Tuy nhiên, mụn đinh râu nếu không được kiểm soát và thúc đẩy quá trình điều trị sẽ gây ra các tổn thương nghiêm trọng trên da và trong cơ thể, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây ra mụn đinh râu và liệu pháp an toàn nào được dùng để chữa trị bệnh? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết này.
Tóm tắt nội dung
1. Mụn đinh râu là gì?
Theo định nghĩa trong điều trị bệnh học Ngoại khoa, mụn đinh râu hay còn gọi là đinh sang, nhọt đầu đinh, là một dạng mụn nhọt mọc ở mặt hay xung quanh môi miệng, mũi,… Lúc đầu mụn bé như hạt tấm nhưng chân sâu, ngứa khó chịu, làm mủ chậm, nếu không biết cách chữa và giữ gìn cẩn thận thì dần dần sung lan ra cả mặt.
Đồng thời, xuất hiện các biến chứng theo đông y mô tả như hỏa đôc nhiễu tâm, đàm mê tâm khiếu gọi là tẩu hoàng với các biểu hiện như sốt cao, đau đầu, nôn mửa, hôn mê,… có thể nguy đến tính mạng. Bệnh có thể gặp ở cả nam lẫn nữ và trong bất kỳ độ tuổi nào cũng từng bị mụn đinh râu.
Dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng, mụn đinh râu thường xuất hiện ở các vị trí sau:
- Mụn đinh râu ở chân: Các mụn đinh râu ở chân thường hình thành do một hoặc nhiều nang lông bị nhiễm tụ cầu vàng, xâm nhập thông qua vết xước, vết cắt hoặc tổn thương khác vào da. Điều này dẫn đến viêm và cuối cùng hình thành mụn mủ.
- Mụn đinh râu ở mép: Mép là một trong các khu vực dễ mọc nhọt đinh râu nhất. Vì cũng nằm trong khu vực miệng có nhiều tổ chức dây thần kinh nên khi bị mụn đinh râu dễ ảnh hưởng tới cơ quan trung ương.
- Mụn đinh râu ở má: Mụn đinh râu xuất hiện ở má thường báo hiệu vấn đề vệ sinh da không được tốt cũng như một số bệnh lý, rối loạn nội tiết tố.
- Mụn đinh râu ở mặt: Một số trường hợp, do tuyến nhờn dưới da ở mặt hoạt động quá mức gây bít tắc lỗ chân lông, phản ứng viêm, làm mủ dẫn đến xuất hiện mụn đinh râu.
2. Nguyên nhân nào gây ra mụn đinh râu?
Để điều trị mụn đinh râu hiệu quả cần xác định rõ nguyên nhân gây nên bệnh tình để xử trí kịp thời. Thông thường, dễ nhận thấy ở mụn đinh râu là tình trạng viêm, sưng đỏ, nóng đau tại chỗ. Căn nguyên chính là nhiễm khuẩn các nang lông do vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus, Propionibacterium acnes gây nên.
Do đây là các loại vi khuẩn thường ký sinh trên da và niêm mạc nên dễ xâm nhập sâu qua lỗ chân lông hoặc các tuyến dưới da thông qua các hành động gây tổn thương da như nặn mụn, nhổ râu, cạo râu, vết thương trầy xước da quanh miệng,… Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ bị mụn đinh râu có thể kể đến:
- Di truyền: Người sinh trong gia đình có thế hệ trước mắc mụn đinh râu sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do gen di truyền.
- Dị ứng: Thường các vết côn trùng do ong, bọ cạp, kiến,… đốt cũng sẽ gây phản ứng viêm quá mức, lâu dần hình thành nhọt độc sưng đau xuất hiện trên da.
- Vệ sinh da không đúng cách: Da không vệ sinh sạch sẽ, để da quá ẩm hoặc quá khô cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, dễ gây viêm nhiễm, nổi nhọt đinh râu.
- Không chú ý bảo vệ da: Những tổn thương da như cố nặn mụn, cào xước mụn, cạo râu, các động tác ma sát da quá mức khiến da bị kích ứng, trầy như do mặc quần áo chật cũng gây nên tình trạng nhọt mụn đinh râu trên da.
