Lupus ban đỏ hệ thống: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Lupus ban đỏ hệ thống gây ra những triệu chứng và biến chứng trên khắp các hệ cơ quan trong cơ thể. Nếu không được điều trị và can thiệp tích cực, lupus ban đỏ hệ thống có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ cung cấp cho bạn đọc cách để phát hiện sớm, điều trị kịp thời, tránh các biến chứng của bệnh.

Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh gì?

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn. Trong bệnh cảnh này, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh. lupus ban đỏ hệ thống làm ảnh hưởng đến da, khớp, thận, não và các cơ quan khác.

lupus ban đỏ hệ thống
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn

Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Hiện tại chưa có kết luận về nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ hệ thống, tuy nhiên đã có các nghiên cứu chỉ ra những yếu tố liên quan làm phát sinh bệnh như:

  • Di truyền
  • Yếu tố môi trường
  • Nội tiết tố
  • Một số loại thuốc
lupus ban đỏ hệ thống
Một số loại thuốc có thể gây lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ hệ thống phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới với tỷ lệ 10 : 1. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, lupus ban đỏ hệ thống xuất hiện nhiều nhất ở phụ nữ trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 44.

Triệu chứng bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Mỗi người là một cá thể khác nhau và hệ miễn dịch cũng có đặc điểm riêng, vì thế lupus ban đỏ hệ thống biểu hiện khác nhau trên mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên triệu chứng chung là viêm khớp gây đau và sưng khớp. Bệnh thường ảnh hưởng đến các khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay và đầu gối và ngón chân.

Ngoài ra, ở người bệnh còn có các triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau ngực khi hít thở sâu.
  • Mệt mỏi.
  • Sốt không rõ nguyên nhân
  • Khó chịu, bứt rứt
  • Rụng tóc.
  • Chán ăn, sụt cân.
  • Sưng hạch bạch huyết
lupus ban đỏ hệ thống
Rụng tóc là triệu chứng có thể xuất hiện ở người bị lupus ban đỏ hệ thống

Hồng ban dạng ” cánh bướm” ở mặt cũng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Phát ban cánh bướm chủ yếu xuất hiện trên má và sống mũi. Ban cánh bướm đậm lên khi tiếp xúc với ánh mặt trời.

Các triệu chứng và dấu hiệu khác phụ thuộc vào cơ quan bị ảnh hưởng.

Biến chứng lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ hệ thống có thể gây ra tổn thương ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm:

  • Não và hệ thống thần kinh: Rối loạn phương hướng, tri giác, trí nhớ. Đôi khi nhức đầu dữ dội, suy nhược, tê, ngứa ran, có thể có động kinh, hoặc múa vờn, múa giật.
  • Tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn và nôn, có thể có viêm gan, xơ gan
  • Tim: Các vấn đề về van tim, viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim. Cuối cùng có thể diễn tiến tới suy tim.
  • Phổi: Tích tụ dịch trong khoang màng phổi, gây khó thở, ho ra máu, đau ngực.
  • Da: Vết loét trong miệng, dát đỏ trên da, xuất hiện ở tay, chân hay bất kỳ vùng nào của cơ thể. Dát rất nhạy cảm với ánh nắng.
  • Thận: Tổn thương thận gây phù ở chân
  • Tuần hoàn: Huyết khối tĩnh mạch hoặc động mạch do mảng xơ vữa, viêm mạch máu, co thắt mạch máu khi gặp lạnh (hội chứng Raynaud)
  • Bất thường về máu: Thiếu máu, số lượng bạch cầu hoặc tiểu cầu thấp
  • Hạch bạch huyết: Hạch ngoại vi to, đặc biệt ở trẻ em hoặc người lớn trong giai đoạn bệnh nặng
lupus ban đỏ hệ thống
Lupus ban đỏ hệ thống có thể tác động đến não và hệ thống thần kinh

Một số biến chứng khác:

  • Nhiễm trùng: Bệnh nhân bị lupus ban đỏ hệ thống dễ bị nhiễm trùng do cả bệnh lupus và các phương pháp điều trị đều làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể.
  • Huỷ xương: Do lượng máu cung cấp dưỡng chất cho xương giảm nên các tế bào sinh xương bị chết, xương của bệnh nhân lupus dễ gãy hơn người bình thường
  • Ung Thư

Lupus ban đỏ hệ thống và việc mang thai

Lupus ban đỏ hệ thống và một số loại thuốc được sử dụng điều trị đều có thể gây sẩy thay, làm tăng huyết áp của người mẹ trong thai kỳ và sanh non. Bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định mang thai.

Chẩn đoán lupus hệ thống

Một bệnh nhân được chẩn đoán là mắc lupus ban đỏ hệ thống khi xuất hiện 4 trong 11 triệu chứng liệt kê dưới đây.

  • Ban đỏ ở má
  • Ban dạng đĩa
  • Cảm ứng ánh nắng
  • Loét miệng
  • Viêm khớp
  • Viêm màng phổi hoặc màng ngoài tim
  • Tổn thương thận : protein niệu hoặc có hồng cầu, trụ hạt trong nước tiểu
  • Tổn thương thần kinh : động kinh hoặc loạn thần
  • Biểu hiện trong công thức máu : thiếu máu tán huyết có tăng hồng cầu lưới hoặc giảm bạch cầu hoặc giảm tiểu cầu không do các nguyên nhân khác
  • Rối loạn miễn dịch : kháng thể kháng nhân nguyên thuỷ với nồng độ bất thường hoặc kháng thể kháng Smith dương tính hoặc phản ứng huyết thanh dương tính giả với giang mai
  • Kháng thể kháng nhân với nồng độ bất thường không liên quan đến các nguyên nhân khác

Gần như tất cả những người bị chẩn đoán mắc bệnh lupus đều có kết quả dương tính khi kiểm tra kháng thể kháng nhân. Tuy nhiên, nếu chỉ có kết quả xét nghiệm kháng thể kháng nhân thì không thể kết luận bị bệnh lupus ban đỏ hệ thống.

lupus ban đỏ hệ thống
Gặp bác sĩ chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ có thể bao gồm:

  • Kháng thể kháng nhân (ANA)
  • Kháng thể kháng DNA chuỗi kép
  • Kháng thể kháng Smith
  • Bổ thể (C3, C4 và C19)
  • Xét nghiệm công thức máu
  • Phản ứng huyết thanh giang mai
  • Kháng đông lưu hành

Bạn cũng có thể làm các xét nghiệm khác để tìm hiểu thêm về tình trạng của mình:

  • Xét nghiệm máu đánh giá chức năng thận
  • Phân tích nước tiểu
  • Xét nghiệm máu đánh giá chức năng gan
  • Yếu tố dạng thấp
  • Kháng thể kháng phospholipid và xét nghiệm chống đông máu
  • Các xét nghiệm hình ảnh học xác định tổn thương ở tim, não, phổi, khớp, cơ hoặc ruột

Điều trị lupus ban đỏ hệ thống

Mục tiêu của điều trị là kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng. Các triệu chứng nghiêm trọng liên quan đến tim, phổi, thận và các cơ quan khác thường cần được điều trị phối hợp bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Một số chỉ định bởi bác sĩ:

  • Thuốc NSAID cho các triệu chứng khớp và viêm màng phổi
  • Corticosteroid, chẳng hạn như prednisone, cho các triệu chứng về da và viêm khớp.
  • Các loại kem corticosteroid trị tổn thương trên da.
  • Các thuốc ức chế miễn dịch như Methotrexate có thể được sử dụng phối hợp để giảm liều corticosteroid
  • Belimumab, một loại thuốc sinh học, có thể đuợc chỉ định cho những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với corticoid và các thuốc ức chế miễn dịch.
lupus ban đỏ hệ thống
Điều trị lupus ban đỏ hệ thống theo sự kê đơn của bác sĩ chuyên khoa


Các phương pháp điều trị lupus ban đỏ nặng có thể bao gồm:

  • Corticoid liều cao.
  • Thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng nếu bạn không thuyên giảm khi dùng corticosteroid, hoặc nếu các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn khi bạn ngừng dùng corticosteroid. Những loại thuốc này được sử dụng nếu bạn bị lupus nặng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, thận hoặc các cơ quan khác.
  • Thuốc chống, chẳng hạn như warfarin (Coumadin), cho các rối loạn đông máu như hội chứng kháng phospholipid.

Để các triệu chứng lupus ban đỏ hệ thống không nặng thêm, bạn cần lưu ý:

  • Mặc quần áo bảo vệ, kính râm và thoa kem chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắng.
  • Tái khám định kỳ.
  • Luôn cập nhật về chủng ngừa.
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý
  • Làm các xét nghiệm để tầm soát biến chứng như loãng xương, tổn thương van tim…
  • Tránh hút thuốc lá và uống các thức uống có cồn tối thiểu.

Lupú ban đỏ hệ thống là bệnh mạn tính kéo dài. Để giảm các triệu chứng gây khó chịu, bệnh nhân cần chú ý kiêng khem trong ăn uống và sinh hoạt. Ngay khi nghi ngờ khi có các dấu hiệu về bệnh này, bệnh nhân cần sớm đi khám các bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.

Các bác sĩ da liễu có kinh nghiệm trị lupus ban đỏ hệ thống

  • Tiến sĩ Bác sĩ Da liễu Trần Thịnh được rất nhiều người dân ở khu vực Quận 5 biết đến bởi chuyên môn điều trị và sự tân tâm của bác sĩ.
  • BSCKII Trần Thị Hoài Hương – 20 năm kinh nghiệm trong ngành da liễu.
  • Bác sĩ Nguyễn Đại Hoàng Đức – 15 năm kinh nghiệm trong ngành da liễu.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Tư liệu tham khảo: Bộ Y tế, Thư viện Quốc gia về Y khoa Hoa Kỳ

Contact Me on Zalo