Top 8 lưu ý khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối

Mặc dù đây là phương pháp điều trị bệnh lý cơ xương ở chân khá hiện đại và hiệu quả nhưng có rất ít nghiên cứu lâm sàng công bố chi tiết, đầy đủ về liệu pháp trị liệu này . Vậy, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào khớp gối là gì, ai mới có thể điều trị bằng phương pháp này và lưu ý gì khi điều trị? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết này.

8 lưu ý khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối
8 lưu ý khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào khớp gối là gì?

Khái niệm

Thoái hóa khớp là hậu quả của sự mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại sụn và xương dưới sụn của các khớp xương, đặc biệt là các khớp xương lớn như khớp gối. Kết quả là dẫn đến các tổn thương nặng nề ở sụn xương như xơ hóa xương, tạo gai xương,…. 

Ngoài ra, thoái hóa khớp xương có thể do các chấn thương làm trật ổ khớp, các bệnh lý viêm nhiễm do bệnh tự miễn, chuyển hóa hoặc các vi khuẩn có hại tại khớp xương như viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, lao xương,…

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối là phương pháp tiêm một loại chế phẩm tự thân từ máu với hàm lượng tiểu cầu cao từ 2 – 8 lần (PRP – Platelet rich plasma) do đã qua ly tâm so với bình thường vào vị trí khớp bị thoái hoá, điểm bám gân bị sưng viêm. 

Qua đó, giúp hình thành và kích thích sự phát triển các mô để hồi phục các tế bào sụn khớp bị hư tổn. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp giảm đau, viêm tấy khó chịu cho bệnh nhân bị thoái hoá khớp gối dựa trên khả năng giải phóng các yếu tố tăng trưởng và các phân tử có hoạt tính sinh học của tiểu cầu.

Các loại protein huyết tương giàu tiểu cầu

Dưới đây là một số loại protein huyết tương giàu tiểu cầu có hoạt tính sinh học được giải phóng từ PRP và có tác dụng trên sửa chữa, phục hồi mô tế bào hư tổn, đặc biệt là các tế bào ở khớp gối như:

  • Platelet-derived growth factor (PDGF) giúp sản sinh nguyên bào sợi, sợi collagen ở khớp xương
  • Insulin-like growth factor-1 (IGF-1) hỗ trợ cho sự tăng trương và biệt hoá tế bào
  • Transforming growth factor beta-1 (TGF-b1) cần cho sự hình thành mạch, dịch ngoại bào và di động của tế bào
  • Connective tissue growth factor (CTGF) giúp nối các mô phát triển với nhau
  • Vascular endothelial growth factor (VEGF) là yếu tố phát triển các tế bào máu mới, đồng thời ức chế quá trình apoptosis của các tế bào này
  • Fibroblastic growth factor (b-FGF) là yếu tố sản sinh collagen, sửa chữa tế bào hư tổn và các nguyên bào sợi khác nhau
  • Epidermal growth factor (EGF) giúp cho sự hồi phục tế bào, biệt hoá và tăng sinh các tế bào biểu mô

Các yếu tố tác động lên hiệu quả của liệu pháp

Khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối muốn đạt hiệu quả cao, thì có rất nhiều yếu tố tác động lên tác dụng của PRP bao gồm như sau:

  • Thể tích máu được sử dụng để tạo ra PRP: Thông thường sẽ lấy từ 20 – 50ml.
  • Nồng độ PRP phải cao hơn so với bình thường từ 2 – 8 lần (nồng độ tiểu cầu bình thường trong máu khoảng 6%)
  • Sử dụng chất kháng đông máu như ACD, CPD, ACACD, CPD-A1,…
  • Số lượng tiểu cầu trước khi tiêm buộc phải trên 150.000/ml.
  • Số lượng bạch cầu
  • Loại tổn thương hay bệnh lý được điều trị bằng PRP: Nên dùng cho các trường hợp bệnh lý chóp xoay, viêm gân, chấn thương sụn, dây chằng, thoái hoá khớp như khớp gối là điển hình
  • Thiết bị được sử dụng để tạo PRP như máy ly tâm với nhiều tốc độ khác nhau
  • Số lần tiêm PRP: Thường trong điều trị thoái hoá khớp gối sẽ từ 2 – 3 lần tiêm.
  • Khoảng cách giữa các lần tiêm PRP cách nhau 3 – 4 tuần theo chỉ định của bác sĩ
  • Hệ vi sinh trong cơ thể người bệnh
  • Tình trạng sức khoẻ miễn dịch của người bệnh phải tốt, không mắc các bệnh suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, tiểu đường, dùng corticoid,…

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối ở đâu?

