Bệnh chốc lở ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh chốc lở ở trẻ em đặc trưng bởi các bóng nước dễ bể rồi hóa mủ, dễ dàng lây từ trẻ này sang trẻ khác. Nếu không được phát hiện, cách ly và điều trị sớm, bệnh chốc sẽ lây lan nhanh và để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Những dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc trẻ bị bệnh chốc lở sẽ được Docosan tổng hợp ở bài viết này.

Bệnh chốc lở ở trẻ em

Bệnh chốc là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến và rất dễ lây lan, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chốc lở thường xuất hiện dưới dạng bóng nước đỏ trên mặt, đặc biệt là xung quanh mũi, miệng, trên bàn tay và bàn chân của trẻ. Sau khoảng 1 tuần, các bóng nước vỡ ra và hình thành lớp vảy màu mật ong.

Điều trị bằng thuốc kháng sinh thường được khuyến cáo để giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh chốc lở cho người khác. Điều quan trọng là giữ con bạn ở nhà không đến trường mẫu giáo hoặc nơi giữ trẻ cho đến khi trẻ không còn lây nhiễm nữa – thường là 24 giờ sau khi bạn bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng sinh.

chốc lở ở trẻ em
Bệnh chốc là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến và rất dễ lây lan

Nguyên nhân gây bệnh chốc lở ở trẻ em

Nguyên nhân chính gây ra bệnh chốc lở ở trẻ em là do khuẩn liên cầu hoặc tụ cầu vàng, cụ thể:

  • Đối với dạng chốc không có bọng nước thì có thể là do khuẩn liên cầu, tụ cầu xâm nhập vào các vết thương nhỏ trên da của trẻ và ở trong đó lại có các protein giúp vi khuẩn gắn chặt vào mô da hình thành nên bệnh.
  • Đối với dạng chốc bọng nước thì thường là do độc tố bong da của tụ cầu tác động vào lớp thượng bì (lớp da trên cùng), khiến cho da bị bóc tách lớp nông của thượng bì và tạo thành hình giống như vảy lá.
  • Dạng chốc loét thì thường do khuẩn liên cầu gây ra hoặc có thể kết hợp với tụ cầu vàng để hình thành bệnh, thường xảy ra ở trẻ có hệ miễn dịch yếu, trẻ mắc bệnh mạn tính.
chốc lở ở trẻ em
Nguyên nhân chính gây ra bệnh chốc lở ở trẻ em là do khuẩn liên cầu

Triệu chứng bệnh chốc lở ở trẻ em

Các dấu hiệu và triệu chứng cổ điển của bệnh chốc lở bao gồm các mụn nước đỏ nhanh chóng vỡ ra, rỉ dịch trong vài ngày và sau đó tạo thành một lớp vảy màu vàng nâu. Các vết loét thường xảy ra xung quanh mũi và miệng nhưng có thể lây lan sang các vùng khác trên cơ thể thông qua việc chạm tay vào vết loét, sử dụng quần áo và khăn tắm. Trẻ cũng có thể thấy ngứa và đau nhức nhẹ.

Một dạng rối loạn ít phổ biến hơn, được gọi là bệnh chốc lở bóng nước, có thể có các mụn nước lớn hơn xuất hiện trên người của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

chốc lở ở trẻ em
Triệu chứng bệnh chốc ở trẻ

Một dạng chốc nghiêm trọng hơn, được gọi là chốc loét, xâm nhập sâu hơn vào da – gây ra các vết loét chảy dịch hoặc mủ gây đau đớn, biến thành vết loét sâu, chậm lành và để lại sẹo.

Các biến chứng của bệnh chốc

Chốc lở ở trẻ em thường không nguy hiểm và các vết loét ở dạng nhiễm trùng nhẹ thường lành mà không để lại sẹo.

Hiếm khi, các biến chứng của bệnh chốc xuất hiện, nếu có thì bao gồm:

  • Viêm mô tế bào: Nhiễm trùng nghiêm trọng tiềm ẩn này ảnh hưởng đến các mô bên dưới da và cuối cùng có thể lây lan đến các hạch bạch huyết và đi vào máu của bé, gây ra nhiễm trùng huyết. Viêm mô tế bào không được điều trị có thể nhanh chóng đe dọa tính mạng.
  • Viêm tủy xương: Khi bệnh chốc không kịp được điều trị triệt để, tụ cầu vàng sẽ đi vào máu, gây nhiễm trùng máu, sau đó là viêm tủy xương gây đau đớn vô cùng.
  • Các vấn đề về thận: Một trong những loại vi khuẩn gây bệnh chốc lở cũng có thể làm hỏng thận của bạn.
  • Sẹo: Các vết loét liên quan đến bệnh chốc loét có thể để lại sẹo.
chốc lở ở trẻ em
Bệnh chốc lở ở trẻ em không sớm điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Chẩn đoán bệnh chốc lở ở trẻ em

Các bác sĩ thường chẩn đoán bệnh chốc lở bằng cách quan sát các vết loét đặc trưng. Nếu vết loét không khỏi, ngay cả khi điều trị bằng thuốc kháng sinh, bác sĩ có thể lấy mẫu dịch do vết loét tiết ra và kháng sinh đồ để xem loại kháng sinh nào có thể điều trị tốt nhất cho vết loét. Một số loại vi khuẩn gây ra bệnh chốc lở đã trở nên đề kháng với một số loại thuốc kháng sinh.

