Lao cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Lao cột sống là tình trạng nhiễm khuẩn ở đĩa đệm và đốt sống, do vi khuẩn Mycobacteirum tuberculosis gây ra. Nếu được phát hiện kịp thời, các bác sĩ có thể điều trị thành công bệnh lao nói chung và lao cột sống nói riêng. Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây cùng Docosan để biết thêm những thông tin cần thiết về bệnh.

Lao cột sống là gì ?

Bệnh lao cột sống còn có tên là bệnh Pott (Mal de Pott) hoặc viêm đĩa đệm đốt sống do lao trước kia. Thông thường, vi khuẩn lao sẽ gây tổn thương ở phổi, nhưng trong một số trường hợp, vi khuẩn lao có thể xuất hiện hoặc lây lan từ phổi qua các cơ quan khác.

Khi tình trạng nhiễm khuẩn lao xảy ra ở một cơ quan khác không phải phổi, được gọi là bệnh lao ngoài phổi. Bệnh lao ngoài phổi thường sẽ ảnh hưởng đến hệ cơ xương. Lao cột sống chiếm 1/2 tổng số lao xương khớp, trong đó tổn thương vùng lưng và thắt lưng chiếm 90% trường hợp.

lao cột sống
Ảnh chụp MRI lao cột sống

Nguyên nhân của lao cột sống

Lao cột sống là do vi khuẩn lao sau khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh sẽ di chuyển ra khỏi phổi qua các mạch máu từ phổi hoặc các hạch bạch huyết và đi vào các khớp xương, cột sống. Lao cột sống thường gặp hơn các lao xương khớp khác, có thể do xung quanh cột sống có rất nhiều mạch máu và các hạch bạch huyết, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lao di chuyển đến và cư trú.

lao cột sống
Lao cột sống là do vi khuẩn lao sau khi xâm nhập vào cơ thể

Trước đây, bệnh lao cột sống rất hiếm gặp. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ gần đây, tỉ lệ mắc bệnh đã tăng lên một cách đáng kể ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, do sự lây lan của bệnh AIDS.

Bệnh lao cột sống rất khó chẩn đoán và có thể dẫn đến các biến chứng khác nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời.

Các triệu chứng của lao cột sống

Các triệu chứng của lao cột sống rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu, vì lúc này, bệnh không có bất kì dấu hiệu hay triệu chứng đặc biệt. Khi bệnh nhân có biểu hiện đau cột sống, được khám và chẩn đoán lao cột sống, giai đoạn này thường bệnh đã diễn biến theo chiều hướng rất nặng.

Ngoài ra, đôi khi vi khuẩn lao có thể đã gây tổn thương trực tiếp lên phổi và lan ra các cơ quan khác mà bệnh nhân không hề hay biết. Khi bị lao cột sống, một số triệu chứng mà người bệnh có thể chú ý là:

  • Đau lưng dữ dội
  • Phù vùng cột sống
  • Căng cứng ở cột sống
  • Xuất hiện tình trạng áp xe
lao cột sống
Triệu chứng lao cột sống

Khi lao cột sống diễn ra nặng hơn, một số triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải là:

  • Mắc các biến chứng liên quan đến thần kinh
  • Bị liệt nửa người
  • Ở trẻ em, bệnh có thể làm cho tay chân bị co rút
  • Xương bị biến dạng

Ngoài ra, người mắc bệnh có thể gặp các triệu chứng tương tự như bệnh lao thông thường như:

  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Sụt cân

Các biện pháp chẩn đoán lao cột sống

Để chẩn đoán chính xác bệnh lao cột sống, các bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp chẩn đoán sau:

  • Hỏi tiền sử gia đình người bệnh có ai từng mắc bệnh lao hay bản thân bệnh nhân có bị lao trước đây không
  • Sinh thiết mô tổn thương, cấy tìm bằng chứng lao
  • Soi AFB trực tiếp từ mủ, áp xe của bệnh nhân
  • Xét nghiệm hình ảnh như MRI, CT, Xquang cột sống
  • Các xét nghiệm miễn dịch chẩn đoán gián tiếp

Với bệnh lao cột sống, khám lâm sàng và chụp X-quang thông thường sẽ rất khó để phát hiện ra bệnh.

lao cột sống
Chẩn đoán lao cột sống

Điều trị lao cột sống như thế nào ?

Lao cột sống có thể dẫn đến một số triệu chứng đau đớn cho người bệnh. Nhưng bệnh hoàn toàn có thể điều trị thành công khi được phát hiện và chữa sớm với phác đồ điều trị phù hợp của bác sĩ .

Trong nhiều trường hợp, các bác sĩ sẽ điều trị lao cột sống bằng cách phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng là phương pháp phẫu thuật loại bỏ đốt sống.

Nguyên tắc điều trị lao cột sống nói riêng và lao nói chung là :

  • Phối hợp các thuốc chống lao
  • Dùng thuốc đúng liều
  • Dùng thuốc đều đặn
  • Dùng thuốc đủ thời gian, theo 2 giai đoạn: tấn công và duy trì
lao cột sống
Điều trị lao cột sống bằng thuốc

Một số bác sĩ khám và điều trị lao cột sống

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Chí Lăng, hơn 30 năm kinh nghiệm, quận Bình Tân, TP.HCM
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Dương Đình Triết, hơn 15 năm kinh nghiệm, Quận 5, TP.HCM
  • BSCKII Nguyễn Tấn Toàn, hơn 20 năm kinh nghiệm, Quận 5, TP.HCM

Kết luận

Lao cột sống là một bệnh lý thuộc nhóm lao ngoài phổi, nếu phát hiện kịp thời thì hoàn toàn có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Do đó, khi nhận thấy dấu hiệu bất thường, người bệnh tìm các bác sĩ Cơ – Xương – Khớp hoặc các bác sĩ Hô hấp để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.