Gãy xương đòn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Gãy xương đòn – một đoạn xương dài và mảnh, nối liền cánh tay với cơ thể, chạy theo chiều ngang giữa đỉnh xương ức và xương bả vai – là một tình trạng khá phổ biến, chiếm khoảng 5% trường hợp gãy xương ở người trưởng thành và chiếm từ 8 – 15% ở trẻ em. Trước khi đi sâu vào hiện tượng gãy xương đòn, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về nguyên nhân, triệu chứng và điều trị gãy xương. Hãy cùng Docosan tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gãy xương đòn

Nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến tình trạng gãy xương đòn do một tác động mạnh vào vai làm gãy xương. Ở người trưởng thành, hiện tượng này thường xảy ra do tai nạn, chấn thương thể thao v.v. Trẻ sơ sinh có thể bị gãy xương đòn trong khi sinh, cha mẹ nên chú ý đến các biểu hiện của trẻ, chẳng hạn như bé khóc khi bạn chạm vào vai của trẻ.

Theo thống kê, tỷ lệ người bị gãy xương đòn vai trái thường cao hơn vai phải. Điều này được lí giải là vì đa phần dân số là người thuận tay phải, dẫn đến phần bên trái có xu hướng yếu hơn và dễ gãy hơn.

gãy xương đòn
Gãy xương đồn có thể do tai nạn trong chơi thể thao

Triệu chứng gãy xương đòn

Dấu hiệu gãy xương đòn phổ biến nhất là bệnh nhân bị đau nhiều và khó cử động cánh tay, ngoài ra các dấu hiệu khác có thể kể đến:

  • Sưng tấy
  • Khó khả năng di chuyển vai của bạn
  • Bầm tím
  • Vết sưng hoặc nhô lên quanh vùng xương gãy
  • Có tiếng mài hoặc răng rắc khi di chuyển cánh tay
  • Vai chùng xuống phía trước
gãy xương đòn
Triệu chứng gãy xương đòn

Điều trị gãy xương đòn

Điều trị gãy xương đòn tùy thuộc vào loại gãy xương và mức độ nghiêm trọng. Bạn nên thảo luận với các bác sĩ có chuyên môn để tìm ra phương hướng điều trị phù hợp. Hiện nay có 2 phương pháp điều trị gãy xương đòn phổ biến nhất: Điều trị không phẫu thuật và phẫu thuật.

Điều trị bảo tồn, không phẫu thuật

Các phương pháp điều trị không phẫu thuật bao gồm:

  • Dụng cụ hỗ trợ cánh tay: Phần tay bị thương sẽ được cố định trong băng hoặc quấn để giữ xương cố định. Bệnh nhân cần hạn chế cử động cho đến khi xương lành lại. Dụng cụ hỗ trợ được sử dụng phổ biến được gọi là đai số 8. Đến đây nhiều người sẽ có câu hỏi:” Gãy xương đòn đeo đai số 8 bao lâu?”, thì câu trả lời là trong vòng 4 – 8 tuần và tái khám sau 1 tuần, 3 tuần, 6 tuần và 12 tuần.
  • Thuốc giảm đau: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen.
  • Chườm đá: Chườm đá giúp giảm đau trong vài ngày đầu.
  • Vật lý trị liệu: Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn các bài tập nhẹ nhàng để ngăn ngừa tình trạng cứng khớp khi xương đang lành lại. Sau khi xương đã lành, bạn có thể thực hiện các bài tập phục hồi chức năng, giúp cánh tay có được sức mạnh và sự linh hoạt.
gãy xương đòn
Điều trị chứng gãy xương đòn

Phẫu thuật

Nếu xương đòn bị gãy ở nhiều vị trí hoặc không thẳng hàng, bệnh nhân có thể cần phẫu thuật. Quá trình phẫu thuật bao gồm:

  • Định vị lại xương đòn.
  • Giữ xương cố định.
  • Uống thuốc giảm đau theo chỉ định sau phẫu thuật.
  • Chụp X-quang để theo dõi quá trình lành xương.
  • Tháo ghim và đinh vít sau khi xương đã lành.

Phẫu thuật có thể dẫn đến một vài biến chứng gãy xương đòn chẳng hạn kích ứng từ phần cứng, nhiễm trùng hoặc tổn thương phổi v.v.

Phục hồi sau khi bị gãy xương đòn

Câu hỏi được rất nhiều người quan tâm chính là “Gãy xương đòn bao lâu lành?”. Người có bệnh án gãy xương đòn thường mất 6 – 8 tuần để chữa lành đối với người lớn và 3 – 6 tuần ở trẻ nhỏ. Thời gian hồi phục là khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp gãy xương.

Trong 4 – 6 tuần đầu tiên, bạn không nên nâng bất cứ vật gì nặng hơn 2kg hoặc cố gắng nâng cánh tay của bạn cao hơn vai. Khi xương đã lành, áp dụng liệu pháp vật lý trị liệu trong vòng vài tuần giúp cánh tay và vai của bạn thực hiện những chức năng bình thường.

gãy xương đòn
Phục hồi sau khi bị gãy xương đòn

Ngủ, nghỉ ngơi

Nếu vùng bị gãy xương đòn không thoải mái khi bạn nằm ngủ, bạn có thể tháo địu vào ban đêm và sử dụng thêm gối để chống đỡ.

Giảm cơn đau

Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc chườm đá có thể giúp bạn giảm đau.

Vật lý trị liệu

Thói quen thực hiện các bài tập vật lý trị liệu nhẹ nhàng như giúp cho cánh tay không bị cứng trong quá trình lành. Khi vết gãy đã lành, chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn bạn các bài tập để tăng cường sức mạnh cho vai và cánh tay.

gãy xương đòn
Vật lý trị liệu điều trị gãy xương đòn

Bác sĩ điều trị gãy xương đòn

  • Bác sĩ Nguyễn Văn Phúc là bác sỹ chuyên khoa về chuyên ngành trị liệu thần kinh cột sống, xương khớp thăm khám cho bệnh nhân tại Hà Nội.
  • Bác sĩ Đỗ Thị Thúy Anh đã có hơn 20 năm công tác trong lĩnh vực Phục hồi chức năng.
  • Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare là một trong những trung tâm khám bệnh chất lượng cao và đáng tin cậy tại TP. HCM. – Tân Bình, TP.HCM.
  • Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Hà cung cấp gần như toàn diện các dịch vụ thăm khám chữa bệnh với gần 20 chuyên khoa. – Đống Đa, Hà Nội.

Gãy xương đòn là một tình trạng khá phổ biến, tuy nhiên bạn nên liên hệ với các bác sĩ có chuyên môn để tìm ra phương hướng điều trị phù hợp nhất.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: healthline