Đau thắt lưng: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Đau thắt lưng (hay đau vùng lưng dưới, đau lưng vùng thấp) là một hội chứng thường gặp trong các bệnh lý cơ xương khớp. Theo thống kê, có tới 65-80% người trưởng thành từng gặp tình trạng đau thắt lưng ít nhất 1 lần trong đời và khoảng 10% trong số này chuyển thành căn bệnh mạn tính.

Bài viết sau đây của Doctor có sẵn sẽ cung cấp những thông tin quan trọng cho bạn đọc về nguyên nhân gây ra đau thắt lưng, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa.

Nguyên nhân gây ra đau thắt lưng

Đau vùng thắt lưng có thể đến từ những nguyên nhân sau:

Căng cơ và dây chằng cột sống quá mức

Các cơ và dây chằng ở lưng có thể bị kéo căng hoặc rách do nâng vật nặng thường xuyên hoặc cử động đột ngột, gây ra các triệu chứng bao gồm đau và co cứng ở lưng dưới. Nghỉ ngơi và vật lý trị liệu là biện pháp khắc phục những triệu chứng này.

Tổn thương đĩa đệm cột sống

Đĩa đệm nằm giữa các xương đốt sống, có tác dụng chịu áp lực đè lên cột sống cũng như tạo sự mềm dẻo cho cột sống. Càng lớn tuổi, đĩa đệm càng có nguy cơ tổn thương, thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó, mặt ngoài của đĩa đệm cũng có nhiều khả năng bị rách hoặc thoát vị do chấn thương, va đập.

đau thắt lưng
Tổn thương đĩa đệm cột sống gây đau thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm (còn được gọi là trượt đĩa đệm) xảy ra khi bao xơ của bệnh nhân đã bị nứt hoặc rách, nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài. Sự chèn ép của nhân nhầy lên dây thần kinh và lỗ tủy sống gây ra những cơn đau nhức ở vùng thắt lưng hay chi dưới của người bệnh. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những dạng thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất.

Chấn thương đĩa đệm thường xảy ra đột ngột sau khi nâng vật nặng hoặc vặn lưng với tư thế không phù hợp.

Đau thần kinh toạ

Đau dây thần kinh tọa có thể xảy khi khối thoát vị của đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa dẫn truyền tín hiệu thần kinh giữa cột sống và chân. Do đó, đau thần kinh tọa có thể khiến chân và bàn chân bị đau. Cơn đau này thường có cảm giác như bị bỏng hoặc kim châm, lan dọc từ vùng thắt lưng, qua mông xuống mặt say đùi.

Hẹp ống sống

Hẹp ống sống là hiện tượng cột sống bị thu hẹp lại, gây áp lực lên tủy sống và các dây thần kinh cột sống.

Hẹp ống sống thường gặp nhất là do thoái hóa các đĩa đệm giữa các đốt sống, khối thoát vị chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống. Áp lực lên các dây thần kinh cột sống gây ra các triệu chứng như:

  • Tê người.
  • Chuột rút.
  • Yếu cơ.
đau thắt lưng
Hẹp ống sống gây đau thắt lưng

Bạn có thể cảm thấy những triệu chứng này ở bất cứ đâu trên cơ thể. Nhiều người bị hẹp ống sống nhận thấy các triệu chứng của họ nặng hơn khi đứng hoặc đi bộ.

Cột sống cong bất thường

Cong vẹo cột sống thường được chẩn đoán ở trẻ em hoặc trong giai đoạn thanh thiếu niên. Cong vẹo cột sống bất thường gây ra đau đớn và tạo ra tư thế sai lệch vì nó tạo áp lực lên:

  • Cơ bắp
  • Gân
  • Dây chằng
  • Đốt sống

Một số yếu tố khác

Có một số bệnh lý khác gây ra đau thắt lưng bao gồm:

  • Viêm khớp cột sống.
  • Đau cơ xơ hóa (tình trạng đau và nhức kéo dài ở khớp, cơ và gân).
  • Thoái hóa đốt sống là một rối loạn có thể gây mất cấu trúc và chức năng bình thường của cột sống. Mặc dù lão hóa là nguyên nhân chính của tình trạng này, nhưng vị trí và tốc độ thoái hóa là khác nhau đối với từng cá nhân.

Ngoài ra các tình trạng dưới đây cũng có thể gây đau thắt lưng:

Cách chữa đau thắt lưng

Nguyên tắc chung chữa đau thắt lưng là điều trị giảm triệu chứng đau nhức cho bệnh nhân và giải quyết nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau thắt lưng. Phần dưới đây nêu lên các phương pháp điều trị đau cột sống không do bệnh lý khác đi kèm.

Chữa đau thắt lưng tại nhà

Các phương pháp chữa đau thắt lưng tại nhà sẽ hữu ích trong 72 giờ đầu tiên sau khi cơn đau bắt đầu. Nếu cơn đau không cải thiện sau 72 giờ điều trị tại nhà, bạn nên gọi cho bác sĩ.

