Cách trị ghẻ phỏng và phòng ngừa bệnh hiệu quả

Cách trị ghẻ phỏng như thế nào để có hiệu quả tốt và làm sao để phòng ngừa bệnh tái phát là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi ghẻ phỏng là bệnh da liễu thường gặp, dễ lây nhiễm và có khả năng tái phát cao. Bài viết dưới đây của Doctor có sẵn sẽ gửi thêm thông tin đến bạn về cách trị ghẻ phỏng và phòng ngừa bệnh tái phát một cách hiệu quả.

Tổng quan về bệnh ghẻ phỏng

Ghẻ phỏng là bệnh lý nhiễm trùng da phổ biến, có khả năng lây lan nhanh và tái phát cao. Bệnh khiến da nổi nhiều vệt đỏ và mụn nước gây ngứa ngáy, khó chịu.

Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ phỏng là loại vi khuẩn hình cầu có khả năng truyền nhiễm cao. Vi khuẩn này có khả năng làm lây lan từ vùng da bệnh sang vùng da lành trên cùng một cơ thể và lây truyền từ người bệnh sang người lành.

Đường lây truyền của bệnh ghẻ phỏng qua tiếp xúc trực tiếp giữa da với da của người bị ghẻ. Trong một số trường hợp, một người có thể bị ghẻ khi dùng chung quần áo, khăn tắm hoặc bộ đồ giường với người bị ghẻ. Ngoài ra, khi móng tay, móng chân quá dài làm da tiếp xúc với môi trường đất, bụi bẩn cũng có thể nhiễm bệnh.

Đối tượng: ghẻ phỏng có thể gây bệnh ở cả người lớn và trẻ nhỏ, tuy nhiên trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả. Những nơi như  nhà trẻ, trường học, quân đội, vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, trại giam…hoặc trong các điều kiện vệ sinh kém tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Xem thêm: Ghẻ phỏng ở người lớn

Dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh là những vết mụn đỏ hình thành và lan rộng của, có phồng rộp nước trên da trông giống như bị phỏng. Người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và càng gãi sẽ làm mụn nước vỡ càng nhiều hơn và lây lan nhanh hơn.

Cách trị ghẻ phỏng
Cách trị ghẻ phỏng và phòng ngừa bệnh tái phát một cách hiệu quả

Cách trị ghẻ phỏng bằng thuốc tây

Điều quan trọng nhất khi bị mắc ghẻ phỏng là bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán sớm, kiểm soát được bệnh để hạn chế lây nhiễm cho những người xung quanh. Tuy đây không phải là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu bệnh không được chữa trị kịp thời có thể gây những biến chứng nhiễm trùng nặng hơn.

Cách trị ghẻ phỏng
Cách trị ghẻ phỏng và phòng ngừa bệnh tái phát một cách hiệu quả

Bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị ngay từ đầu khi chẩn đoán được bệnh để hạn chế tối đa sự lây lan. Các loại thuốc thường được kê đơn giúp kiểm soát triệu chứng và sự phát triển của bệnh như:

Thuốc D.E.P

Đây là loại thuốc bôi ngoài da chữa ghẻ phổ biến. Thuốc không có mùi, rất ít gây kích ứng và mang lại hiệu quả điều trị cao. Liều dùng thuốc theo hướng dẫn chỉ định 2 – 3 lần mỗi ngày. Lưu ý, trước khi bôi thuốc nên vệ sinh vùng da bị bệnh sạch sẽ.

Cách trị ghẻ phỏng
Cách trị ghẻ phỏng và phòng ngừa bệnh tái phát một cách hiệu quả

Thuốc Benzyl benzoat 33%

Thuốc thường được chỉ định sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến ghẻ lở hoặc chấy rận. Liều dùng của Benzyl benzoat 33% là 2 lần trong ngày, không sử dụng với liều lượng cao trong thời gian dài vì làm tăng nguy cơ gây phản ứng phụ. Tránh sử dụng để thuốc dính vào mắt.

