Chân chữ X là gì? Có điều trị khỏi được không?

Thông thường nếu chân chữ X chỉ ở mức độ nhẹ và không gây các triệu chứng bất thường thì không cần quá lo lắn. Tuy nhiên, nếu bệnh khởi phát muộn và ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sinh hoạt hàng ngày cần phải can thiệp y tế kịp thời. Vậy chân chữ X là bệnh gì, nguyên nhân nào gây ra bệnh và cách chữa ra sao? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết này.

chân chữ X

Chân chữ X là gì?

“Chân chữ X là gì?” nhiều người sẽ thắc mắc khi nghe đến cụm từ y khoa này. Thực ra, chân chữ X hay còn gọi là knock knees là hội chứng đầu gối chụm vào nhau và cẳng chân chỉa ra ngoài khiến hai bàn chân xòe ra, không khép được vào (tương tự như hình chữ X).

Trong y khoa còn gọi là hội chứng genus valgum với ý nghĩa từ với genus nghĩa là đầu gối còn valgum là vẹo chân ra ngoài. Có thể hiểu là sự diễn tả thế chân càng xuống phía dưới đầu gối thì càng xa trọng tâm cơ thể.

Chân chữ X hay vẹo đầu gối thường sẽ bao gồm 2 loại:

  • Chân chữ X sinh lý dễ gặp ở trẻ dưới 6 tuổi, 2 chân vẹo đều, dáng người bình thường, không kèm các triệu chứng khác đi kèm.
  • Chân chữ X bệnh lý thường gặp sau chấn thương hoặc đi kèm với các rối loạn sản sinh xương, ung thư,… Đa phần sẽ gặp ở trẻ nhỏ hơn 2 tuổi hoặc lớn hơn 7 tuổi với các tình trạng vẹo một bên, tầm vóc cơ thể thấp còi, vẹo tiến triển dần.

Hội chứng chân chữ X tự phát thường xảy ra ở nữ nhiều hơn nam. Những người bị thừa cân, béo phì thường hay bị hơn. Hầu hết trẻ em từ 2 – 4 tuổi thường có chân chữ X. Tuy nhiên khi đến độ tuổi từ 6 – 7 tuổi, chân trẻ sẽ dần dần tự điều chỉnh thẳng lại bình thường.

Khám và điều trị chân chữ X ở MTT Reha

MTT REHA Clinic ngoài là phòng khám chuyên về cơ xương khớp còn được biết đến như trung tâm đào tạo, thực hành lâm sàng cho các bệnh viện, khoa phục hồi chức năng và các phòng khám nhận chuyển giao công nghệ từ REHASO JSC. 

Phòng khám được trang bị đầy đủ các thiết bị, máy tập trị liệu cũng như khu vực tập luyện, chỉnh hình rộng rãi, hiện đại tạo sự tiện nghi, thoải mái cho người bệnh khi đến thăm khám và điều trị. MTT REHA Clinic luôn sử dụng các nguyên tắc điều trị cơ xương khớp trong y khoa để thực hành lâm sàng:

  • Vận dụng các kiến thức về y khoa, sinh lý học,… về xương khớp, thần kinh để xác định các nguyên nhân cũng như xây dựng các bài tập điều trị thích hợp.
  • Áp dụng phương pháp huấn luyện và điều trị khoa học, hiệu quả để cải thiện chức năng khớp xương như tình trạng chân chữ X.
  • Luôn luôn kết hợp các biện pháp trị liệu khác nhau để nhanh chóng đạt kết quả tốt trong điều trị các tình trạng lẫn nguyên nhân gây tật, chấn thương, bệnh lý về thần kinh – cơ xương.