Một số việc bạn có thể thực hiện để giảm đau thắt lưng là :

  • Ngừng các hoạt động thể chất bình thường trong vài ngày và chườm đá vào vùng lưng dưới của bạn. Các bác sĩ thường khuyên bạn nên chườm đá trong 48 đến 72 giờ đầu tiên, sau đó chuyển sang chườm nóng. Chườm đá và chườm nóng giúp giãn cơ, làm giảm cơn đau vùng thắt lưng.
  • Bạn cũng có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau.
  • Hãy thử nằm nghiêng một bên với đầu gối cong và kê một chiếc gối giữa hai chân. Nếu bạn có thể nằm ngửa thoải mái, hãy đặt một chiếc gối hoặc khăn cuộn bên dưới đùi để giảm áp lực lên vùng lưng dưới.
  • Tắm bồn với nước ấm hoặc mát-xa thường có thể giúp thư giãn các cơ bị co cứng ở lưng.
đau thắt lưng
Dùng thuốc chữa đau thắt lưng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ

Chữa đau thắt lưng tại các cơ sở y tế

Bác sĩ sẽ xác định liều lượng và cách sử dụng thuốc cũng như loại thuốc phù hợp dựa trên các triệu chứng của bạn. Một số loại thuốc mà bác sĩ có thể kê đơn bao gồm:

  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Thuốc giảm đau các cơn đau có nguồn gốc thần kinh như gabapentin, pregabalin
  • Tiêm corticosteroid

Bác sĩ cũng có thể chỉ định liệu pháp vật lý trị liệu, bao gồm:

  • Mát xa
  • Kéo giãn cơ thể
  • Tập bài tập củng cố
  • Đeo đai hỗ trợ vùng thắt lưng khi ngồi hoặc đi lại
  • Chiếu đèn hồng ngoại hoặc điều trị điện xung, châm cứu kết hợp.
đau thắt lưng
Vật lý trị liệu là phương pháp chữa đau thắt lưng hiệu quả

Phẫu thuật

Đối với những trường hợp nghiêm trọng hoặc không có cải thiện sau khi điều trị nội khoa tích cực, phẫu thuật có thể được cân nhắc cho những bệnh nhân này. Đặc biệt nếu bệnh nhân mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang, chèn ép dây thần kinh ngày càng nặng thì cần phải thực hiện phẫu thuật khẩn cấp.

Các phẫu thuật có thể được thực hiện bao gồm:

  • Phẫu thuật loại bỏ nguyên nhân gây áp lực từ rễ thần kinh như đĩa đệm thoát vị hoặc phần xương nhô ra ra đè lên.
  • Cắt bỏ ống sống để mở rộng nơi rễ thần kinh thoát ra ngoài.
  • Liệu pháp điện nhiệt bên trong đĩa đệm (Intradiscal electrothermal therapy – IDET) : Sau khi xác định được đĩa đệm bị tổn thương, bác sĩ sẽ đưa kim qua ống thông vào đĩa và làm nóng dần trong 20 phút. Nhiệt phong tỏa đầu dây thần kinh cảm giác đau ở thành sau đĩa đệm, gây co nhỏ mô collagen ở thành của đĩa đệm dẫn đến hàn gắn chỗ rách gây đau ở bao xơ đĩa đệm; kích thích sự hình thành, tạo collagen mới; phá hủy hoặc thay thế chất hóa học trung gian gây viêm hoặc đau bên trong mô đĩa đệm
  • Phương pháp tạo hình nhân sẽ sử dụng thiết bị công nghệ plasma được đưa qua một cây kim vào đĩa đệm. Tia plasma giúp loại bỏ mô tại nhân đĩa đệm, có tác dụng giảm áp lực đĩa đệm tạo ra lên các rễ thần kinh xung quanh, qua đó cắt đứt cơn đau.
  • Sử dụng sóng vô tuyến gây tổn thương hoặc loại bỏ các dây thần kinh bị chèn ép.
  • Hợp nhất cột sống làm cho cột sống khỏe hơn và giảm bớt sự đau đớn. Phương pháp này loại bỏ các đĩa đệm giữa hai hoặc nhiều đốt sống. Sau đó, bác sĩ nối các đốt sống cạnh nhau bằng mảnh ghép xương hoặc vít kim loại đặc biệt.
  • Phẫu thuật cắt bỏ lớp màng cột sống hay còn được gọi là giải nén cột sống. Phương pháp này sẽ loại bỏ lớp màng để làm cho kích thước của ống sống lớn hơn. Điều này làm giảm áp lực lên tủy sống và dây thần kinh.
đau thắt lưng
Phẫu thuật điều trị đau thắt lưng

Ngăn ngừa đau thắt lưng

Phương pháp phòng ngừa đau thắt lưng bao gồm:

  • Tập thể dục để tăng cường lực các cơ vùng bụng và lưng của bạn
  • Giảm cân nếu bạn thừa cân để giảm trọng lượng cơ thể đè nặng cột sống
  • Nâng đồ đúng cách bằng cách ngồi gập đầu gối và nâng bằng lực của cơ chân
  • Duy trì tư thế thích hợp khi làm việc, lao động
  • Tránh mang giày cao gót thường xuyên
  • Bỏ thuốc lá vì Nicotin trong thuốc lá làm tăng nguy cơ thoái hóa đĩa đệm cột sống, cũng như làm giảm lưu lượng máu nuôi cột sống.
đau thắt lưng
Tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khỏe xương khớp

Bác sĩ điều trị đau thắt lưng

  • Bác sĩ Nguyễn Văn Phúc là bác sỹ chuyên khoa về chuyên ngành trị liệu thần kinh cột sống, xương khớp và hiện đang công tác tại Viet My Clinic.
  • Phòng khám Vigor Health có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc, thăm khám sức khỏe và chữa bệnh.
  • Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Hà cung cấp gần như toàn diện các dịch vụ thăm khám chữa bệnh với gần 20 chuyên khoa. – Đống Đa, Hà Nội.
  • Phòng khám Việt Mỹ Clinic chuyên vật lý trị liệu và thần kinh cột sống – Hai Bà Trưng, Hà Nội

Đau thắt lưng là một hội chứng phổ biến, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để điều trị tình trạng đau thắt lưng, bạn nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng xử lí phù hợp nhất.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Healthline