chằng đầu gối. Một số bộ môn thể thao như bóng đá, nhảy cao, thể dục dụng cụ… đòi hỏi người chơi phải thường xuyên co duỗi khớp đột ngột, tiếp đất bằng chân. Điều này khiến khớp và dây chằng chịu nhiều áp lực và tăng nguy cơ chấn thương.

Ngoài ra giãn dây chằng đầu gối còn xảy ra sau một chấn thương trong lao động, tai nạn giao thông, té ngã, va đập trực tiếp vào đầu gối. Vận động khớp quá mức khiến ổ khớp hoạt động liên tục, dây chằng bị kéo căng và chịu nhiều áp lực dẫn đến căng giãn khó phục hồi.

Yếu tố nguy cơ gây giãn dây chằng đầu gối

Một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ giãn dây chằng đầu gối:

  • Tuổi tác cao
  • Giải phẫu khớp gối bất thường
  • Có tiền sử chấn thương khớp gối
  • Có một số bệnh lý xương khớp như thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp,…

Triệu chứng giãn dây chằng đầu gối

Đau là triệu chứng thường gặp nhất khi bị giãn dây chằng đầu gối. Tùy vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể bị đau nhức âm ỉ kéo dài trong nhiều ngày hoặc đau đột ngột, dữ dội khiến bệnh nhân không thể cử động khớp gối. Mức độ đau tăng lên theo thời gian hoặc khi cố gắng đứng dậy và cử động. Đau giảm nhẹ khi nghỉ ngơi và chườm đá.

Ngoài ra tổn thương dây chằng đầu gối còn làm phát sinh thêm nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác, bao gồm:

  • Khớp gối sưng to, nóng đỏ và bầm tím khu vực tổn thương.
  • Cứng khớp kèm theo tê.
  • Cảm giác yếu cơ rõ rệt.
  • Hạn chế hoạt động của khớp.
  • Khớp gối biến dạng.

Trong một số trường hợp, người bệnh chỉ bị đau nhức âm ỉ, không kèm theo những biểu hiện nêu trên. Tuy nhiên việc sớm thăm khám và điều trị là điều cần thiết để phòng ngừa rủi ro

Cách phục hồi giãn dây chằng đầu gối
Cách phục hồi giãn dây chằng đầu gối sao cho hiệu quả?

Giãn dây chằng đầu gối có nguy hiểm không?

Giãn dây chằng đầu gối là chấn thương nghiêm trọng, khó phục hồi và dễ gây di chứng ảnh hưởng sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra căng giãn dây chằng đầu gối lâu ngày hoặc không được điều trị đúng cách còn làm bệnh nhân đi khập khiễng, mất cân bằng và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như teo cơ chân, rách sụn chêm, thoái hóa khớp gối và suy giảm khả năng vận động

Chính vì vậy, bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Việc sớm can thiệp đúng cách có thể rút ngắn thời gian điều trị và ngăn ngừa các biến chứng.

Cách phục hồi giãn dây chằng đầu gối

Sau khi được các bác kĩ thăm khám, chẩn đoán, tuy theo mức độ nghiêm trọng mà có những biện pháp điều trị khác nhau.

  • Đối với giãn dây chằng đầu gối có mức độ nhẹ, phần lớn người bệnh đều đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị tại nhà như nghỉ ngơi, chườm lạnh, dùng thuốc không kê đơn…
  • Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh cần phục hồi chức năng bằng vật lý trị liệu và một số bài tập tăng cường theo hướng dẫn của chuyên gia.

Biện pháp khắc phục tại nhà

Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi tại chỗ giúp giảm áp lực lên khớp gối, ngăn chặn khớp gối tiếp tục tổn thương, giảm căng thẳng, thư giãn ổ khớp và làm dịu cơn đau. Người bệnh tuyệt đối không cố gắng đi lại hoặc vận động để tránh đau nhức nặng nề và biến dạng khớp.