MTT REHA chuyên cung cấp các dịch vụ thăm khám, chữa trị xương khớp đặc biệt lliên quan đến vấn đề tật xương khớp như chân chữ X, có thể liệt kê đến như:

  • Huấn luyện y học trị liệu MTT
  • Vật lý trị liệu
  • Phục hồi chức năng
  • Thể thao trị liệu
  • Cơ – xương – khớp
  • Đau cổ – vai – gáy

Dưới đây là các phản hồi đánh giá tích cực từ quý bệnh nhân đã trải nghiệm thăm khám và chữa trị tại MTT REHA Clinic. Từ đó, giúp mọi người sẵn sàng chọn lựa MTT REHA Clinic là địa chỉ chăm sóc sức khỏe cơ xương khớp cho bản thân và những thành viên trong gia đình:

  • Đội ngũ bác sĩ ở đây rất tận tình và vui vẻ. Sẽ giới thiệu cho anh em, bạn bè để đến đây điều trị. 10 điểm nha cả nhà.
  • Bác sĩ thăm khám theo dõi tình trạng tôi rất kĩ lưỡng. Kĩ thuật viên tận tình. 
  • Phòng khám rất tốt. Nhiều thiết bị máy móc hiện đại. Bác sĩ và kĩ thuật viên đều thân thiện nhiệt tình. Tuy mình ở tận Hà Nội nhưng vẫn vào đây khám và trị liệu ạ.
  • Bác sĩ giỏi, tư vấn dễ hiểu, đội ngũ kĩ thuật viên chuyên nghiệp. Rất hài lòng.
  • Thực sự điều trị nhiều nơi nhưng đến với MTT REHA Clinic mình thấy rất chuyên nghiệp, hiệu quả và thân thiện.

Có thể nhận thấy rằng MTT REHA  Clinic là điểm đến y tế chất lượng cho người bệnh khi gặp các vấn đề về khớp xương như tật chân chữ X cũng như các chấn thương, tai nạn khi hoạt động, làm việc nặng, tập luyện thể dục thể thao,… trong đời sống thường ngày.

Nguyên nhân gây tật chân chữ X

Chân chữ X hay vẹo đầu gối sinh lý đa phần do sự phát triển và tăng trưởng bình thường của xương có thể khiến đầu gối quay vào nhau nhưng chỉ thường gặp ở trẻ 2 – 4 tuổi. Đôi khi vẹo đầu gối tiến triển gây nên bởi một số nguyên nhân như:

  • Vết gãy đã lành ở khu vực đang phát triển của các xương quanh đầu gối có thể quay vào nhau.
  • Bệnh Osteochondrodysplasia liên quan đến biến đổi loạn sản xương di truyền hoặc các bệnh di truyền về xương, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương khớp.
  • Còi xương do cơ thể thiếu hụt canxi, vitamin D trong thời gian dài khiến xương mềm yếu, trẻ chậm phát triển và gây biến dạng xương.
  • Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên đầu gối kéo dài gây biến dạng xương chân, hình thành nên chân chữ X.
  • Chân chữ X là dị dạng đầu gối có thể xảy ra khi có khối u lành tính phát triển ở xung quanh đầu gối.
  • Nhiễm trùng hay chấn thương đầu gối và xương chân làm cản trở đến sự phát triển bình thường của xương chân, gia tăng nguy cơ tiến triển chân chữ X.
  • Một số bệnh lý khác cũng có nhiều khả năng gây nên tình trạng chân chữ X có thể liệt kê đến:
    • Chấn thương tấm tăng trưởng ở xương.
    • Viêm tủy xương.
    • Viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp gối.
    • Bệnh chuyển hóa.
    • Nguyên nhân bẩm sinh.

Cách nhận biết người bị chân chữ X

Chân chữ X đặc trưng bởi những dấu hiệu bên ngoài có thể dễ quan sát thấy:

  • Hai đầu gối chụm lại, chạm vào nhau và đẩy về phía nhau khi đứng thẳng hay đi bộ.
  • Cẳng chân mở rộng.
  • Hai mắt cá chân và bàn chân cách xa nhau hơn bình thường.
  • Bàn chân xoay mũi chân ra phía ngoài thay vì thẳng phía trước.

Một số trường hợp nặng hơn có thể thấy:

  • Đi khập khiễng.
  • Hay đau đầu gối.
  • Đầu gối không ổn định.
  • Một chân cao, chân thấp.
  • Đi lại khó khăn.
  • Tăng áp lực lên đầu gối và tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp.

Chân chữ X có nguy hiểm không?

Chân chữ X đa số trường hợp có thể nắn chỉnh được và không quá nguy hiểm. Đầu gối có thể khá hơn sau 7 tuổi và không gây các vấn đề khác. Một vài triệu chứng có thể khiến khó khăn khi đi lại, đi khập khiễng và gây đau đầu gối nhưng đều có thể kiểm soát tốt.

Nếu triệu chứng kéo dài ở giai đoạn muộn sau 7 tuổi hay ở tuổi trưởng thì dị dạng có thể kéo dài, đầu gối chịu nhiều áp lực có khả năng cao gây tiến triển nhiều bệnh lý xương khớp trong tương lai.

Chẩn đoán chân chữ X

Chẩn đoán lâm sàng

Việc chẩn đoán chân chữ X không quá khó khăn bằng việc quan sát những bất thường ở chân:

  • Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, quan sát biểu hiện đầu gối, cẳng chân và cổ chân. Đặt thêm nhiều câu hỏi về cơn đau, khả năng đi lại của bệnh nhân.
  • Đánh giá đi lại về tư thế đứng thẳng và đi lại để xem xét mức độ di lệch về chiều dài của hai chân.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Sau khi khám lâm sàng, người bệnh sẽ được chỉ đinh thêm một số kiểm tra cận lâm sàng để tìm nguyên nhân gây dị dạng khớp xương:

  • Đo góc Q bằng đường vẽ từ gai chậu trước qua tâm điểm xương bánh chè và một đường vẽ từ tâm điểm xương bánh chè đến tâm điểm củ chày:
    • Đối với nam góc Q nên nhỏ hơn 8 độ khi gập gối vuông góc và nhỏ hơn 18 độ khi gối duỗi thẳng.
    • Đối với nữ góc Q nên nhỏ hơn 9 độ khi gối vuông góc và 22 độ khi duỗi thẳng gối.
  • Chụp X-quang xương chân có thể xác định mức độ biến dạng chân chữ X bằng cách xác định góc giữa hông, gối và mắt cá chân. Ngoài ra, chụp X-quang cũng giúp xác định những nguyên nhân rủi ro đến xương như u xương, chấn thương, còi xương,…
  • Xét nghiệm máu giúp khiểm tra tình trạng nhiễm trùng, bệnh Osteochondrodysplasia, thiếu chất ở người còi xương.
  • Chụp MRI được bác sĩ chỉ định khi kiểm tra cấu trúc xương hoặc những vấn đề nghiêm trọng khác.

Phương pháp chữa chân chữ X

Dùng thuốc và dưỡng chất bổ sung

Trong trường hợp thiếu hụt nhiều nguyên tố canxi cho cơ thể cần bổ sung thêm canxi dưới dạng muối khoáng cho trẻ giúp đáp ứng nhu cầu phát triển xương trong từng giai đoạn. Đồng thời hỗ trợ cải thiện chứng còi xương và chân chữ X. Một số muối khoáng canxi có thể dùng để bổ sung như canxi gluconat, canxi citrat, canxi lactat,…

Có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau NSAIDS, kháng viêm steroid trong các trường hợp đầu gối đau do các tổn thương hoặc viêm nhiễm,…

Vật lý trị liệu

Các bài tập trong vật lý trị liệu có thể giúp điều chỉnh sự bất thường của xương và khắc phục chân chữ X để giúp xương phát triển bình thường. Ngoài chữa chân chữ X ra, các bài tập còn giúp tăng sức mạnh, sức bền cơ bắp của chân giúp người bệnh vận động linh hoạt hơn. Một số bài tập chân chữ X được áp dụng như:

  • Động tác squat tăng khả năng giữ thăng bằng của cơ thể, giúp cơ bắp chân chắc khỏe, cải thiện tình trạng đau mỏi, cải thiện chân chữ X hiệu quả.
  • Bài tập nhón chân giúp tăng sức chịu đựng cho đôi chân, thân người được giữ theo phương thẳng đứng.
  • Foam Roller Toe Touch kích hoạt cơ đầu gối hướng vào bên trong. Đây là bài tập chân chữ X rất hữu hiệu.
  • Kiễng chân múa bale ngoài tăng sức mạnh cơ đùi, cơ bắp chân còn tăng giữ thăng bằng,…

Dùng nẹp chỉnh hình

Nẹp chỉnh hình cũng mang nhiều lợi ích cho bệnh nhân chân chữ X, đặc biệt ở những đối tượng một chân dài hơn chân kia. Chúng là những miếng lót chân được thiết kế riêng biệt được đặt trong giày để hỗ trơ, điều chỉnh dáng đi và cách chân chạm đất khi đi hay chạy bộ.

