Ghẻ ruồi là bệnh truyền nhiễm có mức độ lây nhiễm cao và gây ra triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Bạn nên tìm hiểu về các triệu chứng cũng như cách phòng ngừa bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Bài viết dưới đây của Doctor có sẵn sẽ đưa đến bạn thông tin về bệnh ghẻ ruồi.
Tóm tắt nội dung
Ghẻ ruồi là bệnh gì?
Ghẻ ruồi là truyền nhiễm do ký sinh trùng cái ghẻ gây ra, với các biểu hiệu đặc trưng là tổn thương da có hình dạng giống như con ruồi. Ngoài việc khiến da tổn thương thì bệnh lý này còn người bệnh ngứa ngáy, và đặc biệt ngứa có xu hướng dữ dội hơn vào ban đêm.
Bệnh ghẻ ruồi có xu hướng lây lan nhanh, lây nhiễm từ vùng da bệnh sang vùng da khỏe và lây lan cả cho người khác. Trường hợp dùng tay cào gãi thì tổn thương da có thể lan rộng. Hơn nữa còn làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng rất nguy hiểm.
Bệnh làm ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống. Người bị ghẻ ruồi cảm thấy ngứa thường xuyên, khó tập trung làm việc, nghỉ ngơi và cảm thấy mặc cảm, phải cách ly với những người xung quanh.
Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ ruồi
Ký sinh trùng cái ghẻ có tên khoa học là Sarcoptes scabiei hominis, là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh ghẻ ruồi. Trong đó, ghẻ đực làm nhiệm vụ giao hợp và chúng sẽ chết ngay sau đó. Chính vì vậy, tác nhân gây tổn thương da và làm phát sinh triệu chứng chính là ghẻ cái. Chúng sẽ tấn công sâu vào da, đào hang và đẻ trứng và sinh sôi rất nhanh.
Ký sinh trùng cái ghẻ có thể tồn tại ở khắp nơi mà mắt thường khó có thể quan sát được. Bất cứ đối tượng nào cũng sẽ có khả năng bị bệnh ghẻ ruồi. Nhưng nhìn chung, ý thức vệ sinh kém và điều kiện môi trường dơ bẩn chính là điều kiện thuận lợi gây ra bệnh ghẻ ruồi. Dưới đây là một số yếu tố cần chú ý:
- Vệ sinh cá nhân kém: Không thường xuyên tắm rửa và vệ sinh cơ thể mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Những người có làn da dầu, dễ đổ mồ hôi cần chú ý làm sạch cơ thể hơn.
- Môi trường sống ô nhiễm: Sống và làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm hay sử dụng nguồn nước ô nhiễm thì nguy cơ mắc bệnh ghẻ ruồi cũng sẽ cao hơn. Đặc biệt, môi trường ngập lụt chính là điều kiện thuận lợi để cái ghẻ sinh sôi mạnh.
- Để móng tay dài mà không được vệ sinh sạch sẽ chính là nơi trú ẩn lý tưởng của cái ghẻ. Khi bạn dùng móng tay để gãi lên bề mặt da, cái ghẻ có thể xâm nhập vào lớp biểu bì của da và bắt đầu gây bệnh.
- Bị nhiễm bệnh từ người khác: bệnh ghẻ ruồi có khả năng lây nhiễm rất nhanh từ người sang người. Nếu tiếp xúc với vùng da bệnh hay dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh sẽ rất dễ bị lây bệnh.
- Nuôi chó mèo: Lông động vật là địa điểm trú ngụ lý tưởng của ghẻ ruồi cái.
- Ngập lụt: Ghẻ ruồi cũng giống như các dạng ghẻ khác thường dễ xuất hiện trong mùa mưa bão. Bởi đây chính là điều kiện thuận lợi để cái ghẻ sinh sôi mạnh. Sống trong những khu vực dễ bị ngập lụt thì bạn sẽ có khả năng cao mắc bệnh.
Các triệu chứng nhận biết bệnh ghẻ ruồi
Khi mắc bệnh ghẻ ruồi thì bạn có thể sẽ gặp phải một số triệu chứng sau đây:
Xuất hiện những mụn nước trên bề mặt da, nhanh chóng lan rộng và có thể gây lở loét. Khi quan sát bạn có thể thấy tổn thương da rất giống với hình dáng con ruồi.
Ngứa ngáy tại vùng da bị ký sinh trùng xâm nhập và làm tổn thương. Dễ gặp nhất là ở mặt, cổ, lòng bàn tay, bàn chân, các kẽ ngón tay, ngón chân. Triệu chứng ngứa đặc biệt dữ dội hơn vào ban đêm và khi thời tiết nóng bức. Bởi vào ban đêm, cái ghẻ sẽ rời khỏi hang đi tìm ghẹ đực để tiến hành giao phối. Khi di chuyển ghẻ cái thường làm kích thích các sợi thần kinh trên da và tiết ra độc tố gây ngứa rất khó chịu.
