Giãn dây chằng đầu gối: Triệu chứng và cách điều trị

Giãn dây chằng đầu gối là hiện tượng dây chằng chéo trước (anterior cruciate ligament, ACL) và dây chằng chéo sau (posterior cruciate ligament, PCL) của khớp gối có hiện tượng căng giãn quá mức. Bệnh lý được biểu hiện bởi tình trạng đau với nhiều mức độ khác nhau, sưng đỏ gối và giới hạn vận động. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về căn bệnh này nhé!

Giãn dây chằng đầu gối là gì?

Trước tiên, khớp gối là một khớp chịu lực quan trọng của cơ thể, được cấu tạo từ: xương, khớp, sụn, bao khớp, dịch khớp, gân, dây chằng… Để thực hiện vai trò kết nối các xương lại với nhau, không thể không nhắc tới hệ thống dây chằng tại khớp gối: dây chằng chéo trước (ACL) và dây chằng chéo sau (PCL), ngoài ra còn có hai dây chằng khác là dây chằng giữa gối và dây chằng trên gối.

Khớp gối là khớp bản lề, tuy chịu lực nhiều nhưng đồng thời cũng là một trong những khớp yếu nhất, lỏng lỏe và dễ bị chấn thương. Trong đó hệ thống dây chằng là cấu trúc nằm ở ngoài bao bọc khớp dễ bị kéo dãn và đứt rách. Trong phạm vi bài viết này Docosan sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về tình trạng giãn dây chằng đầu gối.

Giãn dây chằng đầu gối hay giãn dây chằng sau đầu gối đều có thể hồi phục tốt nếu bạn phát hiện kịp thời, tuân thủ điều trị của bác sĩ và kiên nhẫn duy trì các thói quen có lợi cho khớp gối cũng như thường xuyên thực hiện các bài tập thể dục tại nhà hoặc phòng tập thể hình hoặc tham gia các bộ môn thể thao tăng cường tính dẻo dai.

Nguyên nhân và dấu hiệu giãn dây chằng đầu gối

  • Nguyên nhân thường trực tiếp: khi va chạm xảy ra trực tiếp xảy ra ở vùng đầu gối gặp trong thi đấu thể thao: bóng đá, bóng chuyền,… hoặc tai nạn giao thông hoặc va đập trong sinh hoạt hằng ngày. 
  • Tư thế dáng bộ không đúng cách: đi đứng chạy nhảy sai tư thế
  • Khuân vác đồ vật nặng lên cầu thang, té ngã trong sinh hoạt.
  • Lão hóa: giảm sản suất collagen thành phần cấu trúc quan trọng của dây chằng, từ đó khiến dây chằng dễ giãn hơn. 
  • Các bệnh lý nhiễm trùng như viêm khớp dạng thấp, khớp gối nhiễm khuẩn… cũng có thể làm cho dãn dây chằng. 

Triệu chứng giãn dây chằng đầu gối

  • Đau đầu gối tùy mức độ khác nhau, đau tăng khi vận động, thay đổi tư thế, tì lực vào gối, thuyên giảm khi nghỉ ngơi. 
  • Dáng bộ bất tiện, không được tự nhiên,
  • Sưng, phù nề, đỏ vùng da khớp gối do dây chằng bị giãn kích hoạt phản ứng viêm. 
  • Đầu gối lục cục, âm thổi do đầu xương va chạm

Dấu hiệu cần thăm khám bác sĩ ngay

  • Cơn đau tăng dần đến mức dữ dội, không thể đứng hoặc ngồi dậy
  • Khớp gối sưng to dai dẳng, đau nhức nhiều
  • Cử động co duỗi bị giới hạn sau tai nạn hoặc thay đổi tư thế đột ngột

Phương pháp điều trị giãn dây chằng đầu gối

Để điều trị giãn dây chằng đầu gối, một số phương pháp được áp dụng có thể được kết hợp với nhau bao gồm:

  • Cho đầu gối nghỉ ngơi, tránh gây áp lực nặng lên đầu gối
  • Sử dụng nẹp: đeo nẹp đầu gối để cố định đầu gối và giúp bảo vệ đầu gối khỏi bị thương tích trầm trọng thêm.
  • Dùng thuốc giảm đau kháng viêm theo toa của bác sĩ
  • Chườm lạnh đầu gối
  • Phẫu thuật khi có chỉ định 
  • Áp dụng các biện pháp trị liệu vật lý: chiếu đèn, điện trị liệu, siêu âm trị liệu,…
  • Vitamin B đóng vai trò quan trọng trong chức năng thần kinh, hỗ trợ tuần hoàn máu não và hỗ trợ sức khỏe xương khớp. Sử dụng NATB ngay để cơ thể luôn khỏe mạnh.

Các bài tập phục hồi chức năng giãn dây chằng đầu gối

Bài tập cơ tứ đầu đùi

Hai chân duỗi thẳng, ở dưới đầu gối kê một miếng đệm nhỏ hoặc vừa. Tiếp theo yêu cầu BN gồng và giữ căng vùng đùi trước. Sau đó nhấc từ từ chân lên khỏi mặt giường. Khi nhấc được khoảng 20-30 cm thì cho bệnh nhân hạ chân xuống tốc độ chậm.

Bài tập nên được thực hiện 6-8 lần mỗi ngày, có thể ngừng tập sau khi đầu gối đã có thể duỗi thẳng, không còn vướng víu hay đau. 

Bài tập duỗi gối thụ động

Kê dưới bắp chân và đùi của một nhân một miếng đệm mỏng sao cho chân BN không còn chạm giường. Sau đó KTV dùng tay ấn nhẹ phần đầu gối xuống mặt giường, giữ tay ép duỗi gối trong vòng 5-6 giây, sau đó buông tay ra, thả lỏng 10 giây rồi lặp lại động tác. 

Bài tập căng gối

Nằm lên sàn, giơ hai chân cao dựa vào tường sao cho chân vuông góc với thân người. Co bàn chân bên bị giãn dây chằng từ từ đến khi thấy khớp gối căng, giữ chân ở tư thế này trong vòng 15-30 giây, sau đó thả lỏng về vị trí ban đầu. Động tác nên được lặp lại 2-4 lần.

Bài tập cơ ngón chân

Chỉ thực hiện sau khi BN đã có thể đi lại, BN đứng thẳng, từ từ nâng gót lê, trọng lực dồn về mũi bàn chân. Nâng gót từ từ cho đến khi khớp gối cứng lại, giữ tư thế trong vòng 5-10 giây sau đó hạ chân xuống. Bài tập nên được phối hợp khi thực hiện các tư thế đi, chạy bộ nhẹ nhàng. 

Bài tập cơ bắp chân

Mức độ trọng lực tì lên vùng cơ bắp chân nên được nâng cao từ từ, tránh dồn hết trọng lượng của cơ thể vào bắp chân vào ngày đầu tiên mà chỉ nên tập ở thư thế ngồi với ghế. 

Chúng ta có thể thấy rằng tổn thương giãn dây chằng ở gối là một tổn thương rất hay gặp và nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ để lại ác hậu quả rất nghiêm trọng như đứt dây chằng, mất vững khớp gối, rách sụn chêm, thoái hóa khớp gối. Khi gặp các triệu chứng bất thường kể trên hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám kĩ càng.


Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Giãn dây chằng đầu gối: triệu chứng và cách điều trị”. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể nắm được những thông tin về bệnh lý giãn dây chằng gối và cách chữa giãn dây chằng gối tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ nếu không may mắc phải.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.


Nguồn tham khảoNHS

Contact Me on Zalo