Khi bị zona có được tắm không? Hướng dẫn cách tắm an toàn

Zona là căn bệnh gây ra những vết mụn nước phồng rộp, gây cảm giác khó chịu và thậm chí là đau đớn cho người bệnh. Vậy khi bị zona có được tắm không? Bài viết dưới của Docosan đây sẽ giải đáp câu hỏi trên và hướng dẫn một số cách tắm an toàn cho người bệnh zona.

Bệnh zona là gì?

Zona là căn bệnh do virus herpes VZV gây ra. Zona thường không quá nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Hiện nay, chích vaccine có thể phòng ngừa được bệnh zona. Triệu chứng đặc trưng của zona:
  • Đau, nóng rát, ngứa.
  • Phát ban đỏ sau khi đau vài ngày.
  • Sốt, đau đầu, mệt mỏi.
  • Mụn nước, phát ban, phồng rộp tập trung ở một bên vùng mặt, cổ, mắt hoặc lưng.
  • Nốt mụn nước bị vỡ, tràn dịch, tạo vảy.
Zona không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ngứa, khó chịu
Zona không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ngứa, khó chịu

Bị zona có tắm được không?

Theo khuyến nghị của bác sĩ, bạn nên tắm mỗi ngày khi bị bệnh zona để đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm trùng. Bên cạnh việc tắm, bạn có thể tập thể dục nhẹ thường xuyên, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, mặc quần áo rộng để giúp các vết ban đỏ nhanh lành, từ đó mau chóng khỏi bệnh.

Lợi ích của việc tắm khi bị zona thần kinh

Nhiều bệnh nhân e ngại tắm sẽ gây ảnh hưởng đến đốm mụn nước, phồng rộp do zona. Tuy nhiên, tắm rửa sạch sẽ đã được chứng minh đem lại nhiều lợi ích như:
  • Làm dịu da, giảm đau đớn: Tắm bằng nước mát sẽ tránh kích ứng, giảm đau đớn, khó chịu do mụn nước.
  • Cơ thể sạch sẽ: Giữ vệ sinh cơ thể giúp tránh nguy cơ nhiễm trùng do zona thần kinh.
  • Thư giãn: Tắm sẽ tạo cảm giác dễ chịu, giảm căng thẳng, giúp người bệnh có tinh thần tốt để chữa bệnh.
Tắm khi bị zona thần kinh đem lại nhiều lợi ích cho quá trình hồi phục
Tắm khi bị zona thần kinh đem lại nhiều lợi ích cho quá trình hồi phục

Hướng dẫn cách tắm khi bị zona thần kinh

Tắm không đúng cách, không phù hợp sẽ khiến bệnh tình nặng hơn. Người bệnh zona nên thực hiện tắm rửa theo các bước sau đây:
  • Tắm với nước mát hoặc ấm: Tắm nước mát hoặc ấm sẽ tránh gây kích ứng các vết mụn nước trên da.
  • Sử dụng xà phòng có tính kiềm nhẹ: Bạn nên dùng xà phòng có tính tẩy rửa vừa phải, thích hợp với da nổi mụn nước.
  • Dùng lực nhẹ nhàng: Bạn nên chà rửa, lau người nhẹ nhàng tại các chỗ bị mụn nước.
  • Thêm bột yến mạch, bột ngô vào bồn tắm: Các loại bột này có khả năng hỗ trợ giảm đau, ngứa hiệu quả.
Nếu không tắm thì bạn có thể:
  • Chườm lạnh lên vết loét, mụn nước: Nếu không tắm, bạn có thể sử dụng khăn lạnh để chườm lên vết thương nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 5 – 10 phút.
  • Lau vết mụn nước, phát ban với nước muối: Bạn cần chuẩn bị 1 lít nước, sau đó cho khoảng 2 muỗng cà phê muối vào khuấy đều, rồi dùng khăn mặt lau lên vết thương.
Sau khi tắm hoặc chườm lạnh xong, bạn nên:
  • Lau khô da một cách nhẹ nhàng.
  • Thoa kem bôi Calamine hoặc băng vết thương lại nếu vẫn chưa khô.
Bạn có thể vệ sinh bằng cách chườm lạnh lên vị trí nổi mụn nước, phồng rộp nhiều lần trong ngày
Bạn có thể vệ sinh bằng cách chườm lạnh lên vị trí nổi mụn nước, phồng rộp nhiều lần trong ngày

Một số lưu ý khi tắm đối với người mắc bệnh zona

Việc tắm không đúng cách dễ khiến mụn nước, các vết phồng rộp bị lở loét, tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát. Vì vậy, người bệnh zona nên lưu ý một số điểm sau khi đi tắm:
  • Không tắm với nước quá lạnh hay quá nóng: Nước quá nóng sẽ gây ngứa, đau nhiều hơn trong khi nước quá lạnh sẽ gây co cứng cơ, tăng cảm giác đau nhức.
  • Không dùng xà phòng có tính kiềm cao: Xà phòng có tính tẩy rửa cao sẽ làm khô da, gây kích ứng. Bạn nên dùng xà phòng có chiết xuất thiên nhiên để đảm bảo an toàn.
  • Không dùng bông tắm, không chà rửa quá mạnh: Sử dụng lực quá mạnh hay bông tắm sẽ khiến vết mụn nước dễ bị lở loét, nhiễm trùng.
  • Không nên tắm quá lâu và quá nhiều lần trong ngày: Tuy việc tắm giúp vết thương sạch sẽ nhưng tiếp xúc với nước quá nhiều có thể khiến vết thương nặng thêm và lây nhiễm trở lại.
Bạn không nên tắm quá lâu và quá nhiều lần trong ngày
Bạn không nên tắm quá lâu và quá nhiều lần trong ngày
Xem thêm: Tắm rửa hằng ngày sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị khỏi bệnh zona cũng như hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng thứ phát. Bạn nên tắm theo hướng dẫn, tắm đúng phương pháp để mau chóng hồi phục. Đừng quên chia sẻ thông tin này đến người thân và bạn bè của mình bạn nhé! Tài liệu tham khảo: 1. Shingles
  • Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/shingles/symptoms-causes/syc-20353054
  • Ngày tham khảo: 29/10/2024
2. Skin care and shingles: Steps to take
  • Link tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/shingles-and-skin-care#home-remedies
  • Ngày tham khảo: 29/10/2024
3. How to Live With Shingles
  • Link tham khảo: https://www.wikihow.com/Live-With-Shingles
  • Ngày tham khảo: 29/10/2024
4. 8 Ways to Take Care of Your Skin with Shingles
  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/shingles-skin-care#wash-daily
  • Ngày tham khảo: 29/10/2024
5. Which Medications Treat and Prevent Shingles?
  • Link tham khảo: https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/shingles/understanding-shingles-treatment#1-6
  • Ngày tham khảo: 29/10/2024
 
Contact Me on Zalo