Việc dùng tay cào gãi để giải tỏa cơn ngứa có thể khiến các tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh ghẻ ruồi có lây không?
Bệnh ghẻ ruồi lây lan rất nhanh, thông qua 2 con đường chính như sau:
- Lây trực tiếp: qua các hành động tiếp xúc trực tiếp với vùng da tổn thương của người bệnh. Ví dụ như nắm tay, ôm hôn hay quan hệ tình dục,…
- Lây gián tiếp: qua việc tiếp xúc gián tiếp như ngủ chung giường, sử dụng chung các đồ dùng cá nhân. Đặc biệt là mặc chung quần áo hay dùng chung khăn tắm.
Bệnh ghẻ ruồi có nguy hiểm không?
Nhiều người cho rằng ghẻ ruồi chỉ là bệnh ngoài da không gây triệu chứng gì nghiên trọng, cho nên tâm lý rất chủ quan và làm lây nhiễm cho những người xung quanh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, bệnh ghẻ ruồi nếu không sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp đúng đắn thì nhiều vấn đề nguy hiểm hoàn toàn có cơ hội phát sinh.
Bệnh cái ghẻ với triệu chứng ngứa dữ dội sẽ khiến cho người bệnh mất ăn, mất ngủ, ảnh hưởng tới cả thể chất và tinh thần. Người bệnh phải hạn chế tiếp xúc những người xung quanh để tránh lây nhiễm, lâu dần khiến họ trở nên tự ti, ngại giao tiếp với người khác.
Bên cạnh đó, rất nhiều người còn có thói quen cào gãi để giải tỏa cơn ngứa. Hành động này có thể khiến da bị lở loét, dễ nhiễm trùng và tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
Bệnh ghẻ ruồi không được kiểm, lâu ngày có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như: nhiễm trùng, chàm hóa, viêm cầu thận cấp.
Các cách điều trị bệnh ghẻ ruồi hiệu quả
Về cơ bản, ghẻ ruồi không phải là bệnh khó điều trị. Nếu sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp đúng đắn thì bạn có thể khắc phục bệnh nhanh chóng và tránh được những rủi ro không mong muốn. Dưới đây là các giải pháp điều trị bệnh ghẻ ruồi:
Điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ
Bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ da liễu khi phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh. Bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, đồng thời có thể tiến hành soi da dưới kính hiển vi để xác định phạm vi ảnh hưởng của bệnh và đưa ra phác đồ thích hợp với từng người bệnh.
Đa phần các trường hợp bị ghẻ ruồi đều có khả năng đáp ứng tốt khi được điều trị bằng thuốc. Bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc dưới đây: Thuốc D.E.P, Thuốc Benzyl Benzoat: và một số loại thuốc bôi khác như Kem Permethrin 5%, Lindane 1%, Kem Eurax,…
– Thuốc Benzyl Benzoat:
Loại được dùng phổ biến nhất là Benzyl Benzoate 33%. Với hàm lượng này thuốc có thể thấm sâu vào trong ổ bệnh và giúp tiêu diệt ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis cùng với trứng của chúng.
Là loại thuốc được sử dụng phổ biến. chỉ cần bôi thuốc lên vùng da bệnh và để yên khoảng 20 phút, sau đó chồng thêm một lớp nữa. Bôi thuốc đều đặn mỗi ngày bệnh sẽ nhanh chóng chuyển biến tốt.
– Thuốc D.E.P:
Đây được cho là loại thuốc trị ghẻ ruồi được dùng phổ biến nhất trong điều trị bệnh ghẻ nói chung và ghẻ ruồi nói riêng. Thuốc D.E.P được bào chế ở dạng chất lỏng dùng tại chỗ không có màu và mùi. Nó có ưu điểm là cắt nhanh cơn ngứa nhưng lại không làm phát sinh tình trạng kích ứng da.
Sử dụng để bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương từ 2 – 3 lần/ngày. Nên sử dụng với liều lượng vừa đủ, không bôi lên diện rộng và tránh để thuốc tiếp xúc với niêm mạc.
Ngoài ra, bạn cần phối hợp các loại thuốc để kiểm soát triệu chứng ngứa và tăng cường sức đề kháng như: Thuốc kháng histamine và viên uống bổ sung vitamin B1, C.
Tất cả các loại thuốc dùng trị bệnh ghẻ ruồi cần được sử dụng theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Trường hợp toa thuốc không đáp ứng hay gây ra biểu hiện bất thường thì hãy gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng, điều chỉnh liều hay thay đổi kế hoạch dùng thuốc.