Cách trị ghẻ phỏng
Cách trị ghẻ phỏng và phòng ngừa bệnh tái phát một cách hiệu quả

Thuốc Eurax 10%

Đây là thuốc bôi ngoài da dưới dạng kem, có tác dụng điều trị ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn gây bệnh ở da gây nên. Liều của Eurax 1 lần/ ngày. Thuốc chống chỉ định sử dụng ở phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em hoặc người trên 65 tuổi

Cách trị ghẻ phỏng
Cách trị ghẻ phỏng và phòng ngừa bệnh tái phát một cách hiệu quả

Một số loại thuốc khác như thuốc kháng histamine, Calamine lotion hoặc steroid nhằm mục đích giảm ngứa, sưng và giảm đau trên da, hạn chế để bệnh nhân gãi vì gãi sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn.

Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh cũng được bác sĩ chỉ định dùng ở các trường hợp mắc bệnh ghẻ phỏng nặng gây nhiễm trùng bội nhiễm: Sulphamethoxazole, Erythromycin và Cephalexin.

Ngoài những loại thuốc trị ghẻ phổ biến trên, bác sĩ có thể sẽ cân nhắc một số loại thuốc tùy vào tình trạng bệnh lý của người bệnh. Bạn cần tuân thủ theo điều trị của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc cũng như dùng thuốc khác để có thể mau khỏi bệnh

  • Thuốc sát trùng: Peroxit Peroxit 1%, dung dịch superoxidised, Pididone, Chlorhexidine,… Các loại thuốc này có tác dụng diệt khuẩn cao. Thuốc chỉ được dùng 2 – 3 lần trong tuần. Thời gian dùng không kéo dài quá 5 ngày.
  • Thuốc Permethrin 5%: chứa hóa chất có tác dụng tiêu diệt và loại bỏ ghẻ. Ưu điểm là thuốc có thể dùng ở phụ nữ mang thai và trẻ em. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thuốc Lindane 1%: Thuốc được các bác sĩ thận trọng chỉ định dùng trong trường hợp mắc bệnh nhưng không đáp ứng chữa trị bằng các loại thuốc khác. Vì thuốc không an toàn ở phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em dưới 10 tuổi hoặc đối tượng nặng dưới 50 kg.
  • Thuốc Ivermectin: Cũng tương tự như trê, thuốc chỉ sử dụng trong những trường hợp mắc bệnh ghẻ phỏng nhưng điều trị không hiệu quả bằng các loại thuốc khác. Thuốc chống chỉ định sử dụng ở phụ nữ mang thai hay đang cho con bú và trẻ em dưới 15kg.

Cách trị ghẻ phỏng hiệu quả tại nhà và phòng ngừa ghẻ phỏng

  • Cách ly với những người xung quanh: Do bệnh có thể lây lan nhanh chóng, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt riêng, ăn uống riêng, quần áo giặt riêng, phơi khô ngoài nắng, là kĩ. Người lớn cần nghỉ làm, trẻ em cần nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh.
  • Tránh cào gãi làm vỡ mụn nước: Khi gãi gây vỡ mụn nước sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Bạn nên nên cắt ngắn móng tay và móng chân thường xuyên và sử dụng một số loại thuốc uống hoặc thuốc bôi giảm ngứa theo tư vấn của bác sĩ.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Người bệnh thường xuyên vệ sinh hoặc tắm bằng xà phòng diệt khuẩn và giữ ẩm làm mềm, dịu da mỗi ngày giúp giảm ngứa và hỗ trợ ngăn ngừa bệnh lây nhiễm. Bạn có thể dùng khăn bông sạch ngâm nước đá và đắp lên vùng da bị ngứa sẽ giúp giảm ngứa và kích ứng trên da.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ: Nhà cửa cần được vệ sinh kỹ, đặc biệt ở những nơi tay cầm nắm, phòng của người bệnh để tránh lây cho những người xung quanh.
  • Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân: Như quần ào, khăn lau,… với người khác

Khi có nghi ngờ bị ghẻ, cần tích cực đến bệnh viện thăm khám để có hướng điều trị phù hợp

Cách trị ghẻ phỏng
Cách trị ghẻ phỏng và phòng ngừa bệnh tái phát một cách hiệu quả

Tóm lại, cách trị ghẻ phỏng hiệu quả đó là khi có dấu hiệu bệnh cần đi khám ngay, phát hiện sớm, tuân thủ theo điều trị của bác sĩ, cách ly người bệnh, vệ sinh sạch sẽ cơ thể và đồ dùng xung quanh. Ngoài ra, cần điều trị cùng lúc tất cả những người bị ghẻ trong gia đình, tập thể để tránh bùng phát thành dịch.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo