Bệnh vảy nến ngày càng phổ biến ở mọi đối tượng, mang đến nhiều phiền toái cho bệnh nhân không chỉ trong sinh hoạt đời sống hằng ngày mà còn ảnh hưởng đến tâm lý. Vậy bệnh ngoài da này có nguy hiểm không, có chữa khỏi được không? Những triệu chứng của bệnh và cách điều trị bệnh vảy nến như thế nào? Tất cả thắc mắc này sẽ được Docosan làm rõ trong bài chia sẻ dưới đây.
Tóm tắt nội dung
- 1 Bệnh vảy nến là gì?
- 2 Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
- 3 Triệu chứng của bệnh vảy nến là gì?
- 4 Bệnh vảy nến có lây không, có nguy hiểm không?
- 5 Phương pháp điều trị bệnh vảy nến hiệu quả
- 6 Khám và điều trị dứt điểm bệnh vảy nến tại Phòng khám Da liễu Dr Michaels
- 7 Biện pháp phòng ngừa bệnh vảy nến và ngăn chặn tái phát hiệu quả
Bệnh vảy nến là gì?
Bệnh vảy nến là một loại bệnh lý liên quan tới việc viêm da mãn tính. Theo thống kê thì có đến khoảng 2 – 3% dân số thế giới mắc phải căn bệnh ngoài da này. Nguyên nhân gây nên bệnh thường có 2 yếu tố: yếu tố di truyền và sự rối loạn trong hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Hình thái lâm sàng của bệnh vảy nến khá đa dạng, ngoài thương tổn da còn có thương tổn niêm mạc, móng và khớp xương. Do ảnh hưởng của thuốc điều trị, hình ảnh lâm sàng của bệnh thay đổi, nhiều trường hợp khó chẩn đoán.
Vảy nến không những làm cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu mà còn khiến cho người bệnh mất đi sự tự tin khi tiếp xúc với người khác. Chính vì vậy, người bệnh không nên để lâu mà hãy tìm đến những phòng khám, bác sĩ da liễu để điều trị dứt điểm.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Nguyên nhân gây ra vảy nến vẫn chưa rõ. Nhiều nghiên cứu thấy rằng có 2 tác nhân chính liên quan đến bệnh vẩy nến là yếu tố di truyền và rối loạn hệ miễn dịch:
- Yếu tố di truyền: Theo các bác sĩ chuyên khoa về da liễu, bệnh vảy nến có nguy cơ tiềm ẩn tứ yếu tố di truyền một cách rõ rệt. Nguy cơ mắc bệnh của những người có ba hoặc mẹ từng bị bệnh lên đến hơn 30% so với những người khác.
- Rối loạn hệ miễn dịch: Nhiều nghiên cứu nhận thấy có sự thay đổi miễn dịch ở bệnh vảy nến. Các tế bào miễn dịch được hoạt hoá tiết các hoạt chất sinh học có tác dụng thúc đẩy tăng sinh, làm rối loạn quá trình biệt hoá tế bào sừng. Chính điều đó tạo nên những lớp vảy bạc hoặc trắng hình thành trên da.
Một số yếu tố khác cũng dễ dàng gây nên bệnh vảy nến đối với những người có nguy cơ tiềm tàng từ yếu tố di truyền, ví dụ:
- Stress
- Chấn thương
- Các bệnh mạn tính
- Nhiễm trùng da
- Một số loại thuốc nếu sử dụng thời gian dài cũng có nguy cơ gây bệnh: corticosteroid, beta blockers,…
Triệu chứng của bệnh vảy nến là gì?
Triệu chứng điển hình của bệnh vảy nến là một hoặc nhiều mảng sừng xuất hiện tại một hoặc nhiều vị trí khác nhau có cơ thể. Chúng không chỉ không tổn thương cho da mà còn có khả năng tác động đến móng, khớp và lớp niêm mạc.
Thương tổn da
Triệu chứng vảy nên ở vùng da điển hình là những dát đỏ, giới hạn rõ với da lành, trên dát phủ vảy da dễ bong. Đặc điểm của dát thường có màu đỏ hoặc hồng, số lượng thay đổi, kích thước khác nhau, ranh giới rõ với da lành, hình tròn hoặc bầu dục, hoặc hình nhiều vòng cung, ấn kính mất màu, sờ mềm, không thâm nhiễm và không đau.
Vị trí thương tổn thường ở chỗ tì đè, vùng hay bị cọ sát như khuỷu tay, đầu gối, mặt duỗi các chi, chỗ bị sang chấn hay vết bỏng, sẹo, vết cào gãi. Thương tổn có khuynh hướng đối xứng. Đặc điểm của vảy da là khô, gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau, độ dày không đều, dễ bong, màu trắng đục như xà cừ, phủ kín toàn bộ dát đỏ hoặc phủ một phần, thường để lại vùng ngoại vi.
Thương tổn móng
Chiếm khoảng 30 – 50% tổng số bệnh nhân vảy nến, thường kèm với thương tổn da ở đầu ngón hoặc rải rác ở toàn thân. Nếu chỉ có thương tổn móng đơn thuần thì khó chẩn đoán, phải sinh thiết móng. Thương tổn móng có thể là những chấm lõm ở mặt móng (dạng cái đê khâu) hoặc những vân ngang; móng mất trong, có những đốm trắng hoặc thành viền màu vàng đồng; bong móng ở bờ tự do; dày sừng dưới móng cùng với dày móng và mủn; có thể biến mất toàn bộ móng để lại giường móng bong vảy sừng.
Thương tổn khớp
Chiếm khoảng 10 – 20% tổng số bệnh nhân vảy nến. Biểu hiện là đau các khớp; hạn chế và viêm một hoặc vài khớp.
Thương tổn niêm mạc
Thường gặp ở niêm mạc quy đầu. Đó là những vết màu hồng, không thâm nhiễm, giới hạn rõ, ít hoặc không có vảy, tiến triển mạn tính. Ở lưỡi thương tổn giống viêm lưỡi hình bản đồ hoặc viêm lưỡi phì đại tróc vảy; ở mắt biểu hiện viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm mí mắt.
Tùy thuộc vào vùng bị tổn thương và mức độ nhiễm trùng, bệnh vảy nến được chia ra thành nhiều loại theo kích thước tổn thương, theo vị trí tổn thương hoặc các trường hợp đặc biệt:
- Vảy nến thể màng (vảy nến mảng bám): kích thước vùng da tổn thương từ 5 – 10cm.
- Vảy nến thể giọt: Kích thước vùng da tổn thương dưới 1cm.
- Vảy nến mụn mủ: Trên những mảng dát đỏ xuất hiện mụn mủ nhỏ bằng đầu đinh ghim, trắng đục, ở nông dưới lớp sừng, dẹt, hiếm khi đứng riêng rẽ, thường nhóm lại, cấy mủ không thấy vi khuẩn.
- Vảy nến thể móng: Xuất hiện các lỗ nhỏ trên bề mặt móng tay, móng chân.
- Vảy nến da đầu: Xuất hiện các lớp vảy trắng hoặc bạc trên vùng da đầu.
Bệnh vảy nến có lây không, có nguy hiểm không?
Bệnh vảy nến sẽ là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý khác nếu không có hướng điều trị kịp thời, chẳng hạn như:
- Viêm khớp vảy nến gây đau, cứng và sưng ở khu vực xung quanh khớp.
- Các vấn đề về mắt (như viêm kết mạc, viêm bờ mi, viêm màng bồ đào,…)
- Bội nhiễm do vi khuẩn xâm nhập các tổn thương trên da.
- Ảnh hưởng đến tâm lí người bệnh, khiến họ trở nên tự ti, trầm cảm.
Bệnh vảy nến không lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc do đây là bệnh ngoài da không do tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus hay nấm. Do đó. bạn có thể tiếp xúc và sử dụng chung vật dụng với người bị vảy nên mà không cần lo lắng.
Phương pháp điều trị bệnh vảy nến hiệu quả
Tới thời điểm hiện tại, việc điều trị dứt điểm hoàn toàn bệnh vảy nến vẫn còn gặp một số khó khăn. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa đã có thể làm chậm đi quá trình hình thành tế bào da, giúp người bệnh ngăn ngừa và hạn chế tối đa các triệu chứng của bệnh
- Điều trị tại chỗ: Phương pháp này được áp dụng với các bệnh nhân có triệu chứng từ nhẹ tới trung bình, các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm: corticosteroid, retinoid, dithranol, anthralin, acid salicylic, dẫn xuất vitamin D3,…
- Điều trị toàn thân: Đây là phương pháp áp dụng đối với các bệnh nhân có triệu chứng nặng, sử dụng những loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ như: methotrexate, cyclosporin và corticoid.
- Quang trị liệu: Đây là phương pháp áp dụng khoa học công nghệ vào việc điều trị bệnh vảy nến. Các tia quang học UVA, UVB, laser sẽ tấn công lên các DNA bị nhiễm trùng, từ đó tiêu diệt các tế bào da bị tổn thương.
