Gãy xương là tình trạng cấu trúc bên trong của xương bị phá hủy đột ngột, gây ra những tổn thương và làm gián đoạn sự truyền lực qua xương. Bài viết sau đây của Docosan sẽ giới thiệu đến bạn đọc nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị gãy xương.
Phân loại gãy xương
Cách phân loại gãy xương dưới đây dựa vào nguyên nhân và vị trí gãy xương:
- Gãy rứt xương/gãy bong: Một cơ hoặc dây chằng níu vào xương, làm gãy xương
- Vỡ xương – xương bị vỡ thành nhiều mảnh
- Gãy do đè nén: Thường xảy ra ở xương xốp ở cột sống. Ví dụ, phần trước của đốt sống ở cột sống có thể bị biến đổi hình dạng do loãng xương
- Gãy sai khớp: Một khớp bị trật và một trong các xương của khớp bị gãy
- Gãy cành xanh: Xương gãy một phần nhưng không gãy hoàn toàn vì phần còn lại của xương có thể uốn cong. Hiện tượng này phổ biến hơn ở trẻ em vì trẻ có xương mềm và đàn hồi hơn
- Gãy cành tươi: Gãy một phần của xương, đôi khi loại gãy xương này khó được phát hiện
- Gãy xương nêm chặt/ nứt xương: Khi xương bị gãy, một mảnh xương này sẽ ảnh hưởng một mảnh xương khác
- Gãy nội khớp: Vết gãy kéo dài vào bề mặt của khớp
- Gãy xương theo chiếu dọc: Gãy dọc theo chiều dài của xương
- Gãy xương chéo: Gãy theo đường chéo với trục dài của xương
- Gãy xương bệnh lý: Một bệnh lý làm suy yếu xương, dẫn đến gãy xương (ung thư xương, loãng xương)
- Gãy xoắn: Gãy xương trong đó ít nhất một phần của xương bị xoắn
- Rạn xương: Xương bị gãy vì áp lực liên tục, phổ biến ở những người thường xuyên vận động
- Gãy bánh bơ: Xương biến dạng nhưng không nứt, phổ biến hơn ở trẻ em
- Gãy xương ngang: Đường gãy vuông góc với trục (phần dài) của xương
Nguyên nhân gãy xương
Hầu hết các trường hợp xương bị gãy là do tác động bên ngoài (ngã, tai nạn v.v.). Người già thường có nhiều nguy cơ gãy xương nhiều hơn vì lúc này xương trở nên yếu đi, càng lớn tuổi sức chịu đựng của xương càng giảm.
Những người mắc bệnh hoặc mắc các tình trạng làm suy yếu xương cũng có nguy cơ gãy xương cao hơn. Ví dụ như loãng xương, nhiễm trùng hoặc khối u v.v. Loại gãy xương này được gọi là gãy xương bệnh lý.
Xương bị gãy do áp lực lặp lại liên tục thường thấy ở những người chơi thể thao chuyên nghiệp cũng là nguyên nhân phổ biến.
Triệu chứng gãy xương
Dấu hiệu gãy xương khác nhau tùy theo vùng xương bị ảnh hưởng, tuổi tác và sức khỏe chung của bệnh nhân, cũng như mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Tuy nhiên, triệu chứng phổ biến khi xương bị gãy thường bao gồm:
- Đau đớn.
- Sưng tấy.
- Bầm tím.
- Da đổi màu xung quanh khu vực bị ảnh hưởng.
- Khu vực bị ảnh hưởng có thể bị uốn cong ở một góc bất thường.
- Bệnh nhân không thể di chuyển vùng bị ảnh hưởng.
- Xương hoặc khớp bị ảnh hưởng có thể có tiếng chói tai.
- Nếu vết gãy hở, vùng này có thể chảy máu.
Khi vùng xương lớn bị ảnh hưởng, chẳng hạn như xương chậu hoặc xương đùi, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng:
- Người bệnh trông xanh xao và ốm yếu.
- Bị chóng mặt (cảm thấy muốn ngất xỉu).
- Cảm giác buồn nôn.
Nếu có thể, không di chuyển người bị gãy xương cho đến khi bác sĩ có mặt và có thể đánh giá tình hình.
Điều trị gãy xương
Chữa lành xương là một quá trình tự nhiên, tuy nhiên để quá trình chữa lành tự nhiên bắt đầu, các đầu của xương gãy cần phải được xếp thẳng hàng – điều này được gọi là giảm gãy xương. Bệnh nhân thường được gây mê toàn thân khi thực hiện giảm gãy xương. Giảm gãy xương có thể được thực hiện bằng cách nắn chỉnh, kéo các mảnh xương hoặc phẫu thuật.
Lưu ý rằng phụ thuộc vào tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ có những phương thức điều trị phụ hợp. Tuy nhiên những cách điều trị xương bị gãy phổ biến là: Cố định xương, vật lý trị liệu, phẫu thuật.
Cố định xương – ngay sau khi xương được căn chỉnh, xương phải được giữ thẳng hàng trong quá trình lành lại, sử dụng các công cụ sau:
- Phôi thạch cao hoặc nẹp chức năng bằng nhựa – những công cụ này giữ xương ở đúng vị trí cho đến khi lành lại.
- Các tấm kim loại và đinh vít – khi sử dụng các kỹ thuật xâm lấn tối thiểu.
- Đinh nội tủy – các thanh kim loại được đặt xuống trung tâm của các xương dài. Có thể sử dụng dây mềm đối với trẻ em.
- Bộ cố định bên ngoài – được làm bằng kim loại hoặc sợi carbon; có các chốt thép đi vào xương trực tiếp qua da.
Thông thường, vùng xương gãy được cố định từ 2-8 tuần. Thời gian kéo dài phụ thuộc vào vùng xương nào bị ảnh hưởng và liệu có bất kỳ biến chứng nào, chẳng hạn như vấn đề cung cấp máu hoặc nhiễm trùng xảy ra không.
Nếu xương gãy đã được căn chỉnh đúng cách và giữ cố định, quá trình chữa lành xương thường diễn ra đơn giản, xương mới sẽ được tạo ra và thay thế xương cũ bị hư hỏng. Tuổi tác, vùng xương bị ảnh hưởng, loại gãy xương cũng như sức khỏe tổng quát của bệnh nhân là các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ chữa lành của xương.
Vật lý trị liệu – sau khi xương đã lành, bệnh nhân cần phục hồi sức mạnh cơ bắp cũng như khả năng vận động cho vùng bị ảnh hưởng. Nếu gãy xương xảy ra gần hoặc xuyên qua một khớp, bệnh nhân có nguy cơ bị cứng vĩnh viễn hoặc viêm khớp, dẫn đến không thể uốn vùng khớp đó tốt như trước.
Phẫu thuật – nếu có tổn thương da và mô mềm xung quanh xương hoặc khớp bị ảnh hưởng, bệnh nhân có thể suy xét về việc phẫu thuật thẩm mỹ
Phòng ngừa gãy xương
Các biện pháp sau đây giúp xương bạn chắc khỏe hơn, giảm nguy cơ loãng xương:
- Tập thể dục đều đặn
- Không hút thuốc
- Chỉ uống một lượng rượu vừa phải hoặc không uống rượu
- Tiếp xúc với ánh sáng ban ngày
- Đảm bảo rằng chế độ ăn uống có nhiều thực phẩm giàu canxi: Sữa, pho mát, sữa chua và các loại rau lá xanh đậm v.v.
Bác sĩ điều trị gãy xương
- Bác sĩ Nguyễn Văn Phúc là bác sỹ chuyên khoa về chuyên ngành trị liệu thần kinh cột sống, xương khớp thăm khám cho bệnh nhân tại Hà Nội.
- Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare là một trong những trung tâm khám bệnh chất lượng cao và đáng tin cậy tại TP. HCM. – Tân Bình, TP.HCM.
- Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Hà cung cấp gần như toàn diện các dịch vụ thăm khám chữa bệnh với gần 20 chuyên khoa. – Đống Đa, Hà Nội.
Để tiến trình lành xương diễn ra nhanh và hiệu quả, bạn đọc nên liên hệ với các bác sĩ có chuyên môn, không nên tự thực hiện bất kì phương pháp điều trị nào.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Nguồn tham khảo: medicalnewstoday