Nâng cao đầu gối

Người bệnh cần nằm trên giường phẳng và sử dụng gối kê để nâng cao đầu gối. Nâng cao đầu gối giúp ngăn máu dồn về khu vực tổn thương, giúp giảm viêm, hạn chế sưng đỏ, ổn định khớp và làm dịu cơn đau.

Cách phục hồi giãn dây chằng đầu gối
Cách phục hồi giãn dây chằng đầu gối sao cho hiệu quả?

Chườm lạnh

Chườm lạnh là cách phục hồi giãn dây chằng đầu gối hiệu quả. Nhiệt độ thấp có tác dụng co mạch, giúp hạn chế sưng đỏ và đau nhức hiệu quả, cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.

Cố định khớp

Dùng băng hoặc nẹp cố định khớp sau khi chườm lạnh giúp ổn định khớp, tránh co duỗi không cần thiết và hạn chế một số hoạt động gây thêm tổn thương.

Sử dụng thuốc không kê đơn

Nếu những cách phục hồi giãn dây chằng đầu gối nêu trên không thể giúp cơn đau thuyên giảm, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc không kê đơn như: Paracetamol, Thuốc chống viêm không steroid (NSAID),  Thuốc xịt giảm đau chứa Menthol. Thông thường thuốc không kê đơn được sử dụng từ 3 – 5 ngày.

Tuy nhiên nếu đau nhức khớp gối không thuyên giảm, người bệnh cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được kê những loại thuốc thích hợp hơn.

Vật lý trị liệu

Phương pháp này có tác dụng chữa lành tổn thương, hạn chế đau nhức và phục hồi chức năng dây chằng. Tùy thuộc vào tình trạng, vật lý trị liệu bị động sẽ được áp dụng với những phương thức sau:

Siêu âm trị liệu

Các mô mềm tại khớp gối tổn thương sẽ được tác động bằng sóng có tần số từ 0.7 – 3.3. Phương thức này giúp giảm sưng, viêm, xoa dịu cơn đau và rút ngắn thời gian phục hồi dây chằng tổn thương.

Điện xung trị liệu

Là cách phục hồi giãn dây chằng đầu gối sử dụng xung điện có tần số thấp hoặc trung bình, tác động lên khớp gối bị tổn thương. Phương thức này có tác dụng ức chế dẫn truyền cơn đau và tăng vận chuyển chất dinh dưỡng giúp quá trình hồi phục tốt hơn.

Sóng ngắn trị liệu

Bác sĩ sẽ dùng bức xạ điện từ có bước sóng giao động trong khoảng 11m – 22m tác động vào mô mềm. Sóng ngắn trị liệu có tác dụng điều hòa khí huyết, đánh tan vết bầm, phục hồi chức năng dẫn truyền của dây thần kinh vận động.

Nhiệt trị liệu

Biện pháp này có tác dụng thư giãn các mô mềm, hạn chế và giảm đau nhức, tăng lưu lượng máu, phục hồi chức năng của dây chằng.

Bài tập phục hồi chức năng

Những bài tập phục hồi chức năng thường được áp dụng gồm: tập căng gối, tập duỗi gối thụ động, tập nhón chân,… áp dụng cho những trường hợp bị giãn dây chằng đầu gối có mức độ nhẹ hoặc dùng kết hợp với vật lý trị liệu. Biện pháp này giúp cải thiện cấu trúc ổ khớp, tăng tính linh hoạt, phục hồi chức năng vận động và khắc phục triệu chứng.

Cách phục hồi giãn dây chằng đầu gối
Cách phục hồi giãn dây chằng đầu gối sao cho hiệu quả?

Tóm lại, giãn dây chằng khớp gối gây sưng đau, hạn chế di chuyển, khó hồi phục và dễ để lại di chứng. Hiểu rõ về bệnh và các cách phục hồi giãn dây chằng đầu gối giúp điều trị an toàn và hiệu quả hơn.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo
Call Now Button