Bị ngứa toàn thân là bệnh gì? Nguyên nhân, cách điều trị

Ngứa luôn là cảm giác gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Một người có thể bị ngứa toàn thân do nhiều nguyên nhân, do đó cũng có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Cùng Docosan tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bị ngứa toàn thân là gì?

Ngứa toàn thân là cảm giác khó chịu trên khắp cơ thể. Tình trạng này thường xảy ra do da khô và phổ biến ở người lớn tuổi, vì da có xu hướng khô hơn theo tuổi tác. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngứa, da của người bệnh có thể trông không khác gì bình thường hoặc có thể bị viêm, thô ráp hay có cục u. Ngoài ra, việc gãi nhiều lần có thể khiến các vùng da dày nổi lên, từ đó gây chảy máu hoặc nhiễm trùng.

Ngứa toàn thân là cảm giác khó chịu trên khắp cơ thể
Ngứa toàn thân là cảm giác khó chịu trên khắp cơ thể

Tầm quan trọng của việc xác định nguyên nhân ngứa

Tình trạng ngứa toàn thân có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tương ứng với từng nguyên nhân sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Do đó, nguyên tắc quan trọng nhất khi gặp tình trạng ngứa toàn thân là người bệnh phải được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm.

Bên cạnh đó, các bệnh về da như ngứa toàn thân thường rất dễ bị tái phát nếu không được phòng ngừa hiệu quả. Việc xác định đúng nguyên nhân gây ngứa cũng chính là chìa khóa giúp người bệnh xác định đúng hướng phòng ngừa, làm giảm nguy cơ tái phát trong tương lai.

Nguyên nhân bị ngứa toàn thân

Da khô và ngứa

Ngứa toàn thân là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng da khô. Dấu hiệu này thường xuất hiện phổ biến và nghiêm trọng hơn vào mùa lạnh, ở những vùng khí hậu khô hoặc ở người lớn tuổi.

Tình trạng da bị ngứa do thiếu độ ẩm thường kèm theo bong tróc và nứt nẻ. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị, thiếu hụt vitamin hay thói quen hút thuốc cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Ngứa toàn thân là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng da khô
Ngứa toàn thân là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng da khô

Phát ban và ngứa

Ngứa do phát ban có thể coi là trường hợp cấp cứu y tế cần được chăm sóc khẩn cấp. Phát ban được định nghĩa là sự thay đổi đáng chú ý về màu sắc hoặc kết cấu của da. Theo một nghiên cứu năm 2015, phát ban có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm vết côn trùng cắn, phản ứng dị ứng, tác dụng phụ của thuốc, nhiễm trùng da do nấm, nhiễm trùng da do vi khuẩn, bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh tự miễn.

Trên thực tế, người bệnh có thể kiểm soát hầu hết các triệu chứng phát ban tại nhà. Tuy nhiên nếu phát ban nghiêm trọng, đặc biệt là khi phát ban kết hợp với các triệu chứng khác như sốt, đau, chóng mặt, nôn mửa hoặc khó thở, người bệnh cần được điều trị y tế khẩn cấp.

Viêm nang lông

Viêm nang lông là vấn đề về da xảy ra khi một người bị vi khuẩn xâm nhập, gây sưng viêm dẫn đến tắc nghẽn trong một túi nhỏ trên da gọi là nang lông. Người bình thường đều có nang lông ở hầu hết mọi nơi ngoại trừ môi, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Tình trạng viêm nang lông có thể khiến các nang lông này đỏ và sưng lên.

Một người có thể mắc tình trạng viêm nang lông ở bất kỳ nơi nào có lông, nhưng nhiều khả năng là ở cổ, đùi, mông hoặc nách. Thông thường, người bệnh viêm nang lông có thể tự điều trị, nhưng đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể phải cần đến sự trợ giúp của bác sĩ.

Viêm nang lông là vấn đề về da xảy ra khi một người bị vi khuẩn xâm nhập gây sưng viêm
Viêm nang lông là vấn đề về da xảy ra khi một người bị vi khuẩn xâm nhập gây sưng viêm

Côn trùng

Ngứa do bị côn trùng cắn là tình trạng phổ biến và có thể tự xử lý nếu phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, không phải lúc nào người bị côn trùng cắn cũng nhận ra điều đó. Thông thường, vết cắn của muỗi hoặc nhện thường cho các dấu hiệu rõ ràng và dễ nhận ra hơn vết cắn của rệp hay ve.