Một số trường hợp bệnh nhân có thể được yêu cầu nẹp với mắc cài thay vì nẹp chỉnh hình để giúp hỗ trợ và giúp xương phát triển đúng vị trí.

Phẫu thuật

Phẫu thuật chữa chân chữ X được cân nhắc cho các trường hợp:

  • Không hiệu quả khi áp dụng các phương pháp trên.
  • Đầu gối bị xô lệch kèm các triệu chứng đau nhức, chiều dài hai chân có sự chênh lệch lớn.

Các phương pháp phẫu thuật chữa chân chữ X bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt xương thường áp dụng cho người lớn và thanh thiếu niên. Ở phương pháp này, một đoạn xương chêm mỏng được cắt và lấy ra từ xương chân. Sau đó xếp lại để xương vào đúng vị trí. Cố định xương mới bằng vít và dĩa kim loại, giúp căng chỉnh đầu gối chính xác, xương phát triển bình thường.
  • Phẫu thuật tăng trưởng có hướng dẫn cho trẻ em có chân chữ X. Khi thực hiện, tấm kim loại có kích thước nhỏ được đặt trong đầu gối. Có tác dụng chỉnh sự phát triển các đĩa tăng trưởng và giúp xương phát triển đúng hướng. Thời gian kéo dài thường trong khoảng 12 tháng. Sau khi xong quá trình căn chỉnh xương thì bệnh nhân được phẫu thuật để loại bỏ các tấm kim loại.
  • Thay khớp gối là cách chữa chân chữ X chỉ phù hợp với người có dị dạng nghiêm trọng ở đầu gối, không thể điều chỉnh bằng các biện pháp phẫu thuật khác.

Cách khắc phục chân chữ X

Dựa trên những nguyên nhân gây ra bệnh thì có nhiều biện pháp khắc phục chân chữ X cho trẻ em và người lớn:

  • Phơi nắng vào buổi sáng sớm để đảm bảo tổng hợp bổ sung đủ vitamin D dưới da cần thiết cho quá trình phục hồi và phát triển xương. Nhất là ở trẻ còi xương do thiếu vitamin D.
  • Bổ sung chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, nhất là thực phẩm chứa nhiều canxi, kẽm và vitamin D như các loại ngũ cốc, hạt như hạnh nhân, mè đen, thịt, trứng, sữa, sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, cá biển, tôm, cua, hàu,… giúp khắc phục còi xương, hệ xương khớp phát triển bình thường và cải thiện chân chữ X.
  • Nên duy trì cân nặng lý tưởng bằng cách tập luyện thể dục thể thao đều đặn như bơi, đi bộ, cầu lông, gym, yoga,… tránh áp lực lên trên khớp gối xương chân.

Câu hỏi thường gặp

Chân chữ X có chữa được không?

Chân chữ X là tình trạng sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ và cải thiện khi trẻ lớn lên. Khi chân chữ X mắc phải do bệnh lý hay chấn thương thì phải can thiệp các biện pháp y khoa, thậm chí có thể phải phẫu thuật.

Bàn chân chữ X có tốt không?

Bàn chân chữ X có thể cải thiện khi trẻ phát triển, tuy nhiên nếu gây ảnh hưởng đến đời sống, thẩm mỹ nhiều cần phải thăm khám, chữa trị kịp thời.


Rất mong rằng thông qua bài viết này, Docosan đã cung cấp cho các bạn thêm nhiều thông tin bổ ích về tật xương khớp – chân chữ X. Qua đó, giúp các bạn hiểu thêm các nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa trị cũng như biện pháp phòng tránh để ngăn ngừa thương tật ở trên xương ống chân này. 

Contact Me on Zalo