Tình trạng vẹo cột sống thường hay gặp nhất ở tuổi dậy thì bởi giai đoạn xương đang phát triển. Việc phát hiện sớm sẽ giúp điều trị kịp thời và hạn chế được biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cuộc sống do bệnh gây ra. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này, cách chữa trị và phòng ngừa bệnh như thế nào? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết này.
Tóm tắt nội dung
- 1 Vẹo cột sống là gì?
- 2 Khám và điều trị vẹo cột sống ở Trung tâm MTT Reha
- 3 Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống
- 4 Dấu hiệu bị cong vẹo cột sống
- 5 Vẹo cột sống có gây nguy hiểm không?
- 6 Chẩn đoán bệnh vẹo cột sống
- 7 Phương pháp trị liệu cho vẹo cột sống
- 8 Cách phòng tránh vẹo cột sống ở trẻ
- 9 Câu hỏi thường gặp
- 9.0.0.1 Vẹo cột sống có chữa được không?
- 9.0.0.2 Để chống cong vẹo cột sống cần phải làm gì?
- 9.0.0.3 Mổ vẹo cột sống có nguy hiểm không?
- 9.0.0.4 Tật cong vẹo cột sống nguyên nhân chủ yếu nào?
- 9.0.0.5 Vẹo cột sống có đi nghĩa vụ không?
- 9.0.0.6 Vẹo cột sống có tập gym được không?
- 9.0.0.7 Vẹo cột sống có mang thai được không?
- 9.0.0.8 Vẹo cột sống có tập yoga được không?
Vẹo cột sống là gì?
Cột sống lưng có vai trò vô cùng quan trọng trong tất cả các hoạt động sống của con người. Cột sống có chức năng tạo thành bộ khung nâng đỡ tự nhiên của cơ thể. Qua đó, giúp tạo cho con người một dáng đứng thẳng, bảo vệ tủy sống và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể con người.
Cong vẹo cột sống hay còn gọi là biến dạng cột sống là tình trạng cột sống bị uốn cong về bên trái hay bên phải (vẹo cột sống) hoặc bị cong quá mức về phía trước hay phía sau, do đó cột sống không còn giữ được các đoạn cong sinh lý của cột sống như bình thường (bị cong cột sống).
Phân loại
Dưới đây là một số phân loại tật vẹo cột sống cấu trúc thường gặp, bao gồm:
- Vẹo cột sống tự phát
- Vẹo cột sống tự phát ở trẻ nhỏ dưới 4 tuổi
- Vẹo cột sống tự phát ở trẻ 4 – 9 tuổi
- Vẹo cột sống tự phát ở trẻ trên 10 tuổi
- Vẹo cột sống do biến dạng cột sống bẩm sinh
- Vẹo cột sống do nguyên nhân thần kinh cơ
- Vẹo cột sông do u xơ thần kinh
- Vẹo cột sống do chấn thương
- Vẹo cột sống do co rút mô mềm (bị bỏng)
- Vẹo cột sống do loạn dưỡng xương sụn
- vẹo cột sống do bệnh khớp
- Vẹo cột sống do chuyển hoá dinh dưỡng (còi xương)
- Vẹo cột sống do bất thường vùng thắt lưng cùng (trượt đốt sống lưng)
Dịch tễ bệnh học
Theo các số liệu báo cáo dịch tễ bệnh tại Việt Nam, tỷ lệ tật xương khớp ở lứa tuổi học đường vẫn còn khá cao, trong đó có thể kể đến tật cong vẹo cột sống chiếm gần 30%, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng núi thuộc vùng sâu, vùng xa còn thiếu thốn nhiều về cơ sở vật chất.
Ngoài ra, theo thống kế hiện nay, tình trạng này đã chiếm khoảng từ 1 – 4% dân số, thường hay gặp ở nữ nhiều hơn nam đồng thời ảnh hưởng nhiều đến thể trạng, tầm vóc của trẻ từ 10 – 18 tuổi. Và đây cũng được xem là một tật xương khớp phổ biến trong độ tuổi học đường.
Mặc dù hiện tại, tổn thương này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lâu dần sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc xương cột sống của trẻ, dần sẽ bị vẹo hoặc lệch sang một bên có thể làm giảm hoặc mất khả năng lao động, học tập và sinh hoạt hàng ngày.
Đặt lịch kiểm tra phần cột sống trước khi điều trị tại Trung tâm MTT Reha:
Khám và điều trị vẹo cột sống ở Trung tâm MTT Reha
MTT REHA Clinic hiện nay được biết đến như là trung tâm đào tạo và thực hành lâm sàng cho các bệnh viện, khoa phục hồi chức năng và các phòng khám nhận chuyển giao công nghệ từ REHASO JSC. Trung tâm được trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ cũng như phòng tập rộng rãi, hiện đại sẵn sàn phục vụ mọi người đến điều trị. MTT REHA Clinic luôn áp dụng triết lý khám chữa bệnh làm kim chỉ nam để phát triển:
- Sử dụng các kiến thức về y học, sinh lý học,… để chẩn đoán nguyên nhân cũng như xây dựng phương pháp điều trị thích hợp.
- Sử dụng phương pháp huấn luyện và điều trị một cách khoa học, hiệu quả để cải thiện chức năng cơ thể như tình trạng cong vẹo cột sống.
- Phối hợp các phương pháp trị liệu khác nhau để có thể đạt kết quả tốt trong điều trị các triệu chứng lẫn nguyên nhân bệnh.
MTT REHA bao gồm các dịch vụ thăm khám, chữa trị nổi bật đặc biệt liên quan đến vấn đề vẹo ở cột sống, có thể kể đến như:
- Huấn luyện y học trị liệu MTT
- Vật lý trị liệu
- Phục hồi chức năng
- Thể thao trị liệu
- Cơ – xương – khớp
- Đau cổ – vai – gáy
Sau đây là một số ý kiến đánh giá tích cực từ những bệnh nhân đã trực tiếp thăm khám và chữa trị tại trung tâm. Qua đó, giúp mọi người tin tưởng và an tâm khi chọn lựa MTT REHA Clinic là nơi chăm sóc sức khỏe cơ xương khớp cho bạn và những người thân trong gia đình:
- Mình bị đau cổ vai gáy, sau 1 liệu trình tập và điều trị thì đã hết hẳn. Đội ngũ bác sĩ ở đây rất tận tình và vui vẻ. Sẽ giới thiệu cho anh em, bạn bè để đến đây điều trị. 10đ nha cả nhà.
- Bác sĩ thăm khám theo dõi tình trạng tôi rất kĩ lưỡng. Kĩ thuật viên tận tình. Tình trạng đau lưng của tôi đã cải thiện rất nhiều chỉ sau 1 tuần điều trị.
- Phòng khám rất tốt. Nhiều thiết bị máy móc hiện đại. Bác sĩ và kĩ thuật viên đều thân thiện nhiệt tình. Tuy mình ở tận Hà Nội nhưng vẫn vào đây khám và trị liệu ạ.
Như vậy, có thể thấy rằng MTT REHA Clinic là điểm đến y tế chất lượng cho các đối tượng khi gặp các vấn đề về sức khỏe bệnh cơ xương khớp mạn tính như vẹo cột sống cũng như các chấn thương khi hoạt động, làm việc, rèn luyện thể thao, tai nạn,… trong đời sống hàng ngày.
Đặt lịch kiểm tra phần cột sống trước khi điều trị tại Trung tâm MTT Reha:
Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống
Đa số các trường hợp là vẹo cột sống nhẹ và ổn định, trong khi các trường hợp nặng hơn có thể tác động nhiều đến người bệnh. Vì vậy, xác định chính xác nguyên nhân gây vẹo ở cột sống có ý nghĩa rất lớn cho những người bị tật cong vẹo ở cột sống này. Những nguyên nhân gây tình trạng phổ biến có thể kể đến:
- Đi đứng, mang vác nặng, ngồi sai tư thế kéo dài và không chữa trị, chỉnh sửa tư thế kịp thời.
- Các bệnh lý thần kinh cơ bắp khiến cơ bắp, dây thần kinh vị trí cột sống lưng kém phát triển.
- Yếu tố di truyền do tiền sử gia đình có cha mẹ hay người nhà bị vẹo cột sống.
- Các dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến sự phát triển của cột sống như dị tật thần kinh cột sống thường do bào thai phát triển quá nhanh và không thích ứng kịp với cơ thể mẹ khiến chèn ép thai làm cho vẹo cột sống ở trẻ từ khi còn ở trong bụng mẹ.
- Hoặc người mẹ khi mang thai tiếp xúc với các chất độc hại, thuốc hay các thực phẩm gây dị tật cho thai nhi,…
- Chế độ ăn không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như muối khoáng, vitamin, acid amin cần thiết cho sự phát triển của cơ xương khớp như canxi, kẽm, vitamin D3, K2, B6, B9, lysin, alanin,…
- Phẫu thuật lồng ngực khi còn lúc bé.
- Tổn thương hay nhiễm trùng dây thần kinh cột sống.
- Do bàn chân bị bẹt là tình trạng bàn chân không có vòm hay lõm làm chân bị xoay đổ vào trong, khiến trọng lượng cơ thể phân tán lực để chống đỡ không đều nên khiến xương cẳng chân trẻ xoay qua lại nhiều lần gây đau, viêm các khớp, thậm chí thoái hoá khớp gối dần sẽ dẫn đến cong vẹo cột sống.
Đặt lịch kiểm tra phần cột sống trước khi điều trị tại Trung tâm MTT Reha:
Dấu hiệu bị cong vẹo cột sống
Một số dấu hiệu vẹo cột sống có thể quan sát thấy từ bên ngoài:
- Vai không cân bằng là một trong những dấu hiệu dễ thấy của vẹo cột sống nhất là khi ngồi thẳng lưng.
- Xương bả vai phía sau nhô không bằng nhau, một bên xương bả vai có thể nhô ra nhiều hơn dễ thấy khi ở trần hoặc mặc áo thun.
- Ở nữ thường thấy vùng hông không cân đối, một bên hông nhỏ hơn so với bên hông còn lại.
- Hông bên to bên nhỏ do cột sống bị lệch.
- Một bên lồng ngực to hơn bên kia.
- Vùng lưng nghiêng về một bên khi khom người về phía trước.
- Thường hay đau nhức lưng khi nằm hoặc đổi tư thế.
Vẹo cột sống có gây nguy hiểm không?
Mặc dù vẹo cột sống không phải là căn bệnh nguy hiểm, không gây hại nghiệm trọng tức thời cho cơ thể nhưng theo thời gian, vẹo cột sống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thể chất và sức khoẻ trong tương lai, đặc biệt là ở trẻ, các ảnh hưởng sức khoẻ bao gồm:
- Làm lệch trọng tâm của cơ thể, các tư thế ngồi học không được ngay ngắn, gây cản trở cho việc đọc, viết, căng thẳng cho thị lực và ảnh hưởng đến sự tập trung của trí não.
- Đau lưng kèm theo triệu chứng tê tay chân, nhất là khi thay đổi tư thế do cột sống bị vẹo, các đốt sống chèn và ép cạnh vào nhau, lâu dần dễ dẫn đến tổn thương các đĩa sụn và ép lên dây thần kinh.
- Gây ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác như tim, phổi và sự phát triển xương chậu (đối với nữ sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh sản sau này).
- Cơ thể bị lệch, bước đi không cân đối, không được đều đều ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cơ thể.
Chẩn đoán bệnh vẹo cột sống
Trước khi đưa ra quyết định phương pháp trị liệu cho những trường hợp vẹo cột sống thì các bác sĩ hoặc chuyên gia y tế phải chẩn đoán, xác định mức độ của tật vẹo cột sống của người bệnh. Các phương pháp chẩn đoán phổ biến thường được dùng như:
- Thăm hỏi về tiền sử bệnh lúc người mẹ lúc sinh con có gặp các tổn thương về thần kinh và cơ bắp hay không.
- Dựa trên những quan sát lâm sàng bên ngoài có thể thấy được độ lệch cũng như mức độ cong vẹo cột sống nhẹ hay nặng, các vùng cơ bị teo (cơ trap trên, cơ trap dưới ở vùng vai lưng,…), các dị tật, tổn thương có thể thấy được.
- Dựa trên chụp ảnh X-quang sẽ xác định được độ lớn của góc cong vẹo cột sống (góc Cobb). Tuỳ theo độ lớn góc Cobb và khả năng tiến triển mà các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phục hồi chức năng hay mang áo nẹp. Nếu vẹo cột sống nặng và tiến triển nhanh thì sẽ phải chỉ định phẫu thuật chỉnh hình.
- Đôi khi nếu cần thiết cần khảo sát thêm chụp CT scan cột sống, MRI cột sống, MRI não, điện não, xét nghiệm gen,… để tìm nguyên nhân của vẹo cột sống.
Đặt lịch kiểm tra phần cột sống trước khi điều trị tại Trung tâm MTT Reha:
Phương pháp trị liệu cho vẹo cột sống
Hiện nay, có rất nhiều phương phấp trị liệu để cải thiện vẹo cột sống. Tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe, độ tuổi và mức độ vẹo cột sống mà các bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị thích hợp như:
Phẫu thuật
Đây là cách điều trị vẹo cột sống khi mức độ thương tật quá nặng, các phương pháp khác không có hiệu quả, nhất là đối với trẻ em. Tuy nhiên, phẫu thuật vẹo cột sống có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể bệnh nhân như:
- Tổn thương thần kinh sau mổ, xấu nhất có thể gây ra yếu, liệt tứ chi
- Nhiễm trùng tại vết mổ
- Không liền xương được
- Gãy dụng cụ cố định cột sống,…
Sau khi phẫu thuật cần chăm sóc bệnh nhân:
- Ngày đầu sau phẫu thuật cần để bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ với sự hỗ trợ của nẹp cột sống.
- Ngày thứ 2 sau phẫu thuật thì bệnh nhân có thể đứng tại giường hoặc đi bước ngắn dưới sự hỗ trợ của người nhà và hướng dẫn của bác sĩ.
- Trong tuần đầu thì bệnh nhân có thể đi xa hơn, tự thực hiện vệ sinh cá nhân cũng như thay băng, theo dõi nhiễm trùng vết mổ.
Đặt lịch kiểm tra phần cột sống trước khi điều trị tại Trung tâm MTT Reha:
Trị liệu thần kinh cột sống
- Các bác sĩ hay chuyên gia y tế chuyên về phục hồi chức năng, chỉnh hình sẽ dùng lực ở ngón tay cấu vào vị trí cấu trúc xương bị sai lệch và nắn chỉnh vẹo cột sống. Điều phối lực nắn chỉnh vẹo cột sống sao cho phù hợp với vị trí và mức độ bệnh.
- Có thể kết hợp với vật lý trị liệu để làm mềm các mô cơ ở vùng cột sống.
- Kết hợp việc đeo đai, mặc áo cố định nếu góc Cobb trên 25 độ hoặc đang ở độ tuổi phát triển xương, cần kiên trì đeo đai, mặc áo cố định lâu dài mới có hiệu quả.
- Ngoài ra cần tập luyện các bài tập chỉnh mức độ vẹo cột sống mỗi ngày để rèn luyện cân bằng, sức mạnh cơ bắp để hỗ trợ trị liệu hiệu quả hơn. Các bài tập này cần được sự chỉ định và theo dõi của các bác sĩ trong suốt thời gian trị liệu.
Cách phòng tránh vẹo cột sống ở trẻ
Hiện nay, vấn đề phòng tránh tật cong vẹo cột sống ở trẻ đã được Bộ Y tế cũng như ngành giáo dục quan tâm giúp nâng cao tầm vóc thể trạng tương lai của trẻ em Việt Nam. Một số biện pháp phòng tránh vẹo cột sống ở trẻ được khuyến cáo như sau:
- Bàn ghế học tập được thiết kế phù hợp với chiều cao ở mỗi cấp học và thể trạng của học sinh ở cấp học đó khi sử dụng.
- Tạo thói quen ngồi đúng tư thế. Khi ngồi thì hai chân đặt ngay ngắn, chắc chắn, giữa đùi và cẳng chân tạo 1 góc dao động từ 75 – 105 độ, tối ưu là 90 độ. Cạnh trước mặt ghế ăn sau vào cạnh sau mặt bàn 4 – 6cm, có thể tăng điểm tựa bằng cách lựng dựa vào tựa lưng của ghế, thân thẳng, đầu và cổ hơi ngả về trước, tay đặt ngay ngắn trên bàn.
- Trẻ không nên mang vác cặp, balo quá nặng hơn 25% trọng lượng cơ thể, nên tránh đeo 1 quai để bị lệch vai về 1 phía.
- Sắp xếp thời gian học tập hợp, tăng cường hoạt động ngoài trời, rèn luyện thể dục thể thao, đảm bảo thời gian ngủ đủ và đúng giờ giúp cơ thể phát triển khoẻ mạnh, nâng cao thể trạng và tầm vóc.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt cần bổ sung nhiều các thực phẩm giàu vitamin D3, K2, B6, B9, kẽm, canxi như các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc các loại, đạm từ các biển, thịt bò, thịt heo, gà, tôm, cua, hàu, rau xanh và trái cây các loại,… vì đây là các yếu tố giúp cho sự phát triển của xương ở giai đoạn trẻ phát triển.
- Khám sức khoẻ tổng quát định kỳ giúp phát hiện tật vẹo cột sống sớm, đồng thời có cách chữa trị kịp thời và hiệu quả.
Đặt lịch kiểm tra phần cột sống trước khi điều trị tại Trung tâm MTT Reha:
Câu hỏi thường gặp
Vẹo cột sống có chữa được không?
Cong vẹo cột sống ở người trưởng thành khó có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể hạn chế được cơn đau, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng bằng điều trị bảo tồn, vật lý trị liệu,… để cột sống được ổn định.
Để chống cong vẹo cột sống cần phải làm gì?
– Tăng sức mạnh của cơ vùng lưng trên và lưng dưới để tăng sức bền, độ dẻo dai nhóm cơ quanh cột sống
– Cần bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất như canxi, magie, phospho và các vitamin D3, K2 như sản phẩm từ sữa, hạnh nhân, vừng, cá biển, đậu phụ,… giúp hỗ trợ sức khoẻ xương khớp, cơ bắp
– Tạo thói quen tốt cho cột sống như mang vác vật nặng, làm việc, học tập đúng tư thế, tránh tạo tạo lực cho cột sống như vác nặng, đi giày cao gót, uốn, vặn cột sống đột ngột và quá mức,…
Mổ vẹo cột sống có nguy hiểm không?
Mổ vẹo cột sống có thể gây các biến chứng như tổn thương rễ thần kinh, tổn thương tuỷ sống có thể dẫn đến bại liệt hoặc nhiễm trùng lan toả,…
Tật cong vẹo cột sống nguyên nhân chủ yếu nào?
Tât cong vẹo cột sống thường do các chấn thương cột sống gây các biến dạng cong vẹo khác nhau và thường gặp nhất là do thói quen sinh hoạt như sai tư thế, không duy trì tư thế đúng cách, tạo áp lực quá lớn lên cột sống dẫn đến cong vẹo theo thời gian,…
Vẹo cột sống có đi nghĩa vụ không?
Căn cứ vào Phụ lục 1 Phân loại sức khoẻ theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP sẽ xếp cong vẹo cột sống có sức khoẻ loại 4,5 và 6. Như vậy sẽ không đủ điều kiện sức khoẻ để tham gia nghĩa vụ quân sự.
Vẹo cột sống có tập gym được không?
Người bị vẹo cột sống dưới 20 độ nên được chuyên gia y tế chỉ định vận động, tập các bài tập giúp điều chỉnh cột sống. Tuy nhiên, người bị vẹo cột sống không nên tự ý tập gym nếu không có sự hướng dẫn của huấn luyện viên hay bác sĩ thể thao.
Vẹo cột sống có mang thai được không?
Người vẹo cột sống có thể mang thai bình thường mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, tuy nhiên nếu cong vẹo cột sống mức độ nặng sẽ gây nên những cản trở cho mẹ bầu.
Vẹo cột sống có tập yoga được không?
Yoga có thể cải thiện tình trạng vẹo cột sống mà không nên bỏ qua nhằm giúp tăng độ linh hoạt của cột sống đồng thời giảm đau lưng.
Như vậy, thông qua bài viết này, hi vọng các bạn có thêm nhiều thông tin quý giá về tật vẹo cột sống. Qua đó, giúp các bạn hiểu thêm các nguyên nhân cũng như cách phòng tránh để ngăn ngừa thương tật ở trên cột sống này.
- http://phcnhagiang.org.vn/tin-tuc/cong-veo-cot-song-o-hoc-sinh-va-cach-phong-chong.html
- http://bv-phuchoichucnanghanoi.vn/phuc-hoi-chuc-nang-benh-nhan-veo-cot-song.html
- https://bvnguyentriphuong.com.vn/tin-tu-cac-co-so-y-te/veo-cot-song-scoliosis
- https://suckhoedoisong.vn/cong-veo-cot-song-o-tre-nhan-biet-nguyen-nhan-va-dieu-tri.htm
- https://suckhoedoisong.vn/phong-ngua-cong-veo-cot-song.htm