Để tránh nhầm lẫn tình trạng này với phát ban, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ nếu cảm thấy ngứa ở nơi bị cắn kèm theo các cảm giác bất thường như sưng, nóng, đỏ, đau,…

Chàm, hay viêm da dị ứng

Hiệp hội Eczema Quốc gia cho biết tình trạng chàm hay viêm da dị ứng thường có biểu hiện bên ngoài giống như vết bỏng, nghĩa là da thường bị ngứa, đổi màu, có vảy và thô ráp. Vết chàm thường xuất hiện ở bàn tay và cẳng tay. Ngoài ra, người bệnh có thể bị chảy dịch hoặc rụng tóc ở vùng bị phát ban.

Bệnh chàm thường không rõ nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, trẻ em có nhiều khả năng mắc bệnh này nếu gia đình có tiền sử hen suyễn và dị ứng. Một số loại dị ứng thực phẩm hay việc gãi quá mức cũng có thể khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.

Tình trạng chàm hay viêm da dị ứng thường có biểu hiện bên ngoài giống như vết bỏng
Tình trạng chàm hay viêm da dị ứng thường có biểu hiện bên ngoài giống như vết bỏng

Viêm da tiếp xúc

Tình trạng viêm da tiếp xúc thường xuất hiện sau vài giờ đến vài ngày tiếp xúc với chất gây dị ứng. Vùng phát ban có đường viền rõ ràng và xuất hiện ở nơi da chạm vào chất gây kích ứng. Bên cạnh đó, vùng viêm da tiếp xúc thường bị ngứa, đổi màu, có vảy hoặc thô ráp.

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc cần được xác định rõ ràng để đề xuất biện pháp điều trị phù hợp. Một người có thể bị viêm da do tiếp xúc với kim loại trong đồ trang sức, hóa chất trong mỹ phẩm, đồ vệ sinh cá nhân, sản phẩm giặt là hoặc cây cỏ có mủ độc.

Do đó, khi phát hiện bị viêm da tiếp xúc, người bệnh cần ngừng sử dụng hoặc mặc bất cứ thứ gì có thể là nguyên nhân và theo dõi xem tình trạng ngứa có thuyên giảm không.

Mề đay

Theo Học viện Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ, nổi mề đay là tình trạng ngứa, nổi các nốt mẩn đỏ xuất hiện sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Vùng da bị nổi mề đay có thể nhỏ, tròn và có hình dạng như chiếc nhẫn, hoặc lớn và có hình dạng ngẫu nhiên. Ngoài ra, vùng này thường có màu đỏ, ấm và hơi đau khi chạm vào. Một người thường bị mề đay do dị ứng. Tâm trạng căng thẳng, nhiệt độ cao, tập thể dục hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng có thể là nguyên nhân khiến tình trạng mề đay xuất hiện.

Nổi mề đay là tình trạng ngứa, nổi các nốt mẩn đỏ sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng
Nổi mề đay là tình trạng ngứa, nổi các nốt mẩn đỏ sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng

Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến thường xuất hiện dưới dạng một mảng da có vảy, màu bạc và được định hình rõ nét. Vị trí thường gặp là ở da đầu, khuỷu tay, đầu gối và lưng dưới. Bệnh vẩy nến có thể gây ngứa hoặc không có triệu chứng.

Bệnh vẩy nến thường là kết quả của tình trạng hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, khiến cơ thể sản xuất quá nhiều tế bào da và tích tụ thành các mảng ngứa, viêm trên bề mặt da.

Mang thai

Khoảng 10% phụ nữ mang thai cho biết ngứa là một vấn đề thường gặp trong thai kỳ. Tình trạng ngứa nhẹ thường xảy ra do da bị căng và thay đổi nội tiết tố, thường không gây hại cho người mẹ và em bé. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn vào buổi tối hoặc ban đêm, cần đặc biệt lưu ý rằng đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nghiêm trọng hơn.

