Top 4 nguyên nhân gây đau cơ bắp tay và cách điều trị hiệu quả

Đau cơ bắp tay là một hiện tượng thường gặp gây ra bởi những hoạt động quá sức hoặc tai nạn chấn thương khi sinh hoạt hằng ngày. Bạn cần biết một số cách điều trị để có thể giảm đau, phục hồi tổn thương nhanh chóng. Bài viết dưới đây của Doctor có sẵn sẽ gửi đến bạn thông tin về nguyên nhân và cách điều trị đau cơ bắp tay.

Đau cơ bắp tay là gì?

Cơ bắp tay không chỉ là bộ phận cơ thuộc phần trước của cánh tay trên mà còn là một trong những cơ bắp hoạt động nhiều nhất trong cơ thể.

Đau cơ bắp là tình trạng các nhóm cơ trong cơ thể căng cơ bắp tay, buốt hoặc co rút, gây ra triệu chứng đau. Theo đó, đau nhức bắp tay ở dây chằng, gân, các mô mềm liễn kết giữa cơ là những vị trí thường gặp. Thậm chí, các cơn đau bắp tay có thể xảy ra cùng lúc với nhiều mức độ khác nhau.

Đau cơ bắp tay
Tự nhiên đau bắp tay: nguyên nhân gây ra và cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân dẫn đến đau cơ bắp tay

Chấn thương vật lý

Đa số những nguyên nhân gây ra đau cơ tay là do va chạm mạnh hoặc phải nâng, khuân vác vật nặng quá mức trước đó gây ra các chấn thương. Trong đó, chấn thương gây ra căng, rách cơ hay dây chằng là nguyên nhân gây đau cơ bắp tay phổ biến nhất. Vị trí bị chấn thương có thể sưng tấy và bầm tím cũng sẽ xảy ra nếu chấn thương nghiêm trọng.

Đau cơ bắp tay
Viêm cơ bắp tay: nguyên nhân gây ra và cách điều trị hiệu quả

Mặt khác, không chỉ thương tổn phát sinh ở bắp tay mới gây đau tại bộ phận này. Chấn thương vai do va chạm mạnh hoặc thường xuyên gù lưng cũng khiến các nhóm cơ ở bắp tay bị đau.

Chèn ép dây thần kinh

Rễ thần kinh C5 chi phối cảm giác ở vùng cánh tay. Vì vậy, nếu rễ thần kinh này bị chèn ép nặng nề, cánh tay sẽ có cảm giác đau và tê ngứa. Nguyên nhân gây chèn ép dây thần kinh có thể đến từ một số bệnh lý như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ,…

Gãy xương kín

Hệ lụy của tình trạng gãy xương kín có thể gây ra đau cơ bắp tay. Trong trường hợp này, nguyên nhân có thể đến từ chấn thương thể thao ở những môn cần dùng đến tay nhiều như bóng chuyền, bóng ném hay tennis hoặc va chạm do té ngã.

Các vấn đề ở tim

Những cơn đau bắp tay trái có thể liên quan đến các vấn đề tim mạch. Tình trạng đau thắt ngực do giảm lưu lượng máu đến tim hoặc trong cơn nhồi máu cơ tim sẽ gây đau từ ngực lan lên cổ, vai và gây đau bắp tay trái hoặc cả hai bắp tay. Cơn đau xuất hiện đột ngột và có thể kèm theo tức ngực, khó thở, chóng mặt hoặc buồn nôn. Nếu gặp các triệu chứng trên, bạn cần đi cấp cứu ngay.

Một số nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn nhưng có thể gây ra đau cơ bắp tay như:

  • Các bệnh lý khác như bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch hội chứng đau cân cơ,…
  • Do tác dụng của các loại thuốc điều trị như thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt.
  • Cơ thể thiếu canxi trong xương, thiếu vitamin D: Thiếu canxi sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương, thường xuyên đau nhức mỏi chân tay, móng tay, chân dễ gãy, cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, uể oải.
  • Đau cơ bắp đơn thuần do hoạt động, làm việc quá tải khiến cơ bị giãn mỏi, đau nhức.
  • Tư thế nằm ngủ sai cũng là nguyên nhân đau cơ ở bắp tay. Đè ép tay khi ngủ khiến lượng máu lưu thông ở cánh tay giảm, không đủ nuôi dưỡng cho cơ xương vùng tay vì vậy có thể gây đau.

Những triệu chứng thường gặp của đau cơ bắp tay

Người bị đau cơ bắp tay thường dễ dàng cảm nhận được các dấu hiệu sau đây:

  • Cơn đau phát sinh ở cánh tay trên làm đau nhức một hoặc hai bên cánh tay
  • Chuột rút, nhức mỏi cơ bắpcơ bắp
  • Bầm tím, sưng tấy và vùng da bị đỏ lên
  • Vai và khuỷu tay trở nên yếu hơn bình thường


Cơn đau có thể chỉ ở một cơ (đau cơ khu trú) hay lan rộng từ cơ này sang nhiều cơ khác (đau cơ toàn thể) với nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Hầu hết những cơn đau thường hết sau một thời gian ngắn, một số trường hợp bệnh có thể tồn tại lâu hơn. Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập và nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Đau cơ bắp tay
Đau cơ bắp tay: nguyên nhân gây ra và cách điều trị hiệu quả

Đau cơ bắp tay có nguy hiểm không?

Các chuyên gia khuyến nghị mọi người không nên xem nhẹ vấn đề đau nhức ở bắp tay, đặc biệt nếu cơn đau diễn ra liên tục trong nhiều ngày. Khi đó, không chỉ bắp tay bị chấn thương mà nhiều cơ quan, bộ phận xung quanh cũng sẽ chịu ảnh hưởng. 

Chẳng hạn như, nếu sự hiện diện của gai xương ở đốt sống cổ là nguyên nhân gây đau bắp tay và không sớm được điều trị, người bệnh có nguy cơ bị tê liệt tay tạm thời, đôi khi là vĩnh viễn. Lúc này, việc điều trị sẽ trở nên phức tạp và khó khăn hơn.

Tìm kiếm sự giúp đỡ y tế càng sớm càng tốt là điều cần thiết. Trước khi đến gặp bác sĩ, bạn có thể tự sơ cứu đau cơ bắp tay tại nhà bằng phương pháp RICE, với bốn bước cơ bản như sau: 

  • Nghỉ ngơi và cố gắng thả lỏng phần bắp tay bị đau. 
  • Dùng túi chườm lạnh áp lên khu vực chấn thương. Nhiệt độ thấp từ đá lạnh có thể giúp xoa dịu phần nào cảm giác đau nhức khó chịu. 
  • Băng bó chỗ bắp tay bị thương tổn. Lưu ý không băng quá chặt hay quá lỏng.
  • Nâng phần chấn thương lên cao hơn tim. 

Việc sơ cứu hiệu quả trước đó sẽ góp phần hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và cải thiện kết quả cuối cùng.

Chẩn đoán đau cơ bắp tay như thế nào?

Có nhiều kỹ thuật có thể giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân cơn đau, gồm có khám lâm sàng, dùng công cụ đo mức độ đau và test hình ảnh. Những kỹ thuật chẩn đoán bao gồm:

  • CT hoặc CAT scan;
  • MRI (cộng hưởng từ);
  • Chụp hình gian đốt sống;
  • Tủy đồ;
  • EMG, còn được gọi là điện cơ, là chẩn đoán để đánh giá sức khỏe của cơ và tế bào thần kinh cơ;
  • Xạ hình xương.

Những cách điều trị đau cơ bắp tay hiệu quả

Không nên lạm dụng cơ hay vận động quá sức

Ở một số người làm nhiều công việc nặng, nằm hoặc ngồi sai tư thế, tập luyện thể dục quá sức hoặc vận động các cơ khớp không kỹ trước khi luyện tập, lười vận động sẽ dễ bị chấn thương hơn. Một số môn thể thao dễ gây ra đau cơ bắp tay như cử tạ, chơi golf, ném bóng,…Vì vậy bạn cần chơi thể thao đúng cách, khởi động trước khi bắt đầu tập luyện và hạn chế vận động quá mức.

Đau cơ bắp tay
Đau cơ bắp tay: nguyên nhân gây ra và cách điều trị hiệu quả

Những cách điều trị tại nhà khi bị đau cơ bắp tay

Việc phục hồi sẽ gặp khó khăn nếu bạn tiếp tục cố gắng sử dụng cơ bắp tay để vận động. Do đó, lúc này, điều bạn cần làm là tạm thời để các cơ nghỉ ngơi nhiều, đặc biệt hạn chế những hoạt động cần nhiều sức lực.

Chấn thương bắp tay có thể khiến bạn đau nhức, nhưng trong đa số các trường hợp không quá nghiêm trọng để bạn phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp giúp giảm đau cơ bắp tay tại nhà hiệu quả:

  • Chườm lạnh: nhiệt độ thấp sẽ giúp bạn xoa dịu khu vực sưng tấy. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng biện pháp này, bạn chỉ nên chườm lạnh trong 10-15 phút trong 3-4 lần trong ngày.
  •  Chườm nóng: Sử dụng túi nước ấm hoặc khăn ấm để chườm lên các vị trí đau nhức cơ bắp kéo dài giúp giãn cơ giảm co rút. Nhờ đó những cơn đau cơ bắp, đau nhức xương khớp cũng sẽ được giảm đau hiệu quả. Thực hiện chườm nóng từ 10 – 15 phút là thời gian vừa đủ để thư giãn cơ bắp và chúng ta cũng không nên chườm quá lâu đặc biệt là đối với bệnh nhân giãn tĩnh mạch sẽ khiến cho tình trạng này nghiêm trọng hơn.
  • Uống nhiều nước hoặc bổ sung nước ion: Nước chiếm tỷ lệ hơn 70% trong cơ thể con người và mất nước là nguyên nhân thường gặp khi bị đau nhức cơ bắp kéo dài. Chính vì thế việc bổ sung đủ nước là cần thiết để có thể hỗ trợ phục hồi nhanh hơn. Ngoài ra chúng ta còn có thể bổ sung thêm các loại nước có chứa ion, khoáng chất để giúp tăng cường khả năng trao đổi chất cũng như bổ sung thêm các chất tốt cho hệ miễn dịch.
  • Uống paracetamol: ngoài ibuprofen và naproxen, paracetamol cũng có tác dụng tương tự trong việc giảm đau cơ bắp tay. Tuy vậy, thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng đến dạ dày, vì thế bạn không nên quá phụ thuộc vào nó.
  • Thả lỏng cơ và nghỉ ngơi: một trong những cách tốt nhất để giảm đau cơ là thả lỏng vùng cơ đang đau nhức càng nhiều càng tốt.

Lúc này, việc nghỉ ngơi là việc hết sức cần thiết để phục hồi sau chấn thương. Nếu bạn vẫn quá chú tâm vào các công việc hàng ngày, quá trình hồi phục có thể bị chậm và kéo dài, đồng thời gia tăng tỷ lệ tái phát chấn thương.

Ngoài ra bạn nên cung cấp thêm magie cho cơ thể (magie cung cấp năng lượng cho cơ bắp) bằng cách ăn các loại rau như cải xanh, củ cải, các loại hạt… đồng thời hạn chế những đồ chứa nhiều chất béo. Bổ sung các thực phẩm chứa các khoáng chất như vitamin B, canxi cho cơ thể như cá, động vật có vỏ (sò, ngao…), thịt đỏ, ngũ cốc, sữa, trứng… Các thực phẩm này làm giảm acid lactic (nguyên nhân đau mỏi cơ bắp), từ đó có thể giảm đau nhức cơ.

Đến gặp bác sĩ

Bên cạnh những biện pháp được đề cập bên trên, bạn sẽ cần đến bệnh viện để được điều trị đau cơ bắp tay ngay lập tức nếu như bạn:

  • Cảm thấy tức ngực và khó thở
  • Đau nhức cánh tay nghiêm trọng đến mức không thể cử động
  • Suy yếu sức lực ở cánh tay
  • Sốt cao hoặc bất kỳ triệu chứng nhiễm trùng nào khác
Đau cơ bắp tay
Đau cơ bắp tay: nguyên nhân gây ra và cách điều trị hiệu quả

Tóm lại, đau bắp tay chủ yếu là hệ lụy của tình trạng chấn thương do hoạt động thể lực quá sức, tập luyện thể thao không hợp lý và va chạm té ngã. Vì vậy, người bị đau nhức ở bắp tay ngoài việc áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà cũng nên tìm đến những bác sĩ ở các cơ sở y tế uy tín, để được điều trị hiệu quả và an toàn.

Cách phòng ngừa đau cơ bắp tay khi luyện tập 

Luyện tập thể dục thường xuyên là một điều tốt, tuy nhiên bạn cần lưu ý một số điều sau để việc luyện tập không trở nên khó chịu và đẩy lùi được các cơn đau cơ:

  • Khởi động nhẹ nhàng trước khi luyện tập như chạy bộ chậm, nhảy dây hay kéo căng cơ. Điều này giúp cơ bắp có thời gian làm quen với sự thay đổi hoạt động cơ thể.
  • Dùng đúng kỹ thuật khi tập luyện bằng cách hỏi huấn luyện viên cách dùng máy móc thiết bị để hạn chế việc tập sai, gây đau mỏi cơ.
  • Tập những bài tập với cường độ vừa phải, ở mức bản thân có thể chịu được rồi từ từ nâng dần mức độ lên.
  • Uống nước đúng cách khi tập luyện giúp cơ thể không bị mất nước, mệt mỏi hay chóng mặt.
  • Nghỉ ngơi sau khi tập luyện giúp cơ bắp có thời gian hồi phục, hạn chế bị tổn thương.
  • Sau khi kết thúc luyện tập bạn nên căng cơ để làm cơ thể linh hoạt và đưa máu lưu thông từ cơ bắp về tim dễ dàng hơn.

Một số câu hỏi thường gặp về đau cơ bắp tay

Đau cơ bắp tay uống thuốc gì?

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra đau cơ bắp tay mà sẽ có thuốc điều trị phù hợp. Một vài loại thuốc giảm đau thường gặp như: Paracetamol (acetaminophen), Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), Thuốc corticosteroid.

Đau cơ bắp tay phải làm sao?

Khi bị đau cơ bắp tay bạn nên hạn chế cử động mạnh và đến bệnh viện để được thăm khám, tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời. Tùy theo tình trạng bệnh bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.

Đau cơ bắp tay chủ yếu là hệ lụy của tình trạng chấn thương tại bộ phận này, thường dễ phát sinh biến chứng ngoài mong muốn nếu không được can thiệp y tế kịp thời. Vì vậy, người bị đau nhức ở bắp tay nên sớm tìm đến những trung tâm uy tín để được điều trị hiệu quả và an toàn ngay từ đầu.

Xem thêm:

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo