Bạn có biết: Bệnh bạch biến có chữa được không?

Bệnh bạch biến có chữa được không luôn là một nỗi lo lắng của đa số bệnh nhân vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, ngoài hình của người mắc bệnh. Vậy bệnh bạch biến có là gì? Bệnh bạch biến có nguy hiểm không? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về bạch biến

bệnh bạch biến có chữa được không
Tổng quan về bạch biến

Định nghĩa về bệnh bạch biến

Bạch biến là một bệnh lý làm thay đổi sắc tố ở da, làm xuất hiện những mảng trắng (mất màu) thường gặp ở mặt, mu bàn tay và vùng dưới cánh tay, nách). Bệnh tuy ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình nhưng không gây nguy hiểm và có thể chữa trị được. Tuy vậy, khi bạch biến xuất hiện ở vùng cổ và mặt thì dễ bị tái phát. Bệnh diễn tiến mạn tính suốt đời, đặc biệt sẽ nặng lên trong mùa hè và thuyên giảm trong mùa đông.

Có 2 thể bạch biến chủ yếu là thể lan tỏa và khu trú.

  • Bạch biến thể khu trú: Gồm bạch biến thể đoạn, bạch biến từng điểm, bạch biến thể niêm mạc;
  • Bạch biến thể lan tỏa: Gồm thể thông thường, thể cực, thể hỗn hợp và thể toàn thể.

Triệu chứng của bệnh bạch biến

Các mảng bạch biến thường xuất hiện đối xứng 2 bên cơ thể của bệnh nhân, với các đặc điểm như sau:

  • Những vùng da mất sắc tố và mất màu, trở nên trắng bệch, kích thước nhỏ;
  • Các mảng bạch biến thường mất cảm giác khi bị đụng chạm vào, không gây ngứa cũng như đau đớn cho bệnh nhân.
  • Mảng da bị bạch biến có kích thước đa dạng, thường phân bố lan rộng và hợp thành các mảng da bị bạch biến lớn hơn, hình thù thì không xác định được;
  • Đôi khi tóc, lông mọc ở vùng da bạch biến cũng có thể bị mất sắc tố.

Nguyên nhân gây bệnh bạch biến

Hiện nay vẫn chưa biết nguyên nhân cụ thể nào của bệnh bạch biến. Ý kiến của các chuyên gia cho rằng cơ chế của bệnh là hậu quả của việc mất tế bào da sản sinh melanin (sắc tố da). Bệnh lý này có thể di truyền có mối liên hệ với các bệnh tự miễn như bệnh lý viêm tuyến giáp tự miễn. Bệnh bạch biến thường gặp hơn ở người màu da sậm và người trẻ hơn 20 tuổi.

Bệnh bạch biến có chữa được không? Tuy là bệnh da liễu nhưng bạch biến hoàn toàn không lây cho người khác qua tiếp xúc thông thường, và hoàn toàn có thể điều trị được với nhiều biện pháp đa dạng phù hợp với từng tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân.

Bệnh bạch biến có chữa được không? 1 số tác dụng phụ của thuốc điều trị bạch biến

Bệnh bạch biến khó có thể dự đoán trước diễn tiến. Một diễn tiến hiếm gặp là các mảng da bị  bạch biến tự khu trú lại, không cần thiết phải điều trị. Ở đa số các trường hợp còn lại, các mảng bạch biến sẽ to dần và lan rộng ra. Vì vẫn chưa xác định được nguyên gây bệnh cụ thể nên vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh lý này.

Các phương pháp điều trị bệnh bạch biến hiện nay rất đa dạng và khả năng đáp ứng điều trị còn phụ thuộc vào thể trạng từng bệnh nhân. Các phương pháp điều trị bệnh cũng có thể đi kèm với một số tác dụng phụ. Cụ thể là:

Thuốc điều trị

Bác sĩ có thể cho người bệnh uống nhóm thuốc hỗ trợ tăng cảm ứng với ánh sáng có tác dụng toàn thân hay tại chỗ như melagenina, meladinine, phối hợp với phương pháp chiếu tia cực tím với bước sóng ngắn hoặc dài ở vị trí da bị bạch biến.

bệnh bạch biến có chữa được không
Trị bạch biến bằng Meladinine 0.1%

Bệnh nhân được điều trị bạch biến kể từ 12 tuổi, không khuyến nghị điều trị sớm. Thuốc có 1 số tác dụng phụ là gây tăng men gan, chán ăn, vàng da hoặc làm các đám bạch biến bị tấy đỏ, có thể bỏng rát. Vì vậy, cần phối hợp với các thuốc kháng viêm, kháng dị ứng và thuốc ức chế miễn dịch.

Thuốc Corticoid bôi ngoài da phối hợp với các biện pháp điều trị khác như UVB phổ hẹp, laser CO2, dẫn xuất vitamin D3,… là những biện pháp phù hợp cho các bệnh nhân bị bạch biến khu trú. Tác dụng phụ của chúng là viêm da dị ứng, bong khô da, ngứa rát, giảm sắc tố, viêm nang lông, rậm lông, rạn da, mụn trứng cá, đục thủy tinh thể, teo da, vết trắng da do co mạch… nên  cần sử dụng dưới hướng dẫn của bác sĩ, và 1 đợt dùng thuốc không nên quá 2 tháng.

bệnh bạch biến có chữa được không
Điều trị bệnh bạch biến bằng laser

Thuốc uống chống nắng: người bị bạch biến có tình trạng giảm sút lượng tế bào sắc tố nên khả năng bảo vệ cơ thể của chúng trước ảnh hưởng của tia nắng mặt trời cũng do đó mà suy giảm. Vì vậy, ngoài kem chống nắng bôi ngoài da thì bệnh nhân cần phối hợp thêm thuốc uống chống nắng để hạn chế nguy cơ cháy nắng ở các vùng da bạch biến giảm sắc tố.

Phương pháp khác

  • Trị liệu tâm lý: Tâm lý là 1 yếu tố mà bệnh nhân bạch biến rất cần được trị liệu, mặc dù có thể họ không để ý hoặc biết được, vì biện pháp này giúp bệnh nhân tự tin hơn, thoải mái hơn, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
  • Cấy tế bào sắc tố da: đây là biện pháp phẫu thuật nhằm đưa các tế bào sắc tố của bệnh nhân từ vùng da lành tới vị trí bị bệnh bạch biến, phẫu thuật đòi hỏi kỹ thuật và chi phí khá cao. Nếu thất bại sẽ để lại sẹo, gây nhiễm trùng hoặc bất thường sắc tố da.
  • Xăm hình thẩm mỹ: Phương pháp này sẽ giúp các mảng bạch biến trông bớt nổi bật hơn, vùng da bị bạch biến trở nên đẹp hơn, đồng thời cũng đem lại sự tự tin hơn cho người bệnh.
  • Làm mất sắc tố: Với bệnh nhân bị những mảng bạch biến kích thước lớn, khó điều trị, biện pháp làm mất sắc tố bằng các phương pháp vật lý hoặc hóa học có thể được lựa chọn, phương pháp này sẽ dùng hóa chất MBEH 20% (Este Etyl monobenzone) bôi ở vùng da lành 2 đến 3 lần/ngày, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Sau 1 – 4 tháng điều trị sẽ có thể làm mất sắc tố các vùng da đó. Nếu sau 4 tháng mà vẫn chưa có kết quả thì nên dừng thuốc.

Thay đổi lối sống

Việc duy trì một lối sống tích cực, khoa học có thể hỗ trợ ngăn ngừa tiến triển của bệnh bạch biến, bao gồm:

  • Dùng kem chống nắng với SPF tối thiểu 15 ở vùng da bệnh và cả vùng da lành;
  • Mặc quần áo dài, đội mũ nón che chắn kỹ khi ra ngoài;
  • Liên hệ ngay với bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng mới như bỏng rộp, tấy đỏ da do tác dụng phụ của thuốc.

Kết luận

Bệnh bạch biến là một bệnh da liễu lành tính và có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi khác nhau. Điều trị bệnh là cả một quá trình, bên cạnh đó có thể kèm theo nhiều tác dụng phụ, vì thế cần có sự phối hợp tốt giữa bác sĩ và bệnh nhân. Bạn cũng nên tạo cho mình một tâm lý thoải mái, lạc quan để giúp việc điều trị đem lại hiệu quả tối ưu nhất.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về Bạn có biết: bệnh bạch biến có chữa được không? tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Contact Me on Zalo