Bệnh trứng cá đỏ là bệnh lý da liễu mãn tính, dấu hiệu nhận biết bệnh là tình trạng đỏ da và phát ban. Hãy cùng Docosan tìm hiểu xem bệnh trứng cá đỏ là gì trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Bệnh trứng cá đỏ là gì?
Bệnh trứng cá đỏ là tình trạng viêm da mãn tính, đặc trưng bởi triệu chứng đỏ da và phát ban, thường gặp ở vùng mũi, má. Các triệu chứng của trứng cá đỏ thường xuất hiện và tự biến mất. Yếu tố nguy cơ có thể khởi phát một đợt bệnh trứng cá đỏ là tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc căng thẳng stress thần kinh.
Hiện tại chưa có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh trứng cá đỏ, nhưng người bệnh có thể sử dụng các biện pháp can thiệp y khoa để kiểm soát tình trạng bệnh. Việc lựa chọn các biện pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ của các triệu chứng, người bệnh cần kết hợp cả biện pháp chăm sóc da cùng với các biện pháp can thiệp y tế.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trứng cá đỏ
Ở giai đoạn tiền trứng cá đỏ
Ở giai đoạn đầu tiên của bệnh là giai đoạn tiền trứng cá đỏ, bệnh nhân thường than phiền về triệu chứng đỏ da và nóng bừng mặt, kèm cảm giác châm chích. Các tác nhân khởi phát một đợt bệnh có thể gặp là ánh nắng mặt trời, stress tinh thần, thời tiết thay đổi quá nóng hoặc quá lạnh, sử dụng rượu bia, đồ ăn nêm nếm nhiều gia vị, dị ứng dược – mỹ phẩm. Các triệu chứng của giai đoạn này cũng có thể gặp ở các giai đoạn sau của bệnh. Nhận biết bệnh từ giai đoạn đầu tiên có thể giúp người bệnh tiếp cận với các biện pháp điều trị sớm hơn.
Ở giai đoạn mạch máu giãn
Giai đoạn thứ hai của bệnh là giai đoạn mạch máu giãn với đặc trưng là xuất hiện ban đỏ trên bề mặt da và hiện tượng phù nề, giãn các mao mạch nhỏ trên da mặt, tập trung nhiều ở vùng má.
Ở giai đoạn viêm
Thông thường giai đoạn viêm sẽ xuất hiện sau, khi da trở nên yếu đi, mạch máu giãn, biểu hiện bằng tình trạng nổi sẩn, mụn mủ vô khuẩn dẫn đến xuất hiện mụn trứng cá.
Ở giai đoạn muộn
Giai đoạn muộn được định nghĩa là khi có sự tăng sản mô vùng má, mũi (có sự thay đổi tế bào, bệnh mũi sư tử rhinophyma với các triệu chứng mũi to, ban đỏ, hình củ hành), cơ chế chủ yếu do tình trạng viêm mô bào, lắng đọng collagen và tăng hoạt động tuyến bã nhờn.
Nguyên nhân gây bệnh trứng cá đỏ
Nguyên nhân gây bệnh trứng cá đỏ chưa được xác định rõ ràng. Bệnh lý này có thể xuất phát từ các yếu tố di truyền, hệ miễn dịch hoạt động quá mức hoặc lối sống, sinh hoạt ngày. Bệnh trứng cá đỏ không lây từ người này sang người khác. Các yếu tố có thể gây bùng phát một đợt bệnh trứng cá đỏ:
- Nơi có khí hậu ô nhiễm, bụi bẩn: là yếu tố môi trường thường gặp nhất.
- Thời tiết nắng nóng, tia UV hoặc gió: có thể làm da bị căng đỏ, giãn nở mạch máu quá mức. Khi da bị tổn thương, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập và gây bệnh.
- Đồ uống cay, nóng.
- Rượu, bia, các chất kích thích.
- Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
- Căng thẳng quá mức.
- Vận động thể lực quá mức
- Thuốc làm giãn mạch máu, thường gặp ở một số loại thuốc điều trị huyết áp.