- Cơ thể thiếu hụt vitamin và khoáng chất: Một số vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ bảo vệ da, ngăn ngừa mụn nhọt độc sưng đau có thể kể đến:
- Vitamin A: Chống lại vi khuẩn Propionibacterium acnes gây mụn đồng thời giúp giảm viêm, giảm nhờn và chữa lành các tổn thương trên da.
- Vitamin C: Nâng cao sức đề kháng cho da; giảm viêm sưng, làm mờ đốm thâm mụn, chữa lành tổn thương nhờ đặc tính chống oxy hóa.
- Vitamin D: Thiếu hụt vitamin D dẫn đến dễ nhiễm trùng, làn da kém sắc và không được khỏe mạnh.
- Kẽm (Zn): Kẽm đóng vai trò điều chỉnh của quá trình làm lành vết thương, khả năng giảm viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
- Chế độ ăn uống không khoa học, ăn nhiều thức ăn cay nóng, dầu mỡ: Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc ăn quá nhiều đồ cay nóng, chất béo sẽ khiến da bài tiết bã nhờn. Từ đó tạo cơ hội cho nhọt độc đinh râu nổi nhiều hơn.
- Dụng cụ trang điểm không đảm bảo vệ sinh: Sử dụng đồ trang điểm đã mở từ lâu hoặc quá hạn sử dụng có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm, mụn nhọt trên da do lượng lớn vi khuẩn tăng sinh trên bề mặt dụng cụ.
- Rối loạn hormone: Thường đến tuổi dậy thì, phụ nữ sau sinh và mãn kinh, khiến hoạt động của tuyến bã nhờn thay đổi bất thường. Da tăng tiết bã nhờn khiến lỗ chân lông bít tắt sẽ tạo cho mụn đinh râu bùng phát.
- Bệnh lý tiểu đường: Bệnh lý tiểu đường khiến cơ thể suy giảm miễn dịch, khó có khả năng chống lại việc nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm trùng da do vi khuẩn trong đó có mụn đinh râu.
3. Mụn đinh râu có nguy hiểm không?
Thông thường, mụn đinh râu sẽ diễn tiến trong vòng từ 6 – 8 ngày, qua 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn viêm tấy: Trên da xuất hiện nốt u đỏ và đau, sau đó dần dần nổi lên rõ tạo thành mụn mủ, tạo ngòi. Toàn thân mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, người sốt li bì từ 39 – 40 độ C hoặc rét run từng cơn.
- Giai đoạn đinh râu hóa mủ và hình thành ngòi: Mụn mủ từ cứng cộm sang mềm và mưng mủ, đỡ đau hơn, có ngòi như đầu của chiếc đinh. Toàn thân vẫn còn dấu hiệu mệt mỏi, sốt nhưng không nặng nề như giai đoạn đầu.
- Giai đoạn thoát mủ: Mụn sẽ mềm nhũn, vỡ chảy mủ và thoát ngòi ra, sau đó ổn định sẽ lành sẹo. Toàn thân các triệu chứng đau nhức, sốt, mệt mỏi sẽ giảm và khỏi hẳn.
Mụn đinh râu nếu không điều trị đúng cách có thể gây sẹo vĩnh viễn do tổn thương da. Ngoài ra, vi khuẩn từ nhọt mụn đinh râu có thể thoát vào máu gây nhiễm trùng huyết nghiêm trọng đến phổi, xương khớp và hệ thần kinh trung ương. Các biến chứng tổn thương thần kinh do nặn mụn đinh râu dẫn đến lệch nhân trung, méo miệng,… do co kéo vùng mặt. Bên cạnh đó, các trường hợp nhiễm trùng huyết có thể gây sốt cao, tim nhanh, viêm màng não dẫn đến tử vong.
4. Cách chữa mụn đinh râu
Mụn đinh râu có thể nhanh khỏi theo cơ chế tự chữa lành của cơ thể. Tuy nhiên, để rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế nguy cơ biến chứng nghiêm trọng, có thể can thiệp biện pháp y khoa hoặc các dạng thuốc bôi giúp giảm sưng đau, chống nhiễm trùng trên vết nhọt mụn đinh râu.
