Mắt cá chân là một trong những vị trí tổn thương phổ biến nhất, đối với các chấn thương cơ xương khớp cấp tính. Việc chậm trễ trong phát hiện trật mắt cá chân cũng như điều trị sai cách có thể khiến chấn thương trở nên trầm trọng hơn, dẫn đến giảm chức năng vận động. Để bạn đọc có thể tìm hiểu được nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cần phải làm gì để điều trị kịp thời trật khớp mắt cá chân. Mời bạn cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết này!
Tóm tắt nội dung
- 1 Trật mắt cá chân là gì?
- 2 Nguyên nhân dẫn đến bị trật mắt cá chân
- 3 Dấu hiệu dễ nhận biết bạn bị trật mắt cá chân
- 4 Cần những chẩn đoán gì để xác định bạn bị trật mắt cá chân?
- 5 Các phương pháp điều trị trật mắt cá chân
- 6 Khi nào trật mắt cá chân, bạn cần đến gặp bác sĩ?
- 7 Biện pháp phòng ngừa trật mắt cá chân hiệu quả
- 8 Câu hỏi thường gặp
- 8.1 u003cstrongu003eBị trật mắt cá chân bao lâu thì khỏi?u003c/strongu003e
- 8.2 u003cstrongu003eCách chữa trật khớp mắt cá chân?u003c/strongu003e
- 8.3 u003cstrongu003eBị trật mắt cá chân nên làm gì?u003c/strongu003e
- 8.4 u003cstrongu003eBị trật mắt cá chân nên sơ cứu bằng gì?u003c/strongu003e
- 8.5 u003cstrongu003eBong gân mắt cá chân trẻ em?u003c/strongu003e
- 8.6 u003cstrongu003eBong gân mắt cá chân uống thuốc gì?u003c/strongu003e
Trật mắt cá chân là gì?
Trật mắt cá chân là tình trạng tổn thương, giãn hoặc đứt (hoàn toàn hoặc không hoàn toàn) các sợi của dây chằng nối các xương ở khớp cổ chân lại với nhau. Hầu hết, trật mắt cá chân thường liên quan đến chấn thương dãi mô cứng bên ngoài mắt cá chân. Sau chấn thương, trật mắt cá chân gây sưng, bầm tím và đau quanh khu vực bị tổn thương.
Nguyên nhân dẫn đến bị trật mắt cá chân
Trật mắt cá nhân là loại chấn thương phổ biến và dễ gặp. Trật khớp mắt cá chân thường xảy ra khi mắt cá chân lăn, vặn hoặc xoay ra ngoài phạm vi chuyển động bình thường của nó. Điều này thường gặp ở những người hoạt động thể thao và vận động nhiều.
Các nguyên nhân sau có thể làm tăng nguy cơ trật mắt cá chân:
- Đi bộ, chạy hoặc tập thể dục trên bề mặt không bằng phẳng.
- Mang giày cao gót, giày có hỗ trợ gót chân không đầy đủ.
- Ngã xuống hoặc vấp ngã do chạy quá nhanh, chân trước đạp vào chân sau, trượt ngã.
- Tham gia các môn thể thao yêu cầu các động tác bật, nhảy, chẳng hạn như chạy địa hình, bóng rổ, quần vợt, bóng đá,…
- Tổn thương trật chân sưng mắt cá trước đó, bạn có nhiều khả năng bị trật mắt cá chân lại.
Dấu hiệu dễ nhận biết bạn bị trật mắt cá chân
Phân loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng đối với trật khớp mắt cá chân rất khác nhau tùy thuộc vào mức độ tổn thương. Các dấu hiệu để bạn dễ nhận biết nhất khi bị trật khớp mắt cá chân là:
- Đau cả khi nghỉ ngơi, khi mang vác, hoạt động và di chuyển
- Đau khi bạn chạm vào mắt cá chân
- Phạm vi chuyển động bị hạn chế
- Bầm tím, trật chân sưng mắt cá
- Da đổi màu
- Vùng bị thương nóng lên
- Khớp xương lỏng lẻo, giảm chịu lực hoặc khớp xương căng cứng
- Cảm giác hoặc âm thanh phát ra từ thời điểm chấn thương
Khi gặp các triệu chứng, bị trật khớp mắt cá chân nghiêm trọng tương tự như gãy xương. Bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
Cần những chẩn đoán gì để xác định bạn bị trật mắt cá chân?
Để chẩn đoán bị trật mắt cá chân, bác sĩ sẽ khám lâm sàng vùng mắt cá chân và bàn chân. Việc kiểm tra lâm sàng này sẽ bao gồm: quan sát, sờ nắn, kiểm tra di chuyển của mắt cá chân.
Nếu chấn thương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh để đánh giá chính xác hơn về tổn thương, cụ thể:
- X-quang: Kết quả chụp X-quang có thể giúp bác sĩ phân biệt được bạn bị trật mắt cá chân hay gãy xương.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Kết quả MRI cho bác sĩ chẩn đoán được tổn thương bên trong mắt cá chân, bao gồm cả dây chằng.
- Chụp CT: Kết quả của chụp CT cho bác sĩ thấy những hình ảnh x-quang từ nhiều góc độ khác nhau, chi tiết hơn bên trong cơ thể bao gồm xương và khớp.
Các phương pháp điều trị trật mắt cá chân
Trật khớp mắt cá chân hoàn toàn có thể sơ cứu và điều trị khỏi. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp phù hợp.
Sơ cứu
Để sơ cứu khi bị trật khớp mắt cá chân, phương pháp R.I.C.E = Rest – Ice – Compression – Elevation, nên được bạn nghĩ đến đầu tiên:
- Rest – Nghỉ ngơi: Bạn nên nghỉ ngơi trong 48 – 72 giờ đầu tiên khi bị trật mắt cá chân. Tránh các hoạt động gây đau hoặc đè lực cho chân này. Bạn có thể dùng nạng để đi lại xung quanh.
- Ice – Chườm đá tích cực: Dùng dụng cụ chườm lạnh chuyên dụng hoặc đá cục, bọc quanh lớp khăn chườm lên vị trí bị trật sưng mắt cá chân. Bạn cần chườm 15 đến 20 phút một lần, lặp lại sau hai đến ba giờ.
- Compression – Quấn băng: Sau khi hết sưng có thể quấn băng thun xung quanh khớp bị đau, để giúp ổn định mắt cá chân và hỗ trợ cho mắt cá chân bị thương.
- Elevation – Nâng chân cao lên: Để giảm sưng, bạn có thể nâng mắt cá chân bị đau lên cao hơn tim.
Dùng thuốc giảm đau
Trong thời gian chờ tự phục hồi, bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol, Ibuprofen để giảm sưng và kiểm soát cơn đau. Sau 48 – 72 giờ không thấy các triệu chứng trật mắt cá chân đỡ, bạn nên đến gặp bác sĩ để tư vấn và điều trị. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
Thiết bị hỗ trợ
- Nạng có thể được hỗ trợ để giúp bạn dễ dàng đi lại hơn.
- Băng thun, nẹp được sử dụng để giúp bạn cố định lại mắt cá chân.
- Trong một số trường hợp trật mắt cá chân nghiêm trọng, bạn cần phải bó bột để cố định mắt cá chân.
Tập vật lý trị liệu
Sau khi các triệu chứng sưng và đau đã giảm. Bạn có thể tập các bài tập vật lý trị liệu để khôi phục chuyển động, tính linh hoạt và tính ổn định của mắt cá chân.
Điều trị trật mắt cá chân bằng phẫu thuật
Trong một số ít trường hợp, phẫu thuật cần được thực hiện khi vết thương không lành hoặc mắt cá chân không ổn định sau một thời gian dài tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Phẫu thuật giúp giảm tần suất tái phát, giảm nguy cơ của viêm xương khớp.
Khi nào trật mắt cá chân, bạn cần đến gặp bác sĩ?
Sau 2 – 3 ngày tự điều trị ở nhà, các triệu chứng không đỡ bạn nên đến gặp bác sĩ.
Nếu gặp những triệu chứng nghiêm trọng hơn, bạn cần đến gặp bác sĩ. Cụ thể:
- Chân bị đau không thể chịu lực.
- Bị trật khớp mắt cá chân tái đi tái lại nhiều lần.
- Vùng da xung quanh bị trật mắt cá bị phù nề, sưng đỏ hoặc có vạch đỏ chạy dọc các mạch máu- dấu hiệu của nhiễm trùng.
Biện pháp phòng ngừa trật mắt cá chân hiệu quả
Những biện pháp sau đây có thể giúp phòng ngừa trật mắt cá chân hiệu quả:
- Khởi động trước khi tập thể dục, chơi thể thao. Việc khởi động sẽ giúp làm nóng và căng giãn từ từ các khớp và cơ. Từ đó hạn chế được chấn thương mắt cá chân.
- Thường xuyên tập thể dục là phương pháp để giúp cơ bắp mềm mại, linh hoạt hơn.
- Nghỉ ngơi đúng lúc: Khi cơ thể đã quá mệt mỏi, không nên gắng sức, chỉ tập luyện phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận khi đi bộ, chạy trên bề mặt không bằng phẳng.
- Hạn chế tối đa việc mang giày cao gót. Lựa chọn giày phù hợp, vừa vặn với kích thước đôi chân.
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Câu hỏi thường gặp
u003cstrongu003eBị trật mắt cá chân bao lâu thì khỏi?u003c/strongu003e
Với phương pháp điều trị không phẫu thuật, trật mắt cá chân có thể cải thiện trong vòng từ 2 – 4 tuần; trật mắt cá chân nặng có thể mất thời gian từ 6 – 12 tuần để hồi phục. Nếu bạn cần phải phẫu thuật, có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để mắt cá trở lại bình thường.
u003cstrongu003eCách chữa trật khớp mắt cá chân?u003c/strongu003e
Các phương pháp để điều trị trật khớp mắt cá chân là: sơ cứu, sử dụng thuốc điều trị, tập vật lý trị liệu, phẫu thuật. Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của trật khớp mắt chân mà sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.
u003cstrongu003eBị trật mắt cá chân nên làm gì?u003c/strongu003e
Bạn nên sơ cứu bằng phương phápu003cstrongu003e R-I-C-Eu003c/strongu003e. Việc sơ cứu đúng cách, kịp thời sẽ giúp mắt cá chân hồi phục nhanh, đồng thời giảm nhanh các triệu chứng.u003cbru003eSau 2 – 3 ngày tự điều trị không đỡ, bạn nên đến gặp bác sĩ.
u003cstrongu003eBị trật mắt cá chân nên sơ cứu bằng gì?u003c/strongu003e
Phương pháp R-I-C-E là câu thần chú cho sơ cứu trật mắt cá chân. Bao gồm: Nghỉ ngơi, chườm đá tích cực, quấn băng, nâng chân cao lên.
u003cstrongu003eBong gân mắt cá chân trẻ em?u003c/strongu003e
Khi gặp bong gân mắt cá chân ở trẻ em. Nếu tình trạng của trẻ không quá nghiêm trọng, không bị đau nhiều, đi lại không đau thì có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng với cơn đau dữ dội, dây chằng bị rách hay đứt thì cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức để kịp thời điều trị.
u003cstrongu003eBong gân mắt cá chân uống thuốc gì?u003c/strongu003e
Bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như Paracetamol, Ibuprofen để giảm sưng và kiểm soát cơn đau khi bị bong gân mắt cá chân.
Việc điều trị đúng cách và kịp thời sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục mắt cá chân. Hi vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu dễ nhận biết và cần phải làm gì để điều trị kịp thời khi bị trật mắt cá chân. Nếu bạn hoặc người thân của bạn có những dấu hiệu trên, xin vui lòng đặt lịch khám với chuyên gia hoặc bác sĩ trên docosan.com.
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sprained-ankle/symptoms-causes/syc-20353225
- https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2001/0101/p93.html#diagnosis