Ngứa khi mang thai là tình trạng bùng phát các nốt đỏ nhạt trên da, gây ngứa, bỏng hoặc châm chích. Chúng có thể có kích thước từ nhỏ đến lớn khác nhau, thường tập trung thành mảng. Trong thai kỳ, những tổn thương này có thể xuất hiện ở bụng, chân, cánh tay và mông.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc cũng có thể gây ra tình trạng ngứa da, ngay cả khi không có dấu hiệu phát ban hoặc kích ứng. Tốt nhất là người bệnh nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ nếu tình trạng ngứa trở nên quá khó chịu. Những loại thuốc thường gây ngứa cho người dùng đã được thống kê:

  • Thuốc điều trị cao huyết áp (thuốc ức chế ACE).
  • Allopurinol trị bệnh Gout.
  • Amiodarone trị rối loạn nhịp tim.
  • Thuốc lợi tiểu.
  • Estrogen.
  • Hydroxyethyl cellulose (sử dụng trong phẫu thuật).
  • Thuốc giảm đau theo đơn opioid.
  • Simvastatin trị rối loạn lipid máu.
  • Thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen và naproxen sodium.
Một số loại thuốc cũng có thể gây ra tình trạng ngứa da, ngay cả khi không có dấu hiệu phát ban hoặc kích ứng
Một số loại thuốc cũng có thể gây ra tình trạng ngứa da, ngay cả khi không có dấu hiệu phát ban hoặc kích ứng

Ngứa thần kinh

Hệ thống thần kinh của con người đôi khi có thể bị bệnh và gặp nhầm lẫn, từ đó vô tình ra lệnh cho các dây thần kinh trên da bắt đầu ngứa khi không có tác nhân gây ra ngứa. Khi tình trạng này diễn ra, bề mặt da thường không có phát ban nhưng có thể bị kích ứng nếu người bệnh gãi nhiều. Một người có thể bị ngứa xuất phát từ các tình trạng:

Ngứa do tâm lý

Nếu bác sĩ không tìm ra nguyên nhân thực thể gây ngứa trên da, rất có khả năng tình trạng ngứa là do tâm lý của người bệnh. Trên thực tế, có một số tình trạng tâm lý khiến mọi người có cảm giác muốn gãi hoặc tự gãi. Mặc dù không có phát ban nhưng tình trạng này có thể gây ra tổn thương da do gãi. Gãi liên tục có thể là dấu hiệu của:

Ngứa và các bệnh tiềm ẩn

Ngứa trên da thường có nguyên nhân đơn giản, phổ biến. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nếu tình trạng ngứa vẫn không biến mất sau khi đã thử qua các biện pháp điều trị thông thường, có thể dự đoán ngứa là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như:

Cách xử lý khi bị ngứa toàn thân

Các lựa chọn cách xử lý khi bị ngứa toàn thân có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân, bao gồm:

  • Loại bỏ tác nhân gây dị ứng: Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh; vệ sinh cá nhân sạch sẽ, sử dụng nước giặt, sữa tắm giảm kích ứng,… là các biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp người bệnh hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, từ đó làm giảm tình trạng ngứa trên da.
  • Đắp vải lạnh hoặc túi chườm đá: Giúp làm dịu cảm giác ngứa, sưng, nóng hoặc đau tại vùng da đang bị kích ứng. Cần lưu ý rằng đá phải được bọc trong túi hoặc lớp khăn mỏng để tránh tiếp xúc trực tiếp với làn da, nếu không sẽ rất dễ bị bỏng lạnh.
  • Tắm bằng bột yến mạch: Bột yến mạch là một trong những nguyên liệu tự nhiên nhưng có tác dụng làm dịu cảm giác ngứa hiệu quả. Người bệnh cần lưu ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau khi đắp bột yến mạch để tránh gây bí da và làm trầm trọng thêm tình trạng ngứa.
  • Dưỡng ẩm cho da: Thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày, hạn chế thời gian tắm bồn hoặc tắm vòi sen, giữ đủ nước và sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng là các biện pháp có thể làm dịu cơn ngứa do da khô hoặc bệnh chàm.
  • Thuốc Corticoid: Còn được gọi là thuốc Corticosteroid, loại thuốc này giúp giảm viêm và có thể được sử dụng để điều trị các tình trạng như lupus ban đỏ hệ thống (SLE), nổi mề đay mạn tính, bệnh chàm, bệnh vẩy nến và các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc kháng viêm Corticoid.
Thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày có thể làm dịu cơn ngứa do da khô hoặc bệnh chàm
Thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày có thể làm dịu cơn ngứa do da khô hoặc bệnh chàm

Phòng ngừa ngứa toàn thân

Bạn đọc có thể tự thực hiện một số biện pháp đơn giản tại nhà để giúp ngăn ngừa và làm dịu tình trạng ngứa da, bao gồm:

  • Uống nhiều nước.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm.
  • Sử dụng kem chống nắng.
  • Tắm bằng nước ấm.
  • Mặc quần áo chất liệu cotton, bông mềm.
  • Chế độ ăn uống như tránh các chất cay nóng, dầu mỡ, tăng cường rau xanh.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Giữ tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng.
  • Tập thể dục đều đặn.
  • Tránh gãi ngứa quá nhiều.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu bất thường

Mặc dù hầu hết tình trạng ngứa ngoài da đều xuất phát từ các nguyên nhân dễ kiểm soát, người bệnh vẫn cần liên hệ với bác sĩ nếu:

  • Không biết rõ nguyên nhân gây ngứa.
  • Cảm giác ngứa nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Gặp phải các triệu chứng khác kèm theo ngứa: sốt, sưng, nóng, đỏ, đau, nhức,…
  • Tình trạng ngứa kéo dài hơn 2 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm.

Điều quan trọng là người bệnh phải liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán khi nguyên nhân không rõ ràng, vì một số nguyên nhân gây ngứa là tình trạng nghiêm trọng nhưng có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh

Thông thường, khi bệnh nhân đến khám do tình trạng ngứa toàn thân, các bác sĩ sẽ khám sức khỏe và đặt ra một số câu hỏi về các triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Bạn bị kích ứng trong bao lâu rồi?
  • Cảm giác ngứa xuất hiện ở đâu trên cơ thể?
  • Bạn có tiếp xúc với bất kỳ chất gây kích ứng hoặc sản phẩm có mùi thơm mới nào không?
  • Bạn có từng bị dị ứng không?
  • Bạn đang dùng hoặc đã dùng loại thuốc nào gần đây?
  • Bạn có triệu chứng nào khác như mệt mỏi, đổ mồ hôi bất thường, ho mãn tính không?
  • Gần đây bạn có đi du lịch không?

Ngoài ra, bệnh nhân có thể cần xét nghiệm thêm nếu bác sĩ vẫn không thể xác định được nguyên nhân gây ngứa từ các câu trả lời và kết quả khám sức khỏe. Các xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Giúp chỉ ra tình trạng bệnh tiềm ẩn, chẳng hạn như thiếu máu hoặc các vấn đề về gan.
  • Kiểm tra chức năng tuyến giáp: Kiểm tra tuyến giáp có thể loại trừ các vấn đề về tuyến giáp.
  • Xét nghiệm da: Xét nghiệm này có thể xác định xem người bệnh có bị dị ứng với tác nhân nào không.
  • Cạo hoặc sinh thiết da: Xét nghiệm này giúp xác định xem người bệnh có bị nhiễm trùng hay không.
  • Chụp X-quang ngực: Để tìm dấu hiệu ung thư.
Bác sĩ sẽ khám sức khỏe và đặt câu hỏi về các triệu chứng ngứa để tìm ra nguyên nhân cụ thể
Bác sĩ sẽ khám sức khỏe và đặt câu hỏi về các triệu chứng ngứa để tìm ra nguyên nhân cụ thể

Mời bạn tham khảo Gói xét nghiệm kiểm tra dị ứng, ngứa từ Docosan.

Một số bệnh viện chuyên khoa uy tín

Nếu tình trạng ngứa toàn thân làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn hoặc diễn ra kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như sốt, sưng, nóng, đau nhức,…, tốt nhất là bạn nên đến thăm khám tại các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa da liễu uy tín để được chẩn đoán chính xác và điều trị hợp lý:

Xem thêm:

Ngứa toàn thân là tình trạng thường gặp do nhiều nguyên nhân, gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để kịp thời điều trị và phòng ngừa. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, bạn đọc hãy chia sẻ với người thân và bạn bè để mọi người cùng biết cách phòng ngừa tình trạng ngứa toàn thân.

Nguồn tham khảo:

1. Itchy skin (pruritus)

  • Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/itchy-skin/symptoms-causes/syc-20355006
  • Ngày tham khảo: 26/09/2024

2. Why Am I So Itchy?

  • Link tham khảo: https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/why-so-itchy
  • Ngày tham khảo: 26/09/2024

3. 10 REASONS YOUR SKIN ITCHES UNCONTROLLABLY AND HOW TO GET RELIEF

  • Link tham khảo: https://www.aad.org/public/everyday-care/itchy-skin/itch-relief/relieve-uncontrollably-itchy-skin
  • Ngày tham khảo: 26/09/2024

4. What’s Causing Your Itchy Skin (pruritis)? (with Pictures)

  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/itching
  • Ngày tham khảo: 26/09/2024
Contact Me on Zalo