- Sử dụng thuốc sinh học: Phương pháp này có khả năng kiềm hãm các thành phần chuyên biệt trong việc đáp ứng miễn dịch. Tuy nhiên, phương pháp này có phần tốn kém nên không áp dụng rộng rãi.
Khám và điều trị dứt điểm bệnh vảy nến tại Phòng khám Da liễu Dr Michaels
Chuyên gia da liễu Dr Michaels cho biết, việc điều trị bệnh vảy nến phổ biến là sử dụng thuốc có chứa corticosteroid. Mặc dù phương pháp này ban đầu mang lại kết quả nhanh chóng và mặt trái của nó mang lại nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nếu bệnh nhân sử dụng không đúng cách. Với nền y học ngày càng phát triển đã có phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này bằng sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên và đang được Phòng khám Da liễu Dr Michaels áp dụng.
Phương pháp điều trị bệnh vảy nến đang được Phòng khám Da liễu Dr Michaels áp dụng đã được chứng minh trong thực tế về mức độ hiệu quả và an toàn. Sản phẩm điều trị bệnh vảy nến bao gồm 1 gel làm sạch da, 1 kem mỡ bôi và 1 hỗn hợp chất ổn định da. Với thành phần được chiết xuất từ thiên nhiên, sản phẩm đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và đánh giá mức độ hiệu quả trong việc kiểm soát và cải thiện triệu chứng. Ngoài ra, phòng khám còn sử dụng sản phẩm đường uống để điều trị nguyên nhân gây kích hoạt bệnh.
Trước khi đưa ra chỉ định điều trị bệnh vảy nến bằng phương pháp Dr Michaels, bệnh nhân sẽ được thăm khám xác định nguyên nhân theo quy trình cơ bản sau:
- Thăm khám lâm sàng, kiểm tra biểu hiện ngoài da và xác định yếu tố kích hoạt khởi phát bệnh.
- Xác định yếu tố kích hoạt thứ phát.
- Đưa ra chỉ định điều trị phù hợp với nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ.
- Hỗ trợ và hướng dẫn bệnh nhân cách kiểm soát bệnh.
Mỗi bệnh nhân khi đến với Phòng khám Da liễu Dr Michaels đều được đối xử công bằng, không phân biệt cao sang nghèo hay hèn. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và hướng dẫn điều trị. Xuyên suốt quá trình thăm khám, bệnh nhân có thể trao đổi với bác sĩ những vấn đề mà bản thân chưa rõ để có hướng giải quyết phù hợp nhất.
Biện pháp phòng ngừa bệnh vảy nến và ngăn chặn tái phát hiệu quả
Nhằm hỗ trợ đẩy lùi bệnh vảy nến cũng như phòng ngừa bệnh ngoài da này hiệu quả, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân bằng cách tạo ra thói quen tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày. Bạn có thể sử dụng thêm sữa tắm để giúp mịn da, tuy nhiên cần ưu tiên lựa chọn và dùng sản phẩm được chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày. Bạn cần tăng cường bổ sung rau xanh, củ quả, trái cây tươi,… Đồng thời bổ sung đủ lượng nước lọc theo tiêu chuẩn nhằm giữ ẩm cho da và hạn chế nguy cơ phát triển bệnh. Ngoài nước lọc, nước tinh khiết bạn cũng cần bổ sung nước uống từ rau củ quả.
- Nếu tính chất công việc khiến bạn thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, khói bụi hay tác nhân gây bệnh ngoài da khác, bạn cần trang bị đầy đủ thiết bị bảo vệ để phòng ngừa tối đa việc tiếp xúc.
- Cần có kế hoạch ổn định tâm lý, chế độ nghỉ ngơi phù hợp và tránh căng thẳng quá mức. Vì căng thẳng hay stress kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh.
- Thường xuyên vận động cơ thể để hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh.
- Chủ động trao đổi với bác sĩ da liễu khi cơ thể có biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ mắc bệnh da liễu.
Trên đây là tất tần tật thông tin về bệnh vảy nến. Tóm lại, vảy nến không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn khiến người bệnh mất tự tin khi tiếp xúc với đám đông. Việc nhận biết và chủ động điều trị từ sớm là điều hết sức cần thiết nhằm loại bỏ các biến chứng nguy hiểm có khả năng khởi phát và tác động xấu đến sức khỏe.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.