Bệnh chàm khô gây ngứa ngáy và đau rát nhiều vùng da như tay, chân, … ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động của nhiều người. Nỗi bận tâm của nhiều người về cách chữa bệnh chàm khô và ngăn ngừa tái phát sẽ được giải đáp trong bài viết này của Doctor có sẵn.
Tóm tắt nội dung
1. Tổng quan về chàm khô
Chàm khô là một dạng của bệnh chàm, một trong những bệnh Da liễu rất phổ biến ở những nơi có khí hậu hanh khô như miền bắc Việt Nam. Bệnh chàm khô có các biểu hiện ban đầu là những mảng da đỏ và ngứa, da thô ráp và nứt nẻ gây đau, vị trí da bị chàm khô thường là ở ngón tay, ngón chân, …
Nếu để lâu và không được điều trị kịp thời thì chàm khô sẽ chuyển thành bệnh lý mãn tính, khó trị liệu dứt điểm. Hơn nữa, nếu tình hình bệnh nghiêm trọng sẽ gây ra một số di chứng như:
- Nhiễm trùng, bội nhiễm da;
- Căng thẳng, mệt mỏi, ngứa ngáy ảnh hưởng giấc ngủ;
- Khô da, tróc da tay, nứt da tay hoặc chân khi bị bệnh chàm khô ở tay, chân;
- Phù nề, ảnh hưởng đến giác mạc, thị lực nếu người bệnh bị chàm khô ở mặt.
2. Nguyên nhân bị chàm khô
Chàm khô bùng phát do rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân nhất định khiến bệnh khởi phát. Cụ thể như:
2.1. Do cơ địa của người bệnh
- Hệ miễn dịch, sức đề kháng, hệ tiêu hóa bị rối loạn;
- Cấu trúc da mất đi sự liên kết, da yếu, mỏng, da khô, mất nước khiến hàng rào bảo vệ da bị tổn thương;
- Người bệnh có tiền sử mắc các bệnh Da liễu;
- Người có tiền sử mắc một số bệnh dị ứng;
- Người mang trong mình yếu tố di truyền gây bệnh chàm khô;
- Rối loạn nội tiết tố tự nhiên, mất cân bằng hormone.
Tùy vào cơ địa của mỗi người mà tình trạng cũng như mức độ của bệnh chàm da khô có sự khác nhau.
2.2. Do tác động từ các yếu tố bên ngoài
Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp ích rất nhiều trong việc trị bệnh chàm khô cũng như việc phòng ngừa. Sau đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô:
- Môi trường ô nhiễm, thời tiết, khí hậu thay đổi đột ngột. Tiết trời lạnh, hanh khô khiến da bị mất độ ẩm, kích thích mạch máu dưới da càng làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh chàm khô;
- Hóa chất, mỹ phẩm có chất tẩy, axit hoặc kiềm,… gây kích ứng, tổn thương hàng rào bảo vệ trên da, phá vỡ liên kết giữa các tế bào;
- Bị tấn công bởi một số loại nấm mốc, vi khuẩn, ký sinh trùng quanh môi trường sống;
- Sinh hoạt, vệ sinh và chăm sóc da chưa sạch sẽ, đúng cách;
- Sử dụng chất kích thích và một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng.
3. Triệu chứng điển hình của bệnh chàm khô
Chàm khô có thể xảy ra ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể. Tuy nhiên, vùng da bệnh thường tập trung ở tay, chân và mặt. Vùng da bệnh đa phần sẽ trải qua 4 giai đoạn diễn biến của bệnh là: Nổi sẩn ngứa; mọc mụn nước; lên da non và lichen hóa (tạo mảng dày sừng sần sùi trên da). Các triệu chứng ở mỗi giai đoạn có thể diễn ra lần lượt hoặc xen kẽ nhau.
Đặc biệt là với bệnh chàm khô ở mặt, cần được chú ý và điều trị sớm. Nhằm mục đích làm giảm sự khó chịu của người bệnh, cũng như điều trị sớm làm giảm nguy cơ thành sẹo trên mặt gây mất tự tin, thẩm mỹ của người bệnh.
3.1. Chàm khô ở người lớn
Ở người lớn, bệnh thường xuất hiện nhiều ở vùng tay, chân và mặt. Với những triệu chứng điển hình, chàm khô gây khó chịu và cản trở rất nhiều tới cuộc sống của bệnh nhân.