Điều trị bệnh chốc ở trẻ

Chốc lở ở trẻ em thường được điều trị bằng thuốc mỡ hoặc kem kháng sinh mupirocin mà bạn bôi trực tiếp lên vết loét. Trước tiên, bạn có thể cần phải ngâm vùng bị tổn thương trong nước ấm hoặc sử dụng gạc ướt trong vài phút, sau đó thấm khô và lau nhẹ để giúp loại bỏ vảy, như vậy kháng sinh có thể thấm vào da.

chốc lở ở trẻ em
Điều trị chốc lở ở trẻ em bằng thuốc bôi

Nếu bạn bị chốc lở nhiều , bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc kháng sinh có thể dùng đường uống. Đảm bảo uống thuốc đủ thời gian bác sĩ chỉ định ngay cả khi vết loét đã lành. Điều này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát và giảm khả năng kháng thuốc kháng sinh.

Chăm sóc trẻ bị bệnh chốc

Đối với các nhiễm trùng nhẹ chưa lây lan sang các khu vực khác, ba mẹ có thể thử điều trị vết loét bằng kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh không kê đơn được bán ở các tiệm thuốc tây.

Thực hiện một số lưu ý dưới đây có thể giúp bệnh chốc lở ở trẻ em nhanh lành và ngăn ngừa lây lan nhiễm trùng:

  • Nên che vết chốc lại để giúp cho các chất dịch từ bóng nước không thể lây lan vi khuẩn sang các phần các của cơ thể và người tiếp xúc với trẻ;
  • Cho trẻ mặc quần áo vừa thoải mái, thoáng mát, thay mới mỗi ngày;
  • Cắt móng tay thường xuyên cho trẻ để đảm bảo vi khuẩn không tụ dưới móng khi trẻ gãi, đồng thời hạn chế tổn thương da và gây vỡ bóng nước;
  • Đối với trẻ nhỏ thì không mặc tã;
  • Thường xuyên rửa tay cho trẻ với chất diệt khuẩn an toàn để ngăn ngừa sự tích tụ của khuẩn liên cầu và tụ cầu;
  • Vệ sinh vết loét một lần mỗi ngày với nước ấm;
  • Nên giặt riêng đồ của trẻ và để trẻ ở trong nhà.
chốc lở ở trẻ em
Cắt móng tay thường xuyên cho trẻ để đảm bảo vi khuẩn không tụ dưới móng khi trẻ gãi

Phòng chống bệnh chốc

Giữ cho làn da sạch sẽ là cách tốt nhất để phòng bệnh chốc ở trẻ. Cha mẹ lưu ý là phải rửa sạch vết cắt, vết xước, vết côn trùng cắn và các vết thương khác ngay lập tức.

  • Để ngăn ngừa bệnh chốc lở lây sang bé khác:
    • Nhẹ nhàng rửa các vùng da tổn thương bằng xà phòng nhẹ và dưới vòi nước chảy, sau đó phủ nhẹ bằng gạc.
    • Giặt quần áo, khăn trải giường và khăn tắm của bé mỗi ngày bằng nước nóng và không sử dụng chung với các thành viên khác trong gia đình.
    • Đeo găng tay khi bôi thuốc mỡ kháng sinh và rửa tay thật sạch sau đó.
    • Cắt ngắn móng tay của trẻ bệnh chốc để tránh bé cào xước vết lở.
    • Rửa tay bé thường xuyên và động viên bé giữ vệ sinh thân thể.
    • Cho bé nghỉ học ở nhà để tránh lây cho bạn cho đến khi bác sĩ thông báo bé không còn có nguy cơ lây cho bạn.
  • Phòng ngừa bệnh tái phát:
    • Dùng sữa tắm diệt khuẩn
    • Điều trị triệt để các vùng nhiễm khuẩn   
chốc lở ở trẻ em
Tắm rửa cho bé thường xuyên bằng sản phẩm an toàn

Các bác sĩ nhi giỏi có kinh nghiệm điều trị bệnh chốc

  • Bác sĩ Chế Hoàng Thái – Quận Bình Thạnh
  • Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Thê – Quận Tân Bình – TP. HCM

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Bệnh chốc – Bệnh viện Da liễu Trung ương

Contact Me on Zalo