- Một số loại dược – mỹ phẩm, đặc biệt là các sản phẩm không rõ nguồn gốc, sản phẩm chăm sóc da và tóc cũng có thể gây ra tình trạng bệnh lý này.
Ngoài ra, các loại thuốc điều trị đặc biệt là thuốc có chứa corticosteroid hay thuốc điều trị huyết áp có thể làm suy yếu làn da, giãn mạch máu khiến da dễ bị mụn hơn. Các loại thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, các loại hoạt chất như lithium, testosterone có thể khiến da dễ mắc phải tình trạng mụn hơn.
Điều trị bệnh trứng cá đỏ
Sử dụng thuốc
Điều trị nội tình trạng bệnh trứng cá đỏ chủ yếu sử dụng thuốc, bao gồm: thuốc kháng sinh và thuốc bôi tại chỗ. Thuốc phải được kê đơn bởi bác sĩ, người bệnh cần trình tình trạng tự ý mua thuốc Điều trị bằng kháng sinh và thuốc tại chỗ thường gặp bao gồm kháng sinh như metronidazole, axit azelaic, ivermectin bôi,… Trường hợp nhiễm trùng nặng bác sĩ điều trị có thể lên kháng sinh. Một số loại thuốc có thể được kê toa để điều trị tình trạng ban đỏ dai dẳng:
- Thuốc bôi tại chỗ: Gel brimonidine hoặc kem oxymetazoline giúp giảm tình trạng nổi mẩn đỏ.
- Thuốc chẹn beta: Cân nhắc sử dụng thuốc chẹn beta để giảm tình trạng giãn mạch máu nếu các phương pháp khác không hiệu quả.
- Trường hợp kháng trị: Isotretinoin đường uống có thể hữu ích cho những trường hợp không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
Tuy không có tác dụng điều trị khỏi hoàn toàn bệnh trứng cá đỏ nhưng vitamin E có thể hỗ trợ trong việc điều trị nhờ vào đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Viên uống Vitamin E thiên nhiên Medicrafts 400IU cung cấp 400 IU Vitamin E mỗi ngày, giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, cải thiện sức khỏe làn da từ bên trong. Vitamin E trong sản phẩm này giúp làm dịu các triệu chứng của trứng cá đỏ, giảm viêm, bảo vệ da khỏi các yếu tố gây hại từ môi trường và hỗ trợ phục hồi da.
Dùng phương pháp laser
Trong trường hợp người bệnh có chỉ định can thiệp laser, bác sĩ da liễu sẽ tiến hành sử dụng laser để loại bỏ đi các mạch máu nổi rõ và cải thiện tình trạng đỏ da mặt.
Phẫu thuật
Đối với các trường hợp nghiêm trọng, các biện pháp ngoại khoa xâm lấn như phẫu thuật để chỉnh sửa các biến dạng cấu trúc giải phẫu như bệnh mũi sư tử để tránh gây các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Xem thêm:
- Bệnh chàm thể tạng ở trẻ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
- Bệnh lang ben là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- Bị ngứa toàn thân là bệnh gì? Nguyên nhân, cách điều trị
- Top 12 bác sĩ da liễu uy tín TP.HCM: Chuyên môn và kinh nghiệm
Bài viết đã cung cấp những thông tin về bệnh lý trứng cá đỏ. Người bệnh nếu phát hiện các triệu chứng nghi bệnh trứng cá đỏ cần đi khám ngay để kịp thời điều trị, hạn chế xảy ra biến chứng. Hãy chia sẻ những thông tin bổ ích từ bài viết đến bạn bè và người thân nhé!
Nguồn tham khảo:
1. Rosacea – Mayo Clinic
- Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rosacea
- Ngày tham khảo: 09/11/2024
2. Rosacea – National Institute of Arthritis and Musculoskeletal and Skin Diseases
- Link tham khảo: https://www.niams.nih.gov/health-topics/rosacea
- Ngày tham khảo: 09/11/2024