Phòng khám Family Medical Practice

Phòng khám Family Medical Practice là hệ thống phòng khám tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam từ 1997, cùng với đội ngũ bác sĩ giỏi khắp nơi trên thế giới như Mỹ, Israel, Nga, Nhật, Pháp,.. và hệ thống trang thiết bị tối tân, hiện đại đã tạo ra các dịch vụ y tế chất lượng, chuẩn quốc tế. Đặc biệt là các dịch vụ y tế thuộc khoa ngoại – chấn thương chỉnh hình như:

  • Cung cấp đầy đủ các giải pháp điều trị viêm xương khớp từ vật lý trị liệu đến tiêm corticoid, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối (PRP), điều trị tế bào gốc và thay khớp
  • Trị các chấn thương, trật khớp, nhiễm trùng,… bằng cấy ghép hoặc xâm lấn tối thiểu
  • Điều trị các khối u xương và u khác trong cơ thể,…

Bệnh viện Hoàn Mỹ Thủ Đức

Bệnh viện Hoàn Mỹ Thủ Đức là một trong những bệnh viện mới nhất của tập đoàn Hoàn Mỹ với cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ chuyên gia y tế giỏi. Bệnh viện luôn cố gắng mang đến những dịch vụ chăm sóc sức khỏe vượt trội, đặc biệt triển khai các loại hình phẫu thuật khớp như thay khớp, chuyển gân, nội soi khớp, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào khớp gối,…

Bệnh viện Hồng Ngọc

Khi thăm khám tại Bệnh viện Hồng Ngọc, bệnh nhân sẽ được trải nghiệm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất, trong đó phải kể đến các dịch vụ khoa cơ xương khớp như:

  • Thăm khám, chẩn đoán, cấp cứu, điều trị nội khoa các bệnh xương khớp,…
  • Thực hiện các thủ thuật điều trị bảo tồn chuyên sâu như tiêm huyết tương giàu tiêu cầu, hút dịch khớp, tiêm các điểm bám gân,,..
  • Chụp MRI cột sống, chụp CT, sinh thiết xương,…
  • Tư vấn chế độ luyện tập, sinh hoạt, ăn uống để phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh cơ xương khớp,…

Bệnh viện 108

Bệnh viện 108 được biết đến là một trong những bệnh viện lớn nhất cả nước về thăm khám, chữa trị, nghiên cứu y khoa hàng đầu Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, thiết bị khám cận lâm sàng hiện đại nhất. Riêng khoa nội cơ, xương, khớp là khoa lâm sàng chuyên sâu, chuyên trị nội khoa các bệnh lý xương khớp với các chuyên môn:

  • Triển khai các kỹ thuật chuyên sâu như tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, tiêm thuốc chống viêm, chọc hút dịch khớp, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu dưới tác dụng siêu âm, siêu âm khớp chuyên khoa,…
  • Sử dụng thuốc kháng thể đơn dòng như IL6, IL17, lympho B, TNFα,… để trị các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp,…

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Điểm mạnh về nhân lực Bệnh viện Nguyễn Tri Phương khoa cơ xương khớp là 100% các bác sĩ được đào tạo nội trú tại Pháp sau đại học với các kỹ thuật chuyên sâu được triển khai tại tuyến điều trị cấp trung ương như:

  • Siêu âm khớp
  • Đo mật đô xương bằng DEXA
  • Thủ thuật tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, tiêm thấm ngoài màng cứng, tiêm thấm khớp cùng chậu,…
  • Điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc
  • Cắt lọc hoạt mạc viêm,…