Điều trị bằng những nguyên liệu tự nhiên
Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn có thể tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh ghẻ ruồi. Theo các mẹo dân gian, tinh dầu tràm trà, lá trầu có thể dùng để sát khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng và nha đam để làm dịu vết thương, thúc đẩy làm lành vết thương. Đây là giải pháp tại nhà đơn giản, lành tính và rất dễ thực hiện.
Tinh dầu tràm trà
Tinh dầu trà có khả năng kháng khuẩn và chống viêm da hiệu quả. Đồng thời ức chế hoạt động của ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis gây bệnh ghẻ ruồi. Sử dụng tinh dầu trà có thể loại bỏ cảm giác ngứa, chống nhiễm trùng thêm và thúc đẩy tốc độ lành vết thương.
Cách dùng:
Chuẩn bị một lượng tinh dầu tràm trà. Vết thương được rửa sạch và được thấm khô bằng khăn sạch. Sau đó thoa nhẹ nhàng tinh dầu tràm trà lên vết thương. Massage nhẹ nhàng để tinh dầu có thể thâm thấm sâu và tiêu diệt ghẻ ruồi và trứng của nó.
Lá trầu không:
Lá trầu không chứa lượng lớn catalase và superoxide effutase. Đây là 2 loại polyphenol có khả năng kích thích da sản sinh collagen để hỗ trợ chữa lành tổn thương. Hơn nữa tinh dầu Eugenol từ lá trầu còn giúp sát trùng, kháng viêm và ngăn ngừa tổn thương da lan rộng.
Cách dùng: Chuẩn bị một nắm lá trầu không đã được rửa sạch sẽ. Vò nhẹ lá trầu rồi đun trong 2 lít nước sôi từ 7- 10 phút. Sau khi thu nước đã đun, thêm một lượng nước mát đến khi nước ấm thì ngâm, rửa vùng da bị tổn thương do ghẻ ruổi.
Nha đam
Gel của nha đam có khả năng cấp ẩm và làm dịu da, giúp phục hồi các tế bào bị tổn thương. Tác dụng tương tự với thuốc trị ghẻ benzyl benzoate. Tuy nhiên nó có ưu điểm lớn là lành tính, an toàn và ít làm phát sinh các tác dụng ngoại ý.
Cách dùng: Cắt một lá nha đam đủ dùng, rửa sạch, gọt vỏ rồi dùng muỗng nạo lấy phần gel trong suốt. Vùng da bị tổn thương được làm sạch và dùng khăn khô lau nhẹ nhàng. Thoa nhẹ lớp gel lên vết thương và giữ trên da tầm 30 phút. Cuối cùng lấy nước sạch rửa lại là được.
Vì các biện pháp điều trị từ thiên nhiên có tác dụng chậm, cho nên bạn cần kiên trì thực hiện để nhận được hiệu quả tốt nhất. Nếu tình trạng nhiễm trùng nặng, các vùng da bị lở loét thig bạn không nên tự ý áp dụng các phương pháp này.
Các biện pháp chăm sóc và dự phòng
Bệnh ghẻ rất dễ lây lan, nguy cơ tái phát cao sau quá trình điều trị. Vì vậy, song song với các giải pháp điều trị thì bạn cần chú ý đến vấn đề chăm sóc và dự phòng. Dưới đây là một số biện pháp nên thực hiện tốt:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hằng ngày, nhất là khi ra ngoài về hoặc có tiếp xúc với nước mưa, nước bẩn.
- Thường xuyên vệ sinh đồ dùng cá nhân hoặc các vật dụng hay sử dụng, tiếp xúc, giặt giũ quần áo, giày dép và phơi ở nơi có nhiều nắng. Nên hạn chế đi giày hoặc tất đang ẩm ướt.
- Tuyệt đối không giải tỏa cơn ngứa bằng cách dùng tay cào gãi lên tổn thương da.
- Hãy chủ động cách ly với những người xung quanh để hạn chế lây nhiễm. Tuyệt đối không ngủ chung giường, nắm tay, ôm hôn hay quan hệ tình dục hay dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
- Vào mùa mưa nên hạn chế di chuyển, đi lại trong những khu vực bị ngập lụt.
Tóm lại, bạn tuyệt đối không được chủ quan nếu phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh ghẻ ruồi. Bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị đúng cách để sớm kiểm soát bệnh. Bên cạnh đó, bạn cần giữ vế sinh cá nhân và cách ly với những người xung quanh để phòng chống lây nhiễm.
Câu hỏi thường gặp
Ghẻ ruồi tắm lá gì?
Bị ghẻ ruồi, người bệnh có thể tắm nước lá trầu không, ban đầu sẽ giảm cảm giác ngứa rát, duy trì lâu ngày có thể làm giảm các triệu chứng đỏ, giảm viêm, mau lành vết thương.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.