Dù xuất hiện ở bất cứ vùng da nào, chàm khô vẫn có những triệu chứng điển hình và ngày càng trở nên phức tạp hơn theo từng giai đoạn bệnh. Vì vậy, để điều trị hiệu quả, bệnh nhân cần có biện pháp điều trị sớm, kịp thời khi các triệu chứng còn ở mức độ nhẹ
3.2. Bệnh chàm khô ở trẻ em
Da của trẻ em thường mỏng và nhạy cảm hơn da người lớn, các tế bào da liên kết với nhau còn yếu nên dễ bị kích thích phát bệnh chàm bởi các yếu tố môi trường. Cùng với đó, sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện khiến trẻ dễ mắc bệnh. Chàm khô là bệnh phổ biến ở trẻ em, trong đó đặc biệt phải kể đến tình trạng chàm khô ở trẻ sơ sinh.
Giống như ở người lớn, trẻ em cũng có thể bị bệnh chàm khô ở chân, tay, mặt. Khi trẻ bị chàm khô da sẽ mẩn đỏ, bong tróc, mụn nước nhỏ xuất hiện nhiều và dày, dễ vỡ, gây viêm loét, khiến các bé cảm thấy đau rát nên thường xuyên quấy khóc, biếng ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển.
Mụn nước sau khi vỡ sẽ để lại trên da trẻ một lớp vảy vàng. Sau đó, vùng da này cũng bắt đầu phồng rộp lên và gây ngứa. Nếu không bảo vệ, chăm sóc đúng cách, những khu vực phồng rộp này dễ để lại sẹo và vết thâm, ảnh hưởng đến ngoại hình của bé về sau.
Xem thêm: Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không và bao lâu thì hết?
4. Cách chữa bệnh chàm khô
Bệnh chàm khô ở người lớn hay trẻ em cũng đều khiến người bệnh khó chịu và khao khát tìm được cách chữa trị an toàn, không để lại sẹo thâm. Một số hướng xử lý khi điều trị bệnh chàm khô:
4.1. Điều trị bệnh chàm khô tại nhà
Sau đây là tổng hợp các cách chữa chàm khô không những dễ thực hiện mà nguyên liệu có thể dễ dàng được tìm thấy quanh nhà bạn.
- Chữa bệnh chàm khô bằng dầu dừa: Sau khi làm sạch vùng da cần điều trị, bệnh nhân sử dụng một lượng nhỏ dầu dừa và thoa một lớp mỏng trên bề mặt thương tổn. Sau 15 phút, bạn rửa sạch vùng da đó với nước và chỉ nên thực hiện 2 lần/ tuần.
- Chữa bệnh chàm khô bằng khoai tây: Rửa sạch, xay mịn khoai tây, sau đó làm sạch vùng da bị chàm khô và đắp phần khoai đã giã lên, nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ và để qua đêm. Sau khi tỉnh dậy, bạn làm sạch vùng da đó bằng nước.
- Chữa bệnh chàm khô bằng lá trầu không: Lá trầu không có chứa chất kháng sinh thực vật rất tốt, làm giảm viêm, ngứa hiệu quả. Bạn rửa sạch lá trầu không với nước muối loãng, sau đó xay nhuyễn rồi đắp lên vùng da cần điều trị 1-2 lần/ngày.
- Chữa bệnh chàm khô bằng lá nha đam: Nha đam cấp ẩm và làm mềm da, phục hồi tổn thương, giảm đau rát da rất tốt. Bạn sử dụng nha đam tươi, đã rửa sạch, cắt lấy phần ruột. Làm sạch vùng da cần điều trị và đắp từng miếng nha đam lên, để như vậy trong 30 phút rồi rửa sạch lại với nước. Nếu vùng da bị chàm của bạn thường xuyên đỏ rát thì có thể sử dụng cách này nhiều lần để làm dịu da.
Bệnh chàm khô có thể được cải thiện khi bổ sung vitamin E bằng viên uống ENAT. Vitamin E có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp giảm viêm và dưỡng ẩm da, từ đó làm dịu các triệu chứng của bệnh chàm khô. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, tránh các chất kích ứng và tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào.
Lưu ý: Mục đích của các phương pháp chữa bệnh chàm khô này là giảm những khó chịu mà bệnh mang lại như ngứa ngáy, nứt nẻ da, … đối với tình trạng chàm khô nhẹ. Nếu tình trạng chàm khô của bạn nặng hơn, việc nên làm là tìm đến bác sĩ da liễu để được hướng dẫn điều trị bài bản.