4.1. Thủ thuật y khoa
Khi mụn đinh râu đau nhiều, sưng nề, mủ nhiều cần chích rạch và dẫn lưu mủ:
- Trong điều kiện vô trùng, cần gây tê tại chỗ bằng cách tiêm lindocaine hoặc xịt lạnh, có thể truyền thêm thuốc giảm đau.
- Dùng dao mổ rạch vết nhỏ vừa đủ để mở miệng nhọt độc đinh râu để tháo hết mủ ra ngoài.
- Dùng nước muối sinh lý rửa sạch vết thương.
- Dùng gạc sạch băng bó lại vết thương.
Sau khi thực hiện thủ thuật, có thể uống thêm thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng. Các loại kháng sinh chống tụ cầu khuẩn thường được dùng như trimethoprim/ sulfamethoxazole, clindamycin.
4.2. Sử dụng thuốc bôi
Một số thuốc bôi có thể dùng như một cách chữa nhọt mụn đinh râu:
- Acid salicylic
Có tác dụng tẩy tế bào chết, làm thông thoáng lỗ chân lông ngăn ngừa mụn.
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi sử dụng thuốc bôi chứa acid salicylic 1%, dùng 2 – 3 lần/ngày trên vùng da tổn thương sau khi rửa sạch. Nếu da khô, bôi thuốc 1 lần/ngày.
- Benzoyl peroxide
Có tác dụng kháng vi khuẩn tụ cầu vàng gây mụn đinh râu cũng như ngăn ngừa sưng đau, dầu thừa trên da do mụn đinh râu gây nên.
- Các sản phẩm kem, gel thoa mụn thường chứa hoạt chất benzoyl peroxide với nồng độ 2,5%; 5% và 10%. Ban đầu nên thoa 1 lần/ngày rồi nâng dần lên 2 – 3 lần/ngày để đạt hiệu quả điều trị.
- Retinoids còn gọi là Tretinoin
Retinoids có tác dụng loại bỏ tế bào chết và dầu từ lỗ chân lông dưới da. Đồng thời, kích thích sản sinh collagen và elastin ngừa sẹo do mụn đinh râu gây ra.
- Kem, gel, serum chứa retinoids thường có nồng độ 0,25 – 1,5%.
- Kháng sinh nhóm Cyclin (Tetracyclin, Doxycyclin) và nhóm Macrolid (Erythromycin)
Khi bị mụn đinh râu ở chân có thể dùng một số thuốc kháng sinh dạng bôi để điều trị:
- Thuốc bôi Tetracyclin/ Doxycyclin với nồng độ 1% hoặc 3% dùng 2 – 3 lần/ngày.
- Dùng gel bôi chứa Erythromycin 4% thoa lên vị trí mụn đinh râu 2 lần/ngày.
5. Trị mụn đinh râu bằng thảo dược thiên nhiên
Trong Y học cổ truyền; mụn đinh râu được xem là hỏa độc tích lâu ngày trong cơ thể gây sưng đỏ, nóng đau phát ra bên ngoài. Phương pháp chữa là sử dụng các vị thuốc thảo dược có tác dụng thanh hỏa giải độc hay lương huyết tiêu độc để bài trừ nhọt mụn đinh râu.
5.1. Atisô
Atisô chứa nhiều hoạt chất cynarin, acid chlorogenic, acid caffeic,… có lợi cho sức khỏe giúp tăng cường chức năng giải độc của gan, làm mát da trị nhọt độc phát ra bên ngoài. Ngoài ra, atiso còn giúp điều trị các tình trạng dị ứng như mụn nhọt, mẩn ngứa do thấp nhiệt.
5.2. Bạch chỉ
Theo Chuyên luận Bạch chỉ – Dược điển Việt Nam, rễ bạch chỉ có công năng thắng thấp, hoạt huyết tống mủ ra, sinh cơ chỉ đau. Chủ trị trong các trường hợp đinh nhọt sưng tấy, vết thương có mủ. Ngày dùng 3 – 9g dưới dạng thuốc sắc hoặc tán bột. Thường kết hợp với một số vị thuốc khác.
5.3. Bồ công anh
Trong Công dụng dược liệu Bồ công anh đã nêu rõ đây là vị thuốc kinh nghiệm trong nhân dân để chữa mụn nhọt đang sưng mủ, đinh râu. Liều dùng 20 – 40g lá tươi hoặc 10 – 15g lá khô. Dùng sắc riêng hoặc phối hợp các vị thuốc khác để uống.
Ở Pháp, bồ công anh có tác dụng chữa nhiều loại bệnh. Trên bệnh da liễu, bồ công anh được dùng ngừa mụn, nhọt, chảy mủ.
5.4. Ké đầu ngựa
Theo một số nghiên cứu, ké đầu ngựa chứa hoạt chất sitosterol-D-glucoside có tác dụng ức chế hình thành viêm và loại bỏ vi khuẩn gây viêm. Vì vậy, giúp làm lành vết thương, vết loét, mụn nhọt. Trong dân gian; rễ và lá có thể giã đắp lên nhọt độc cho chóng khỏi. Liều lượng thường dùng từ 10 – 16g/ ngày, dạng thuốc sắc.
5.5. Kim ngân hoa
Kim ngân hoa còn gọi là nhẫn đông chứa nhiều hợp chất acid phenolic như acid chlorogenic có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm nên thường điều trị cho các trường hợp bị nhọt độc, đinh râu.
Sử dụng bài thuốc: Kim ngân hoa 12g, cúc hoa 2g, bồ công anh 12g, cam thảo 4g. Dùng sắc uống cho điều trị nhọt mụn đinh râu.
5.6. Mã đề
Cây mã đề có khả năng trị mụn đinh râu với tác dụng kháng viêm, làm dịu da, ngăn ngừa sự hình thành của các vi khuẩn gây mụn.
Điều trị mụn đinh râu ở mép: Dùng 3 – 4 lá mã đề rửa sạch, xay nhuyễn. Thoa đều hỗn hợp lên chỗ mép bị đinh râu, massage đều từ 2 – 3 phút để dịch lá thấm vào da. Đắp khoảng 20 phút, rửa lại bằng nước sạch. Áp dụng 2 – 3 lần/ tuần để điều trị hiệu quả.
5.7. Nghệ vàng
Hợp chất curcumin có nhiều trong Nghệ với tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa nên hiệu quả trong điều trị mụn đinh râu.
Điều trị mụn đinh râu ở má: Dùng bột Nghệ với một chút nước để tạo thành hỗn hợp sệt. Thoa đều hỗn hợp lên má chỗ u nhọt. Sau 15 phút đắp Nghệ, rửa lại bằng nước cho sạch. Mỗi tuần thoa 2 lần để đạt hiệu quả. Cần che chắn đầy đủ trước khi ra nắng.
5.8. Tang diệp
Tang diệp (hay còn gọi là lá dâu tằm) có công dụng hạ nhiệt, giải độc gan, giúp mát trong, nhờ đó trị mụn đầu đinh hiệu quả. Thực hiện chữa mụn bằng cách giã nát lá tươi với vài hạt muối tinh. Đắp hỗn hợp lên vùng da bị đinh râu, để yên sau 20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch.
5.9. Tràm trà
Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ lá cây tràm trà của Úc. Nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn mà tinh dầu tràm trà được thêm vào các thành phần sữa rửa mặt, sữa tắm trị nhọt độc.
Theo cuộc nghiên cứu từ Khoa Da liễu của bệnh viện hoàng gia Prince Alfred (Úc) được xuất bản trên tạp chí Y khoa Úc năm 1990 về so sánh hiệu quả giữa gel 5% tinh dầu tràm trà với benzoyl peroxide lotion 5% trên da 124 người bị mụn đinh độc. Kết quả sau 3 tháng, tinh dầu tràm trà giúp giảm viêm và tổn thương da do mụn độc gây ra mà ít gây tác dụng phụ so với benzoyl peroxide.
5.10. Trà xanh
Trong trà xanh chứa một lượng lớn polyphenol có tác dụng chống oxy bảo vệ da. Ngoài ra, tanin trong trà xanh có tác dụng săn se niêm mạc nên hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn, sưng viêm khi bị nhọt mụn đinh râu. Những khoáng chất và vitamin chứa trong trà xanh giúp mờ sẹo và phục hồi da sau khi đinh râu biến mất.
Điều trị mụn đinh râu ở mặt: Thoa đều 1 – 2 giọt chiết xuất trà xanh lên vùng da mặt cần điều trị. Rửa lại bằng nước ấm sau khoảng 30 phút. Thực hiện 2-3 lần/ ngày để giảm nhanh nhọt mụn đinh râu.
6. Phòng ngừa mụn đinh râu
Dựa trên những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dễ gây nên tình trạng mụn đinh râu, chúng ta sẽ có nhiều cách phòng ngừa bệnh ngay từ ban đầu để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
6.1. Chế độ ăn uống
Một số thực phẩm dễ gây mụn đinh râu mà chúng nên tránh sử dụng:
- Đồ ăn cay nóng chứa nhiều ớt, tiêu, gừng, hồi, quế, xuyên tiêu,…khiến thân nhiệt tăng lên, dễ tiết mồ hôi và bã nhờn khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
- Uống sữa và các chế phẩm từ sữa làm tăng tiết bã nhờn dưới da làm mụn đinh râu mưng mủ và vỡ nhanh.
- Ăn thực phẩm nhiều mỡ sẽ tăng tiết dầu qua da gây bít lỗ chân lông, dẫn đến hình thành nhọt đinh râu và mụn bị viêm nặng hơn.
- Đồ uống có cồn làm rối loạn nội tiết, kích thích nhọt độc phát triển.
- Đồ ăn nhanh, đóng hộp chứa nhiều đường, muối, dầu mỡ cũng dễ gây rối loạn nội tiết, tăng tiết dầu gây mụn cho da.
6.2. Thói quen sinh hoạt
Ngoài việc ăn uống khoa học, cần kết hợp các thói quen sinh hoạt tốt giúp cải thiện tình trạng mụn đinh râu tốt hơn:
- Chăm sóc, vệ sinh da thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
- Không sờ tay, tự nặn mụn, cạo râu mạnh bạo tránh tạo tổn thương trên da, dễ bị nhiễm trùng gây đinh nhọt.
- Ngủ đủ giấc cho da khỏe.
- Hạn chế tối đa dùng mỹ phẩm gây kích ứng cho da.
- Uống đủ nước giúp tăng ẩm, làm dịu cơ thể, mát da.
- Bảo vệ da trước tác nhân gây hại như bụi bẩn, gió, nắng,…
7. Câu hỏi thường gặp
Mụn đinh râu bao lâu thì khỏi?
Mụn đinh râu có tự khỏi không?
Mụn đinh râu có nguy hiểm không?
Mụn đinh râu kiêng ăn gì?
Cách nhận biết mụn đinh râu
Ban đầu sưng đỏ, đau, tiếp đến mưng mủ và có ngòi đen như đầu đinh.
Bệnh nhân có thể sốt cao, mệt mỏi, ăn không ngon.
Bị mụn đinh râu phải làm sao?
Nếu không hết sau 6 – 8 ngày, cần thăm khám để được can thiệp y khoa và điều trị dùng thuốc.
Mụn đinh râu có lây không?
Khi nào thì nặn được mụn đinh râu?
- Mụn nhọt: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa
- Mụn đầu đen: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
- Hướng dẫn cách phân biệt các loại mụn và cách điều trị
Như vậy, thông qua bài viết này, các bạn đã biết thêm những mối nguy hiểm cũng như các cách điều trị mụn đinh râu đơn giản từ thảo dược thiên nhiên bên cạnh các phương pháp y khoa thường dùng. Nếu bạn hay người thân có những dấu hiệu của mụn đinh râu, xin vui lòng đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu.