Khớp vai chịu trách nhiệm cho nhiều hoạt động hơn, so với các khớp ở chân. Vì vậy, đau vai đột ngột hay cường độ đau tăng dần ảnh hưởng lớn đến các hoạt động trong cuộc sống mỗi người. Một số nguyên nhân gây đau vai là do mô mềm, do xương hoặc thần kinh, … Cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về ván đề này trong bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
- 1 Nguyên nhân gây đau vai
- 1.1 Hội chứng tay không nghỉ
- 1.2 Hội chứng đám rối cánh tay
- 1.3 Hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai (đau mỏm cùng vai)
- 1.4 Viêm bao hoạt dịch khớp vai
- 1.5 Viêm bao hoạt dịch khớp bả vai và lồng ngực
- 1.6 Đau vai do viêm gân cơ trên vai
- 1.7 Viêm gân cơ nhị đầu
- 1.8 Đau vai do gãy đầu xương cánh tay
- 1.9 Đau vai do gãy xương đòn
- 1.10 Đau vai do rách gân cơ chóp xoay
- 1.11 Rách sụn viền ổ chảo
- 1.12 Đông cứng khớp vai
Nguyên nhân gây đau vai
Hội chứng tay không nghỉ
Người bị đau vai do Hội chứng tay không nghỉ là do hệ thần kinh trung ương gây ra cảm giác/cử động bất thường ở cánh tay. Một số bất thường hệ thần kinh trung ương gây hội chứng này là do di truyền, mất cân bằng Dopamine, bệnh lý khác như Parkinson & bệnh thận, mang thai.
Vitamin B có tác dụng mạnh mẽ trong việc phục hồi hệ thần kinh. Bổ sung vitamin B với Nat B để giảm nhẹ tình trạng đau tay và bảo vệ hệ thần kinh.
Đau vai do Hội chứng tay không nghỉ có đặc điểm là: chuyển động cánh tay đột ngột, giật, không kiểm soát được, tồi tệ hơn vào buổi tối hoặc khi thư giãn, thay đổi cảm giác. Để biết cơn đau vai của bạn có đi kèm với các bệnh lý kể tên hay không, hãy đặt lịch khám Phòng khám Việt Mỹ để được bác sĩ Nguyễn Văn Phúc với ơn 20 năm kinh nghiệm chẩn đoán.
Hội chứng đám rối cánh tay
Đau vai do hội chứng đám rối cánh tay có nguyên nhân chính là do viêm các dây thần kinh. Hiện tượng viêm các dây thần kinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân như do gen di truyền, nhiễm trùng, bệnh toàn thân, tiêm chủng, chấn thương, phẫu thuật.
Đau vai do hội chứng đám rối cánh tay có biểu hiện là đau khởi phát nhanh, thường vào ban đêm, tiến triển thành yếu tay, thay đổi cảm giác và liệt tay.
Hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai (đau mỏm cùng vai)
Hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai gây đau vai do viêm bao hoạt dịch ở dưới mỏm cùng vai. Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch ở vị trí này là do bao hoạt dịch, gân, cơ bị ép giữa đầu trên xương cánh tay và mỏm cùng vai.
Khi cánh tay chuyển động, các cấu trúc này sẽ bị cọ sát với mỏm cùng vai và dây chằng cùng, sự cọ xát này lặp đi lặp lại gây ra các tổn thương từ thiếu dinh dưỡng đến gân cơ rồi tiếp đến là viêm, thoái hóa, hoại tử và xơ hóa, có thể dẫn đến rách đứt bán phần hoặc rách đứt hoàn toàn gân cơ (rách bệnh lý không phải do chấn thương).
Hội chứng này thường gặp nhất ở người lao động có đặc điểm công việc phải giơ cánh tay qua 90 độ (giơ tay cao hơn đầu) như thợ trát trần nhà, thợ quét sơn, … Hội chứng chèn ép khoang mỏm cùng vai cũng gây đau vai cho những người làm nghề gây rung sóc khớp vai nhiều như lái xe đường dài, … Vậy nên những người làm công việc có tính chất trên cần thận trọng đi khám khi vừa chớm đau vai
Ngoài ra, dị tật bẩm sinh, chấn thương khi chơi thể thao, vôi hóa, gai xương mỏm cùng vai cũng gây đau vai và được xếp vào hội chứng đau mỏm cùng vai này.
Viêm bao hoạt dịch khớp vai
Người bị viêm bao hoạt dịch khớp vai (túi chứa dịch hỗ trợ chuyển động trơn tru của khớp vai) sẽ có triệu chứng đau nhức vai, cơn đau nặng hơn khi cử động cánh tay, sau đó sẽ bị hạn chế cử động cánh tay, yếu, mỏi tay.
Nguyên nhân gây đau vai do viêm bao hoạt dịch khớp vai là các thao tác giơ tay cao quá đầu lặp đi lặp lại, té ngã, va chạm, … Vì thế, sau khi vận động mạnh hoặc té ngã mà bị đau vai, bạn cần đi khám Phòng khám Việt Mỹ để can thiệp sớm.
Viêm bao hoạt dịch khớp bả vai và lồng ngực
Môt trong những nguyên nhân gây đau vai là viêm bao hoạt dịch khớp bả vai và lồng ngực. Nguyên nhân gây viêm các vị trí này là do tư thế xấu, hoạt động quá sức, xương bất thường, suy nhược, chấn thương, …
Người bị đau vai vì nguyên nhân này sẽ nghe thấy tiếng lạo xạo ở bả vai khi cử động cánh tay, đau nhức liên tực, nổi cục trên xương bả vai.
Đau vai do viêm gân cơ trên vai
Viêm gân cơ ở khớp vai thường gặp ở bệnh nhân từ 40 đến 60 tuổi và những người sử dụng khớp vai với cường độ cao, lặp lại nhiều lần như các vận động viên cầu lông, tennis, bơi lội hoặc những người hoạt động sai tư thế gây áp lực lớn lên khớp vai.
Người bị đau vai vì nguyên nhân này có biểu hiện: đau khi dạng tay trong phạm vị góc từ 60-120 độ, yếu vai và cánh tay, cơn đau về đêm đặc biệt là khi nằm nghiêng về phía bị ảnh hưởng.
Viêm gân cơ nhị đầu
Viêm hoặc thoái hóa một trong các gân của cơ nhị đầu xảy ra ở người cao tuổi. Khi tuổi càng lớn, gân trong cơ thể chúng ta dần yếu đi do hao mòn theo thời gian. Tình trạng thoái hóa này có thể trở nên tồi tệ hơn khi các chuyển động vai lặp đi lặp lại hàng ngày.
Ngoài ra, đau vai do viêm gân nhị đầu thường gặp ở những người chơi thể thao, đặc biệt là những môn thể thao cử động quay tay qua đầu nhiều như bơi lội, tennis, cầu lông, bóng ném, bóng rổ…; Những người lao động, thường xuyên khuân vác nặng, …
Người bị đau vai vì nguyên nhân này sẽ bị đau liên tục, dữ dội, khu trú ở vùng phía trước vai bên trên rãnh nhị đầu, cảm giác mắc kẹt, cứng khớp vai và có thể đi kèm với cơn đau.
Đau vai do gãy đầu xương cánh tay
Sau khi té ngã hoặc va đập vai trực tiếp, người bệnh sẽ thấy đau vai và cánh tay bị biến dạng rõ ràng, cử động cánh tay và vai bị hạn chế, sưng, bầm tím, thay đổi cảm giác. Ngoài ra, người lớn tuổi bị thoái hóa, loãng xương cũng sẽ bị đau vai vì nguyên nhân này.
Đau vai do gãy xương đòn
Sau khi ngã vào một bên vai hoặc bị ai đó ngã va vào xương đòn khi đang dang rộng cánh tay, bị xoắn mạnh cánh tay, bạn có thể bị đau vai do gãy xương đòn.
Các triệu chứng gãy xương đòn rõ ràng như cơn đau buốt đến ngay lập tức, vai bị biến dạng, tê và ngứa ran ở cánh tay và bàn tay, hạn chế cử động vai.
Đau vai do rách gân cơ chóp xoay
Chóp xoay là nhóm gồm 4 cơ của khớp vai đó là: cơ dưới vai, cơ trên gai, cơ dưới gai và cơ tròn bé (Hình 1). Các cơ này có tác dụng giữ vững khớp vai, không cho trật khớp và hỗ trợ vận động khớp vai. Chóp xoay khớp vai dễ bị viêm và rách do khớp vai được sử dụng nhiều và hay bị chấn thương. Chóp xoay có thể bị rách ở bất kỳ vị trí nào nhưng hay gặp nhất là rách gân cơ trên gai (Hình 2).
Có 2 nguyên nhân chính gây rách gân cơ chóp xoay: (1) Do chấn thương (thể thao hoặc té ngã) và (2) Do thoái hóa vì viêm lâu ngày không được điều trị. Ngoài ra, điều trị không đúng cách (tiêm Corticoid không đúng cách hoặc lạm dụng cũng làm tăng nguy cơ rách gân cơ).
Người bị viêm gân cơ chóp xoay sẽ chịu cơn đau vai lan lên cổ rồi lan xuống cánh tay, thường dau vào ban đêm, đau khi nằm nghiêng sang bên bị tổn thương. Tình trạng này để lâu sẽ dẫn đến rách gân, gây khó khắn khi cử động vai.
Hơn nữa, bệnh nhân sẽ bị yếu tay, khó thực hiện các động tác cơ bản như chải đầu, mặc áo, đưa tay ra phía sau đầu. Khi bị rách gân cơ chóp xoay ở dạng nặng, bệnh nhân không thể giơ tay lên đầu được hoặc khi giơ tay lên đầu được nhưng khi hạ xuống sẽ rơi tay đột ngột (Nghiệm pháp rơi cánh tay).
Rách sụn viền ổ chảo
Sụn viền là một vòng sụn nối tạo vành quanh khớp làm sâu thêm ổ chảo khớp vai- nơi chỏm xương vai tiếp xúc. Rách sụng viền thường do động tác ném, đẩy với cánh tay dạng cao quá đầu hoặc nâng kéo vật nặng dưới tầm khớp vai (xoay ngoài ), hoặc ngã trong tư thế với tay.
Đông cứng khớp vai
Người bị đau vai do đông cứng khớp vai sẽ có triệu chứng đau và cứng vai, cử động và chức năng vai bị hạn chế nghiêm trọng. Để giải thích theo chuyên môn thì đây là tình trạng viêm dày và dính toàn bộ bao khớp của khớp vai, làm đau và hạn chế vận động mọi hướng của khớp. Bệnh không có tiền sử chấn thương, thường gặp người trên 50 tuổi.
Với 12 nguyên nhân đau vai trên đây, chúng ta thấy, cơn đau xuất phát từ thoái hóa, viêm, rồi sẽ chuyển thành rách cấu trúc ở khớp vai (gân, sụn, … ) làm gián đoạn nghiêm trọng đến sinh hoạt đời thường và tốn nhiều chi phí điều trị. Vì thế, để tiết kiệm chi phí và bảo toàn khả nang hoạt động thể chất ở mọi lứa tuổi, dù là thanh niên hay người cao tuổi cũng cần đi khám sớm ngay khi bắt đầu cơn đau vai.