Xem thêm: 10 mẹo chữa bệnh chàm đơn giản mà hiệu quả
4.2. Chữa bệnh chàm khô bằng Tây y
Sử dụng thuốc Tây y, đặc biệt là các loại thuốc điều trị tại chỗ, người bệnh sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và các triệu chứng cũng sẽ được cải thiện rõ rệt ngay sau thời gian ngắn dùng thuốc.
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc bôi có tác dụng kiểm soát cơn ngứa nhờ thành phần kháng sinh, kháng viêm, chống nhiễm trùng, kìm hãm sự lan rộng của bệnh. Thành phần tiêu biểu trong các thuốc bôi này thường có:
- Corticosteroid: Có tác dụng chống viêm, giảm các triệu chứng viêm và ngứa. Thuốc được dùng để bôi trực tiếp lên da.
Một số trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ kê đơn thêm một số thuốc uống như:
- Thuốc kháng histamin: Đây loại amin có chức năng gây viêm, ngứa. Thuốc này sẽ giảm ngứa vào ban đêm, giúp bệnh nhân có giấc ngủ ngon;
- Thuốc ức chế miễn dịch: Ngăn chặn các hoạt động bất thường của hệ miễn dịch, giảm các triệu chứng viêm, ngứa;
- Thuốc kháng sinh: Người bệnh được sử dụng thuốc kháng sinh nếu bệnh chàm xảy ra cùng với nhiễm trùng da do vi khuẩn. Thuốc giúp cải thiện các triệu chứng ngứa rát, sẩn đỏ, phù nề, chống viêm và nhiễm trùng tại các vết thương trên da.
Lưu ý: Thuốc uống trị chàm khô là thuốc đặc trị thường được chỉ định trong thời gian ngắn. Bệnh nhân không được tự ý mua thêm và lạm dụng thuốc này vì các tác dụng phụ của thuốc sẽ làm giảm chức năng gan, thận.
Xem thêm: Dị ứng thuốc kháng sinh – 4 hướng xử trí tránh hậu quả xấu
Bên cạnh việc dùng thuốc Tây, kem dưỡng da, kem dưỡng ẩm cũng được bác sĩ khuyên dùng để hỗ trợ cấp ẩm cho da, đảm bảo chức năng của hàng rào bảo vệ da. Kem dưỡng ẩm nên được bôi sau khi bôi thuốc lên vùng da chàm, sau khi tắm hoặc hoạt động ngoài trời.
Tốt nhất, kem dưỡng ẩm, dưỡng mềm da nên được bôi 2-3 lần/ ngày. Thời điểm thích hợp để thoa kem dưỡng da là vào sáng sớm, trước khi bôi kem chống nắng, sau khi tắm, rửa mặt, và vào ban đêm trước khi đi ngủ.
Thuốc Tây, dù là thuốc bôi hay uống đều chỉ có thể cải thiện được triệu chứng chàm khô trong thời gian ngắn. Bệnh vẫn có thể quay trở lại mỗi khi có yếu tố tác động.
4.3. Chữa bệnh chàm khô bằng Đông y
Với tâm lý ngần ngại trước tác dụng phụ khi dùng quá nhiều thuốc tây, thì các bài thuốc đông y được nhiều người ưa chuộng trong điều trị bệnh chàm khô. Khác với cơ chế loại bỏ triệu chứng của Tây y, Đông y chú trọng vào giải quyết nguyên nhân gây bệnh, từ đó mang đến hiệu quả điều trị sâu hơn, ổn định hơn.
Y học cổ truyền sử dụng các vị thuốc đặc hiệu như: Tang bạch bì, bạch linh, kim ngân, đỗ trọng, mò trắng, đơn đỏ, ô liên rô, ké đầu ngựa,… để thanh nhiệt, trừ thấp, giải độc, hoạt huyết, giải cải thiện bệnh từ bên trong. Không chỉ vậy, nhờ kết hợp các vị thuốc, Đông y còn có khả năng nâng cao sức khỏe, hệ miễn dịch tự nhiên, giúp ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát nghiêm trọng.
Việc sử dụng thuốc Đông y trị chàm khô tuy an toàn, lành tính nhưng vẫn cần phải thực hiện theo chỉ định và đơn thuốc của thầy thuốc. Bên cạnh đó, người bệnh dùng phương pháp Đông Y cũng cần xác định sử dụng thuốc trong thời gian dài, đều đặn, kiêng khem đúng cách để đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn.
5. Một số lưu ý khi điều trị chàm khô
Dù điều trị theo bất cứ phương pháp nào, người bệnh cũng cần kết hợp và lưu ý đến một số vấn đề quan trọng trong sinh hoạt, chế độ chăm sóc da để tình trạng chàm khô được cải thiện tốt nhất và không bùng phát nghiêm trọng. Cụ thể các lưu ý như sau:
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày;
- Ăn uống đầy đủ, đúng bữa, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi;
- Sử dụng thêm kem dưỡng ẩm, kem dưỡng mềm da;
- Mặc đồ thoáng, rộng rãi, tránh tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, ô nhiễm;
- Dùng găng tay, đi ủng, mặc đồ bảo hộ khi phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, chất tẩy rửa, …
- Không ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng hay có chứa chất kích thích như thức ăn nhanh, thức ăn vặt, cà phê, rượu bia, …
- Khi tắm rửa, chỉ sử dụng nước ấm và không nên dùng nước quá nóng để tránh da bị khô, nứt, đau rát;
- Hạn chế cào gãi, tránh làm tổn thương, nhiễm trùng vùng da bệnh;
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hoặc kết hợp các loại thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là một số thông tin cần thiết về bệnh chàm khô cũng như một vài gợi ý trong điều trị bệnh. Khi phát hiện chàm khô, người bệnh nên tự chăm sóc, giữ vệ sinh vùng da tổn thương thật cẩn thận để tránh nhiễm trùng. Sau đó, người bệnh cần tìm đến các bác sĩ da liễu uy tín để được hướng dẫn, tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
6. Các bác sĩ chữa bệnh chàm khô
- Bác sĩ Đỗ Thị Minh Nghĩa- Phó khoa da Liễu BV Y học cổ truyền Trung Ương – Hà Nội
BSCKII Ths Đỗ Thị Minh Nghĩa – là bác sĩ phó khoa Da Liễu – Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương – có hơn 30 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực nội khoa và da liễu. Bác sỹ Nghĩa có thế mạnh và kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý khó về da như : Vẩy nến, viêm da cơ địa, trứng cá… Phương pháp điều trị bằng thuốc y học cổ truyền của bác sỹ Nghĩa đặc biệt hiệu quả với các bệnh nhân đã từng bằng Tây Y nhưng không có cải thiện.
- Bác sĩ Lê Đức Thọ – 35 năm kinh nghiệm chuyên Khoa Da Liễu- quận Bình Tân
Bác sĩ Lê Đức Thọ có trên 35 năm kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý chuyên khoa da liễu. Với kiến thức chuyên môn vững vàng cũng như được đào tạo qua nhiều trường lớp về nghiệp vụ quản lý, bác sĩ Lê Đức Thọ đã từng đảm nhận nhiều vị trí quan trọng tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn và Bệnh viện Quốc tế City.
- Bác sĩ Nguyễn Đại Hoàng Đức – 15 năm kinh nghiệm chuyên khoa Da liễu – Quận 2
BSCKI. Nguyễn Đại Hoàng Đức tốt nghiệp trường Ðại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch và đã có hơn 15 năm kinh nghiệm chuyên khoa về Da liễu. BS Hoàng Đức từng được đào tạo tại nước ngoài và công tác tại Bệnh viện Da liễu. Hiện nay, BS Hoàng Đức đang làm việc tại Phòng khám Dr Michaels.
Bác sĩ Hoàng Đức chuyên khám và chữa trị các bệnh:
- Vảy nến;
- Viêm da cơ địa;
- Bạch biến;
- Nấm da;
- Hói đầu, rụng tóc.
7. Câu hỏi thường gặp
Bệnh chàm khô ở chân có điều trị được không?
Bệnh chàm khô ở chân có thể điều trị được, phát hiện càng sớm và được điều trị sớm thì khả năng cũng như thời gian phục hồi sẽ tốt hơn.
Bị bệnh chàm khô ở tay có được để tay tiếp xúc với nước không?
Những người bị bệnh chàm khô ở tay không nên để tay tiếp xúc trực tiếp với nước trong thời gian quá lâu, như vậy có thể sẽ khiến cho tình trạng nghiêm trọng hơn. Cần bôi thêm các loại kem dưỡng da tay để cấp ẩm cũng như có thể nhanh chóng lành bệnh.
Điều trị bệnh chàm khô mất bao lâu?
Thời gian điều trị phụ phụ thuộc vào tình trạng cũng như vị trí điều trị. Thông thường sẽ mất 7-10 ngày để da có thể trở về bình thường.
Xem thêm:
- Chàm môi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- Viêm da mủ: Nguyên nhân, biểu hiện, chẩn đoán và điều trị
- Chàm sữa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Tư liệu tham khảo: Sở y tế Lai Châu