Lợi ích khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối

  • Các tế bào sụn khớp, gân xương được phục hồi, phát triển mới liên tục dưới tác động của các yếu tố tăng trưởng trong PRP
  • Tăng tốc độ lành vết thương, giảm xơ hóa vị trí khớp bị tổn thương giúp người bệnh sớm vận động lại bình thường
  • Tái tạo dây chằng và các sợi collagen ở sụn khớp gối bị hư tổn nặng
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối tái tạo dây chằng
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối tái tạo dây chằng
  • So với các phương pháp điều trị truyền thống như dùng thuốc giảm đau, phẫu thuật thì liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối được đánh giá là an toàn, giảm đau nhanh mà không gây biến chứng nguy hiểm
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối giảm đau nhanh
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối giảm đau nhanh
  • Giảm tỷ lệ rách gân khớp gối tái phát
  • Giảm bớt các tác dụng phụ so với các liệu pháp khác khi điều trị lâu dài như tiêm corticoid có thể gây thoái hóa gân xương, uống thuốc giảm đau NSAIDS liên tục gây xuất huyết dạ dày, suy thận,…
  • Quá trình tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng cùng với chi phí hợp lý so với các phương pháp phẫu thuật khớp gối

Trường hợp nào nên tiêm huyết tương vào khớp gối?

Nhóm bệnh lý thường sẽ được chỉ định tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối như sau:

  • Bệnh lý liên quan đến các khớp chóp xoay gồm viêm, rách chóp xoay,…
  • Các bệnh liên quan đến gân xương như viêm gân,…
  • Dây chằng và sụn chêm ở khớp gối bị chấn thương
  • Thoái hóa khớp gối

Tuy nhiên, để điều trị với phương pháp này thì các bệnh nhân phải kiểm soát tốt các bệnh lý khác cũng đang mắc phải ảnh hưởng đến khớp xương như tiểu đường, tăng huyết áp, các bệnh về máu như rối loạn chức năng tiểu cầu, suy giảm miễn dịch, bệnh lý tim mạch, đang dùng thuốc chống đông máu,… và đặc biệt là phải luôn tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ.

Ai chống chỉ định tiêm huyết tương vào khớp gối?

Mặc dù đây là phương pháp điều trị xương khớp khá an toàn và hiệu quả nhưng không phải đối tượng nào cũng được bác sĩ chỉ định liệu pháp này. Một số trường hợp chống chỉ định cho phương pháp tiêm huyết tương vào khóp gối có thể kể đến như:

  • Phụ nữ đang mang thai
Không tiêm PRP khớp gối khi mang thai
Không tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối khi mang thai
  • Người có nồng độ hemoglobin thấp dưới 110g/l
Không tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối khi thiếu máu
Không tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối khi thiếu máu
  • Người có tiểu cầu dưới 150.000/ml
  • Bệnh nhân bị các chứng bệnh kèm theo như viêm khớp mủ, lao khớp,…
  • Bệnh nhân đã tiêm thuốc corticoid, acid hyaluronic tại khớp gối tổn thương gần nhất trong vòng 6 tuần trước đây

Quy trình tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối

Để thực hiện tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối thì người bệnh sẽ phải trải qua các bước sau:

  • Bước 1: Lấy máu

Cũng như lấy máu thông thường, nhân viên y tế sẽ sử dụng kim tiêm và lấy máu tĩnh mạch ở tay bệnh nhân. Tùy thuộc vào vị trí khớp gối có tổn thương mà lấy các dung tích máu khác nhau. 

  • Bước 2: Phân tách, lấy PRP

Máu lấy xong sẽ được xử lý qua máy ly tâm nhằm phân tách các thành phần của máu theo tỷ trọng của từng loại để lấy phần huyết tương giàu tiểu cầu, các tế bào hồng cầu và bạch cầu gần như bị loại bỏ.

Ly tâm máu để lấy tiểu cầu nồng độ cao
Ly tâm máu để lấy tiểu cầu nồng độ cao
  • Bước 3: Thu thập và lưu giữ PRP

Huyết tương sau ly tâm được lấy ra khỏi máy và sẽ được chứa trong các dụng cụ hỗ trợ để tiến hành tiêm ngược trở lại cho bệnh nhân.

Lấy huyết tương giàu tiểu cầu sau ly tâm máu 
Lấy huyết tương giàu tiểu cầu sau ly tâm máu 
  • Bước 4: Tiêm PRP vào vị trí khớp gối bị đau

Dựa trên khu vực khớp gối bị tổn thương qua xét nghiệm hình ảnh thì các bác sĩ sẽ tiêm lượng PRP đã xử lý cẩn thận vào vùng khớp đó.

Những lưu ý khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối

  • Khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối xong, bệnh nhân nên về nhà nghỉ ngơi vài ngày, tránh vận động mạnh khớp gối, chỉ co duỗi gối nhẹ nhàng, nếu đau nhức chỗ chích thì uống thêm paracetamol hoặc chườm mát, không tự ý xoa bóp dầu rượu giảm đau,…mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Duy trì cân nặng ở mức bình thường (BMI < 23) vì cân nặng dư thừa sẽ tạo áp lực lên đầu gối, gây đau nhức hơn.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu ổn định, nếu lượng glucose huyết cao có thể làm nặng thêm tình trạng viêm, nhiễm trùng khớp gối, ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng sụn, thậm chí là mất sụn.
Kiểm soát đường huyết ổn định khi tiêm PRP khớp gối
Kiểm soát đường huyết ổn định khi tiêm PRP khớp gối
  • Không nên mang vác các vật quá nặng liên tục và đột ngột, chơi thể thao mức độ vừa và đúng kỹ thuật, nên mang giày vừa vặn và các đồ dùng bảo hộ khớp gối trong lúc vận động, chơi thể thao.
  • Khi hoạt động cảm giác mệt mỏi thì nên nghỉ ngơi, tránh cố gắng hoặc vận động quá sức sẽ khiến khớp gối thêm áp lực và dễ bị tổn thương nhiều hơn.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh bổ sung nhiều dưỡng chất canxi, collagen, vitamin D3, vitamin K2 giúp xương chắc khoẻ có nhiều trong sữa, trứng, thịt cá, tảo biển, đậu, da động vật, sụn gà, sụn cá,…
  • Bổ sung một số dưỡng chất bên ngoài hỗ trợ bảo vệ, tăng sụn khớp cũng như tăng hoạt dịch bảo vệ khớp gối như glucosamin, acid hyaluronic, collagen, muối khoáng canxi,…
  • Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc, giảm bớt căng thẳng, lo lắng,… để tránh các vấn đề về sức khoẻ như viêm khớp, thoái hoá khớp gối,…

Chi phí tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối

Hiện nay, liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối đã được ứng dụng và mở rộng trên nhiều lĩnh vực y tế trong đó có cả chấn thương chỉnh hình khớp gối,… đã được cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp nhận và khuyên dùng trong y học và thẩm mỹ. 

Với liệu pháp này, hàng ngàn bệnh nhân mắc các bệnh lý cơ xương khớp đã nhanh chóng hồi phục với chi phí tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối chỉ khoảng tầm vài triệu đồng/lần tiêm, tránh được việc phẫu thuật thay khớp gối tốn hàng chục triệu đồng.


Câu hỏi thường gặp

Thoái hóa khớp gối có chữa được không?

Thoái hoá khớp gối có thể chữa được với liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu có tác dụng giảm sưng đau và cải thiện chức năng vận động của xương khớp.

Thoái hóa khớp gối có đi bộ được không?

Người bị thoái hoá khớp gối càng nên đi bộ để đảm bảo có đủ lượng dịch khớp cần thiết giúp nuôi dưỡng và bảo vệ khớp gối đang chịu thương tổn.

Điều trị khớp gối bằng tế bào gốc

Tế bào gốc có khả năng biệt hoá và phát triển thành các mô tế bào khác nhau, đặc biệt là các tế bào ở sụn khớp.


Như vậy, thông qua bài viết này hi vọng các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức có ích về phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối. Qua đó, có thể cân nhắc và lựa chọn thủ thuật điều trị xương khớp này sao cho phù hợp với tình trạng sức khoẻ của cơ thể hiện tại. 

Nếu bạn hoặc người thân của bạn có các chứng bệnh liên quan đến khớp gối, cần được thăm khám và điều trị bằng phương pháp này, xin vui lòng đặt lịch khám với bác sĩ khoa cơ xương khớp.

https://trungtamytethanhthuy.vn/tim-hieu-ve-phuong-phap-tiem-huyet-tuong-giau-tieu-cau-prp-dieu-tri-thoai-hoa-khop-goi-tai-trung-tam-y-te-huyen-thanh-thuy/

https://bvnguyentriphuong.com.vn/co-xuong-khop/huyet-tuong-giau-tieu-cau-prp

http://www.bvdhydcantho.com/

Contact Me on Zalo