Ghẻ phỏng: 4 nguyên nhân hàng đầu gây ghẻ phỏng

Ghẻ phỏng là bệnh da liễu thường gặp, tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng các triệu chứng của nó gây khó chịu cho người bệnh. Ngoài ra, ghẻ phỏng có khả năng lây nhiễm và tái phát rất cao cần được chữa dứt điểm và kịp thời. Nhận thức là vậy nhưng không phải ai cũng biết cách để nhận ra các dấu hiệu, cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả. Bài viết dưới đây của Doctor có sẵn sẽ gửi đến bạn thông tin về bệnh ghẻ phỏng.

Ghẻ phỏng là gì?

Ghẻ phỏng là bệnh nhiễm trùng da phổ biến thường gặp nhất là với trẻ nhỏ. Bệnh  có xu hướng lan nhanh và rộng trên toàn cơ thể đồng thời dễ tái phát lại. Ghẻ phỏng có khả năng lây lan nhanh từ vùng da bệnh sang vùng da lành, từ người bệnh sang người khỏe mạnh trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, ghẻ phỏng cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, gây khó chịu cho người mắc phải cũng như tránh việc lây lan sang những người xung quanh.

Ghẻ phỏng có thể gây bệnh ở cả người lớn và trẻ nhỏ, tuy nhiên trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là những vết mụn đỏ hình thành và lan rộng, có phồng rộp nước trên da trông giống như bị “phỏng”.

Ghẻ phỏng
Ghẻ phỏng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Người bệnh cần quan sát kỹ các triệu chứng trên da để sớm kiểm soát, có hướng điều trị kịp thời, tránh lây lan cho những người xung quanh.

Nguyên nhân gây ghẻ phỏng

Ghẻ phỏng là một bệnh nhiễm trùng da thường gặp do sự xâm nhập của một loại vi khuẩn hình cầu. Bệnh lây lan nhanh và gây khó chịu cho người bệnh. Mọi người có thể bị nhầm lẫn giữa ghẻ phỏng và ghẻ nước. Nhưng cần lưu ý ghẻ phỏng và ghẻ nước là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau.

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ nước là do sự xâm nhập của một loại ký sinh trùng mang tên Sarcoptes Scabie Hominis. Mỗi ngày chúng có thể đẻ 2 – 3  trứng sau đó khoảng 3 – 4 ngày trứng sẽ nở thành ấu trùng và nó lột xác 3 lần để trưởng thành.

Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh đó là có các cơn ngứa dữ dội vào ban đêm vì đêm là thời điểm cái ghẻ “đào hang” và đẻ trứng. Trong khi đó nguyên nhân gây bệnh ghẻ phỏng là do vi khuẩn hình cầu.

Vi khuẩn này không chỉ có khả năng làm lây lan từ vùng da bệnh sang vùng da lành trên cùng một cơ thể, vi khuẩn hình cầu còn có khả năng lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua một số hình thức:

  • Tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất: Để móng tay dài. Điều này tưởng chừng vô lý nhưng khi làm việc, vui chơi chúng ta  tiếp xúc, đất, cát, bùn lầy…những chất này sẽ dính vào móng tay, tạo nơi trú ngụ cho vi khuẩn, chúng sẽ theo các vết cào, xây xát đi vào trong da và gây bệnh. Chính vì lí do này mà trẻ nhỏ dễ mắc phải bệnh ghẻ phỏng, do vui chơi, nghịch ngợm, cào cấu ở môi trường đất nhiều mà không được vệ sinh sạch sẽ, những vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh.
  • Tiếp xúc với môi trường nhiều vi khuẩn: Bệnh có thể xuất hiện thành ổ dịch ở các môi trường công cộng,  tập thể như nhà trẻ, trường học, siêu thị, khu vui chơi, trung tâm thương mại, bệnh viện…hoặc trong các điều kiện vệ sinh kém tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, lây lan từ những người bị bệnh sang những người đang khỏe mạnh. Khi không kiểm soát được dễ tạo thành dịch trong môi trường cộng đồng.
  • Tiếp xúc trực tiếp với người bị ghẻ phỏng có nguy cơ mắc bệnh rất cao: ghẻ phỏng lây lan nhanh từ người này sang người khác thông qua các tiếp xúc với da trong trường hợp: những người nằm chung giường, sử dụng chung, giặt chung, quần áo, đồ dùng cá nhân, qua tiếp xúc da-da…
  • Những người vệ sinh cơ thể kém: Không thường xuyên tắm rửa và vệ sinh da hoặc vệ sinh da không sạch sẽ, không sử dụng xà phòng để diệt khuẩn, bảo vệ da. Móng tay và móng chân không được cắn gọn, để dài và dính đất. Vệ sinh đồ dùng cá nhân chưa sạch sẽ, không khử trùng khi đồ bẩn, nhiễm vi khuẩn. Đặc biệt, khi trên da có vết thương, trầy xước nhưng không được vệ sinh, không chăm sóc đúng cách gây viêm nhiễm, khiến cho vi khuẩn xâm nhập.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ phỏng

Khi mắc bệnh, những triệu chứng, hình ảnh ghẻ phỏng đặc trưng dưới đây sẽ xuất hiện lần lượt:

  • Vùng da xuất hiện những vệt đỏ kèm theo biểu hiện sưng nhẹ và viêm
  • Trên nền da đỏ sẽ xuất hiện nhiều mụn nước có kích thước lớn nhỏ khác nhau, mọc đơn lẻ hoặc thành chùm hoặc tạo thành bọng nước lớn. Bên trong mụn nước chứa nhiều dịch màu trằng dục
  • Những mụn nước vỡ ra, sau đó sẽ khô lại và nhanh chóng đóng vảy tiết màu vàng và hơi cứng trên bề mặt da.
  • Khi vỡ, dịch tiết trong bọng nước chứa nhiều vi khuẩn nên dính vào những vùng da lành trên cơ thể hoặc dính lên da của người khác, đều có thể làm lây bệnh ghẻ phỏng.
Ghẻ phỏng
Ghẻ phỏng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Khi bị ghẻ phỏng, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và càng gãi sẽ làm mụn nước vỡ càng nhiều gây lây lan nhanh hơn. Tuy đây không phải là căn bệnh nguy hiểm, chỉ gây nhiễm trùng trên da và không để lại sẹo khi hết bệnh nhưng nếu bệnh không được chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận cấp.

Ngoài ra, do bệnh làm lây lan nhanh chóng có nguy cơ tạo thành dịch bệnh. Khi điều trị tại nhà mà không thấy bệnh đỡ hay thuyên giảm, người bệnh cần đến bệnh viện hoặc các phòng khám uy tín để có thể điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

Điều trị bệnh ghẻ phỏng

Các loại thuốc điều trị bệnh ghẻ phỏng

Khi được chẩn đoán bệnh ghẻ phỏng (thông qua các dấu hiệu hoặc các xét nghiệm), bạn cần tuân thủ theo điều trị của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Thông thường để điều trị bệnh ghẻ phỏng, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc điều trị ghẻ phỏng:

  • Thuốc DEP: là thuốc bôi có hiệu quả tốt trong việc điều trị, được dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi. Thuốc DEP có tác dụng giảm viêm, giảm sưng đỏ và loại trừ các tác nhân gây bệnh trên da.
  • Thuốc Benzyl benzoat 33%: có độ an toàn cao, có tác dụng giảm viêm, làm lành vết thương trên da, tiêu diệt vi khuẩn và phòng ngừa bệnh ghẻ phỏng lây lan.
  • Kem Eurax 10%: chứa những thành phần chống ngứa, tiêu diệt vi khuẩn và điều trị bệnh ghẻ hiệu quả.
  • Permethrin 5% (Elimite): là một loại thuốc được sử dụng rộng rãi để điều trị bệnh ghẻ, có khả năng ngăn chặn và tiêu diệt ve/mạt, chấy, rận gây ra bệnh ghẻ, từ đó giúp ngăn ngừa sự nhiễm trùng và giảm kích ứng trên da.
  • Benzyl benzoate được sử dụng để điều trị chấy rận và bệnh ghẻ. Chất này được hấp thụ bởi các con rận và bọ ve, sau đó tiêu diệt chúng bằng cách tác động lên hệ thần kinh.

Khi sử dụng thuốc bôi, bạn cần làm theo hướng dẫn sử dụng để đạt được hiệu quả và cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Trước khi bôi thuốc, bạn nên tắm sạch với sữa tắm kháng khuẩn, dịu nhẹ, lành tính với làn da, lau khô người rồi mới mặc quần áo sạch, khô thoáng, mềm mại, tránh mặc những trang phục bó sát, chất vải thô ráp, không thấm mồ hôi gây khó chịu, bí bách.
  • Bôi thuốc với tần suất, hàm lượng vừa đủ theo hướng dẫn sử dụng trên tem thuốc hoặc lời dặn của bác sĩ da liễu, nên bôi thuốc ngay sau khi tắm và trước khi đi ngủ.
  • Tùy theo tình trạng bệnh và loại thuốc chỉ định của bác sĩ mà sẽ thay đổi liều lượng phù hợp và cần thiết điều trị kéo dài để phòng tránh tái phát.
  • Không được gãi hoặc chà xát lên da có tổn thương, tránh nhiễm trùng và tạo điều kiện lây lan sang vùng da khác, không tự ý dùng thuốc bôi hoặc các biện pháp dân gian.

Ngoài việc sử dụng thuốc bôi, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại nguyên liệu từ thiên nhiên an toàn, lành tính giúp hỗ trợ để bôi hoặc tắm giúp ngăn chặn vi khuẩn hình cầu là nguyên nhân gây ra ghẻ phỏng như: nước muối, lá mơ, nha đam, lá ba chạc, lá cúc quỳ, bạch đàn, lá đắng, lá xoan, bôi dầu ép hạt máu chó.… Những nguyên liệu thiên nhiên thường an toàn, lành tính, dễ kiếm nhưng bạn phải kiên trì để đạt được hiệu quả.

Danh sách phòng khám da liễu trị ghẻ phỏng giỏi:

1/ Phòng khám Đa khoa Vigor Health – Quận 3, Tp. HCM

2/ Phòng Khám Chuyên Khoa Da Liễu Táo Đỏ – Quận 3, Tp. HCM

3/ Phòng Khám Chuyên Khoa Da Liễu Trần Thịnh – Quận 5, Tp. HCM

4/ Phòng khám da liễu Oracle Beauty Clinic Vietnam – Quận 3, Tp. HCM

5/ Phòng Khám Chuyên Khoa Da Liễu Thiên Ái – Quận Tân Bình, Tp. HCM

6/ Khoa Da Liễu Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương – Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Biện pháp chăm sóc và điều trị bệnh ghẻ phỏng tại nhà

Nguyên tắc điều trị bệnh ghẻ phỏng đó là: Phát hiện sớm, điều trị sớm, cách ly người bệnh, vệ sinh sạch sẽ cơ thể và đồ dùng xunh quanh. Ngoài ra, cần điều trị cùng lúc tất cả những người bị ghẻ trong gia đình, tập thể để tránh bùng phát thành dịch.

  • Cách ly với những người xung quanh: Do bệnh có thể lây lan nhanh chóng, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt riêng, ăn uống riêng, quần áo giặt riêng, phơi khô, là kĩ. Người lớn cần nghỉ làm, trẻ em cần nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh. Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những người xung quanh cho đến khi hoàn toàn khỏi bệnh. Trong trường hợp phải ra ngoài, người bệnh cần che chắn, giữ khoảng cách, không tiếp xúc gần với người khác.
  • Ngâm hoặc tắm nước mát: Người bệnh có thể dùng khăn bông sạch ngâm nước đá và đắp lên vùng da bị ngứa sẽ giúp giảm ngứa và kích ứng trên da.
  • Tránh cào gãi: bạn tuyệt đối không được gãi vì có thể gây nhiễm khuẩn, làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Một số loại thuốc uống hoặc thuốc bôi giảm ngứa sẽ giúp điều trị hiệu quả hơn. Tốt nhất nên cắt ngắn móng tay và móng chân thường xuyên.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn: Người bệnh thường xuyên vệ sinh hoặc tắm bằng xà phòng diệt khuẩn và giữ ẩm làm mềm, dịu da mỗi ngày giúp giảm ngứa và hỗ trợ ngăn ngừa bệnh lây nhiễm. Khi tắm xong cần lau khô người, lựa chọn những loại quần áo có chất liệu mềm mại, thoáng khí giúp da không bị cọ xát cũng như thông thoáng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ: nhà cửa cần được vệ sinh kỹ, đặc biệt ở những nơi tay cầm nắm, phòng của người bệnh để tránh lây cho những người xung quanh. Bên cạnh đó cũng cần vệ sinh chăn gối, ga màn, quần áo, giặt kĩ, giặt riêng, phơi khô để diệt trừ vi khuẩn gây bệnh cũng như làm mất khả năng lây nhiễm. Đồ dùng cá nhân của người bệnh nên khử khuẩn bằng xà phòng, cồn, giặt đồ bằng nước nóng…
  • Bên cạnh những biện pháp trên, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống phù hợp: uống đủ nước, tăng cường ăn các loại rau xanh, trái cây, bổ sung thêm các loại vitamin, thuốc bổ cho cơ thể tăng khả năng miễn dịch, sức đề kháng tránh cho vi khuẩn tấn công.

Ngoài ra, tất cả những người bị ghẻ trong gia đình, tập thể cũng cần được điều trị cùng lúc để tránh gây bùng phát dịch bệnh.

Ghẻ phỏng
Ghẻ phỏng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hướng dẫn phòng bệnh ghẻ phỏng

Để ngăn ngừa bệnh tái nhiễm và lây lan, người bệnh cần tuân thủ theo các cách chăm sóc và phòng bệnh sau:

  • Đảm bảo vệ sinh cơ thể sạch sẽ
  • Đảm bảo vệ sinh môi trường sống
  • Không để móng tay móng chân quá dài, tránh cào xước
Ghẻ phỏng
Ghẻ phỏng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp các bạn biết được nguyên nhân, triệu chứng và  cách điều trị bệnh ghẻ phỏng. Tóm lại, ghẻ phỏng là bệnh nhiễm trùng ngoài da ở mức độ nhẹ nhưng bệnh có khả năng lây lan nhanh, thường xuyên tái phát gây khó chịu, tổn thương nghiêm trọng ở da. Chính vì vậy, người bệnh cần được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả tránh tạo thành dịch trong cộng đồng.

Xem thêm:

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.