Mụn mủ: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa

Mụn mủ là một trong các loại mụn gây mất thẩm mỹ nhất nếu xuất hiện trên da mặt. Mụn mủ không những gây đau, làm người bệnh mất tự tin mà thậm chí còn có thể gây nhiễm trùng máu nếu không được điều trị đúng cách. Bài viết sau đây của Docosan sẽ tổng hợp thông tin quan trọng về cách trị mụn mủ, chăm sóc da bị mụn mà nhiều người đang tìm kiếm.

Chẩn đoán nguyên nhân gây mụn mủ cùng Docosan

Mụn mủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong số đó là do sự mất cân bằng của nội tiết tố. Chuyên gia y tế khuyến cáo, nữ giới thường xuyên bị mụn mủ và đã điều trị nhưng khó khỏi nên chủ động làm xét nghiệm nội tiết tố nữ. Thay vì di chuyển đến phòng khám, bạn có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà.

Với gói xét nghiệm nội tiết tố Nam/Nữ tại nhà, Docosan mang lại những ưu điểm sau: 

  • Giúp bạn hiểu rõ hơn tình trạng nội tiết tố cơ thể, các vấn đề liên quan đến nội tiết tố như ung thư vú, sức khỏe sinh sản và tình dục,… để phòng ngừa, điểu chỉnh lối sống hợp lý.
  • Kết quả nhanh chóng trong vòng vài phút, giúp phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
  • Được tư vấn trực tiếp với bác sĩ để hiểu rõ tình trạng sức khỏe và các bước tiếp theo cần thực hiện.
  • Hỗ trợ dịch vụ giao hàng toàn quốc
Xét nghiệm nội tiết tố nữ chẩn đoán nguyên nhân gây ra mụn mủ

Mụn mủ là gì?

Mụn mủ là một mảng da phồng lên chứa đầy chất dịch màu vàng gọi là mủ.

Mụn mủ xuất hiện khi bạn bị nhiễm trùng và cơ thể bạn đang cố gắng chống lại nó bằng các tế bào bạch cầu. Các tế bào bạch cầu chết cùng với dịch viêm tạo thành mủ dưới da hoặc trong lỗ chân lông.

mụn mủ
Mụn mủ xuất hiện nhiều trên da mặt

Triệu chứng mụn mủ

Mụn mủ là những mụn nhỏ màu đỏ có phần chính giữa màu trắng hoặc hơi vàng. Chúng có thể phập phồng hoặc đau khi chạm vào. Những nốt mụn sưng tấy này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể của bạn. Một số vị trí mụn mủ thường xuất hiện là:

 

  • Mụn mủ ở mũi, má, cằm;
  • Mụn mủ ở nách;
  • Mụn mủ ở cổ;
  • Mụn mủ ở lưng;
  • Mụn mủ ở mông;
  • Mụn mủ ở ngực;
  • Mụn mủ ở chân;
  • Mụn mủ ở tay.

Tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng khi nốt mụn và vùng da xung quanh:

  • Đỏ;
  • Sưng tấy;
  • Đau đớn;
  • Nóng ran.

Mụn mủ trông giống với mụn nhọt nhưng mụn nhọt to và viêm tấy nhiều hơn. Mụn có thể sưng to nhưng có đầu mụn. Khi thấy mụn mủ xuất hiện, bạn không nên nặn mụn khi mụn chưa chín và nếu như nặn không hết nhân mụn thì mụn có thể tái phát và dễ lan rộng hơn.

Nhưng dù với bất kì vị trí nào nổi mụn mủ, bạn cần tìm ra hướng điều trị phù hợp. Bởi vì mụn mủ là một dạng mụn viêm nên khi không xử lý hay điều trị xơ xài có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cảm xúc của bạn.

mụn mủ
Triệu chứng mụn mủ

Nguyên nhân gây ra mụn mủ

Mụn mủ có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Tùy vào mỗi vị trí mọc mụn mủ mà nhận biết được nguyên nhân gây mụn. Một số điều kiện có thể dẫn đến mụn mủ:

  • Mụn trứng cá: Mụn trứng cá phát triển thành mụn mủ khi lỗ chân lông bị bít tắc nhiều và lớp vỏ bao bên ngoài mụn bị vỡ.
  • Bệnh vẩy nến: gây ra các mảng đỏ, ngứa và có vảy. Nhiễm trùng, căng thẳng, một số hóa chất và một số loại thuốc đều có thể khởi phát bệnh vảy nến mủ.
  • Ửng đỏ da: Tình trạng da này thường làm cho da trên mặt của bạn bị đỏ và nổi mụn. Ngoài ra, ửng đỏ da kèm theo nhiễm trùng có thể gây ra mụn mủ.
  • Bệnh thủy đậu: Căn bệnh phổ biến ở trẻ em này và các bệnh khác do vi rút liên quan gây ra các tổn thương da, các tổn thương này trở thành mụn mủ khi bệnh tiến triển xấu đi.
  • Bệnh IgA pemphigus: Mụn mủ cũng là một triệu chứng của bệnh tự miễn hiếm gặp gây rộp da bóng nước này.
  • Bệnh đậu mùa: Mụn mủ là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của căn bệnh chết người này. May mắn thay, nhờ có vắc-xin, nó không còn là mối nguy hiểm nữa.
mụn mủ
Mụn trứng cá phát triển thành mụn mủ khi lỗ chân lông bị bít tắc nhiều và lớp vỏ bao bên ngoài mụn bị vỡ

Chăm sóc da tại nhà đúng cách khi bị mụn mủ

Mụn mủ nhỏ sẽ tự lặn sau vài ngày. Tuy nhiên, đối với mụn mủ lớn, chúng ta cần làm theo các lưu ý chăm sóc da dưới đây để mụn mau lành:

  • Rửa sạch da bằng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ 2 lần một ngày. Sử dụng khăn sạch cho mỗi lần rửa mặt
  • Dùng tay rửa mặt thay vì dùng khăn để tránh chà xát làm bể mụn.
  • Dùng các kem dưỡng da, kem trị mụn loại không kê đơn dễ dàng mua được ở tiệm thuốc tây.
  • Ngưng sử dụng mỹ phẩm hoặc kem chống nắng, để tránh gây kích ứng da. Sau khi tình trạng mụn mủ trên da thuyên giảm, bạn nên tìm mua những loại mỹ phẩm và kem chống nắng không gây mụn.
  • Không chạm vào, lấy cồi hoặc nặn mụn mủ. Nặn mụn có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn và dẫn đến nhiễm trùng hoặc để lại sẹo.

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của mụn mủ. Vì vậy cần một thực đơn hợp lý để không làm tình trạng mụn nặng hơn, cũng như có thể phòng ngừa nổi mụn.

  • Tăng cường ăn các loại rau xanh, hạt đậu xanh, trái cây;
  • Hạn chế các loại thực phẩm nấu bằng gạo nếp như xôi, cơm rượu;
  • Hạn chế ăn các thực phẩm và gia vị cay nóng như ớt, tiêu;
  • Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế bánh kẹo ngọt và nước ngọt có gas.

Việc bổ sung vitamin E bằng viên uống ENAT qua đường uống có thể giúp cải thiện tình trạng mụn một phần. Vitamin E có khả năng chống oxy hóa, giảm viêm và hỗ trợ quá trình tái tạo da, từ đó giúp làm sạch lỗ chân lông và ngăn ngừa sự hình thành mụn. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, vệ sinh da đúng cách và tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu.

mụn mủ
Cần chú ý đến việc vệ sinh da mặt mỗi ngày

Khi nào cần đi khám bác sĩ da liễu?

Khi tình trạng mụn mủ không thuyên giảm sau 4-8 tuần hoặc trở nên tồi tệ hơn, lúc này bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu để được hỗ trợ điều trị. Nếu như mụn mủ không được điều trị hợp lý, khả năng cao sẽ gây thâm và sẹo rỗ sau này. 

Việc điều trị bằng phương pháp tự suy đoán để mua phải sản phẩm không phù hợp với mình thường không đem lại kết quả nhanh chóng và không quá hiệu quả. Không những vậy nếu mua phải các sản phẩm không rõ nguồn gốc, có thể làm da bạn kích ứng làm tình trạng mụn mủ trở nên nghiêm trọng hơn.

Một số biểu hiện về tình trạng mụn mủ trở nặng mà bạn cần chú ý như sau:

  • Mụn mủ lan khắp mặt hoặc mụn mọc theo cụm ở các vùng da khác;
  • Mụn mủ gây đau hoặc chảy mủ;
  • Các triệu chứng đi kèm: sốt, vùng da mụn nóng ran, da nhờn rít, buồn nôn, tiêu chảy.

Vì vậy, điều trị bằng chỉ định của bác sĩ da liễu sẽ giúp bạn thấy được hiệu quả rõ ràng sau quá trình điều trị, thời gian cải thiện làn da nhanh chóng và hạn chế được rủi ro trong quá trình điều trị.

Điều trị mụn mủ tại nhà

Khi tình trạng mụn không nặng, số mụn không nhiều và người bệnh không cần trị mụn gấp thì các phương pháp trị mụn mủ bằng nguyên liệu thiên nhiên rất được ưa chuộng, cụ thể như:

Trị mụn mủ bằng nha đam

Nha đam được dùng để giảm triệu chứng của rất nhiều bệnh da liễu nhờ công dụng cấp ẩm, chống oxy hóa và kháng viêm kháng khuẩn. Vì là nguyên liệu thiên nhiên, không có tác dụng phụ nên người bệnh cần lặp lại phương pháp này nhiều lần mới thấy kết quả.

Cách làm: Bạn dùng dao bỏ vỏ lấy ruột lá nha đam. Sau đó, bạn cắt gel nha đam thành từng miếng mỏng, đắp lên vùng da bị mụn mủ. Sau 30 phút bạn gỡ miếng gel nha đam ra và rửa mặt với nước lạnh.

mụn mủ
Trị mụn mủ bằng nha đam

Trị mụn mủ bằng mật ong

Mật ong cũng chứa nhiều chất kháng khuẩn, khắng viêm tự nhiên và rất nhiều vitamin giúp dưỡng mềm da và trị mụn.

Cách làm: Thoa lượng vừa đủ mật ong lên chỗ bị mụn, để qua đêm rồi rửa mặt với nước.

Trị mụn mủ bằng chanh

Chanh có hàm lượng lớn vitamin C làm giảm sưng viêm, giúp tái tạo da và se khít lỗ chân lông, không cho vi khuẩn tấn công.

Cách làm: Bạn cắt chanh thành từng miếng nhỏ, chà xát lên vùng da mụn, mát xa vòng tròn để các dưỡng chất thấm vào da. Sau khoảng 20 phút, bạn rửa mặt sạch bằng nước ấm.

Lưu ý: Nếu bạn chọn trị mụn mủ bằng chanh thì cần bôi kem chống nắng và che chắn da kĩ khi ra ngoài trời.

Trị mụn mủ bằng tỏi

Tỏi làm giảm sưng và viêm tại nốt mụn bằng các chất kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên. Hơn nữa, tỏi còn kích thích tuần hoàn máu nên nó hỗ trợ tăng tốc tái tạo da mới, chống sẹo mụn.

Cách làm: Bạn bóc vỏ, rửa sạch lượng tép tỏi vừa đủ, giã và chắt lấy nước tỏi rồi chấm lên nốt mụn. Sau 5 phút, bạn rửa mặt với nước sạch. Bạn nên áp dụng phương pháp này mỗi ngày để thấy được kết quả.

Cách điều trị mụn mủ tại nhà bằng các phương pháp dân gian là lựa chọn an toàn và phù hợp với nhiều loại da. Tuy nhiên hiệu quả có thể chậm, bạn cần kiên trì trong thời gian dài mới có kết quả. Đồng thời cần lưu ý, các mẹo dân gian chỉ mang tính chất tạm thời và kèm theo một số rủi ro nhiễm trùng nếu nguyên liệu không được rửa sạch. 

Mặc dù các phương pháp trên an toàn nhưng không nên dùng thường xuyên mà chỉ dùng 2-3 lần/ tuần. Mụn mủ có khả năng tái phát trở lại khá cao khi ngưng sử dụng các biện pháp này. Vì vậy, bạn nên đến bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị tốt nhất.

Trị mụn mủ bằng thuốc kê đơn

Hãy đến gặp bác sĩ nếu mụn mủ của bạn không thuyên giảm sau một vài tuần áp dụng các cách trị mụn từ nguyên liệu thiên nhiên. Bác sĩ có chuyên môn sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây mụn mủ và điều trị tận gốc bằng cách kê đơn thuốc đặc trị như sau:

  • Kháng sinh đường uống
  • Kháng sinh dạng bôi
mụn mủ
Trị mụn mủ bằng thuốc kê đơn

Nếu tình trạng mụn quá nặng, liệu pháp ánh sáng có thể được chỉ định để trị mụn mủ.

Mụn mủ không quá nghiêm trọng nếu người bệnh biết chăm sóc da đúng cách. Tuy nhiên, nhiều người thường nôn nóng loại bỏ mụn mủ bằng cách nặn bóp khiến cho da bị viêm nhiễm lan rộng và tình trạng mụn nặng thêm, thậm chí có thể gây nhiễm trùng máu nguy hiểm.

Vì thế, khi bị mụn mủ, người bệnh cần bình tĩnh điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt, có thể dùng các nguyên liệu thiên nhiên để giảm sưng tại nốt mụn. Đồng thời, người bệnh nên sớm đi khám da liễu để được chẩn đoán chính xác và nhận lời khuyên hữu ích từ bác sĩ.

Các bác sĩ da liễu điều trị mụn mủ

  • Bác sĩ Thái Thanh Yến – gần 10 năm kinh nghiệm ứng dụng laser điều trị Da liễu

Bác sĩ Thái Thanh Yến có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực da liễu, da liễu bệnh lý và thẩm mỹ nội khoa trong da liễu. Bác sĩ từng tham gia công tác tại Trung tâm da liễu 9 năm. Hiện nay tham gia công tác tại Bệnh viện đại học Y Dược tp. HCM cơ sở 1. Bác sĩ Yến chuyên các vấn đề về:
– Da liễu;
– Thẩm mỹ da liễu.

  • Bác sĩ Lê Hoài Hương – nhiều năm kinh nghiệm điều trị tái tạo da

Bác sĩ Lê Hoài Hương – Tốt nghiệp ĐH Y Dược TP.HCM, là Bác sĩ chuyên khoa da liễu với nhiều năm kinh nghiệm trong sử dụng liệu pháp Laser & Ánh sáng trong da liễu, tạo hình thẩm mỹ không phẫu thuật – thẩm mỹ nội khoa (Meso, Tiêm Filler/Botox, Căng chỉ) 

  • Bác sĩ Lê Đức Thọ – 35 năm kinh nghiệm điều trị Da liễu

Bác sĩ Lê Đức Thọ có trên 35 năm kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý chuyên khoa da liễu. Với kiến thức chuyên môn vững vàng cũng như được đào tạo qua nhiều trường lớp về nghiệp vụ quản lý, bác sĩ Lê Đức Thọ đã từng đảm nhận nhiều vị trí quan trọng tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn và Bệnh viện Quốc tế City.


Câu hỏi thường gặp

Mụn mủ trắng có nên nặn không?

Nếu mụn chưa khô, chưa sinh cồi thì không nên nạn, điều này sẽ làm cho bệnh có thể lan rộng ra.

Làm sao để hết mụn mủ nhanh nhất?

Bạn hãy đến gặp bác sĩ da liễu để có được phương pháp điều trị phù hợp với mình, từ đó tình trạng mụn mủ sẽ được điều trị nhanh chóng và hiệu quả.

Nặn mụn mủ xong nên làm gì?

Sau khi nặn mụn mủ, bạn cần giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn, tránh mụn tái phát trở lại.

Mụn mủ bao lâu thì chín?

Tùy vào cơ địa mỗi người cũng như cách sinh hoạt, ăn uống thường này mà mụn mủ chín sau khoảng thời gian khác nhau. thường 2-4 ngày để mụn mủ có thể chín, khô cồi.

Mụn mủ bị vỡ phải làm sao?

Lúc này cần loại bỏ hết mụn mủ, lau khô vùng mụn bị vỡ bằng bông ý tế sát khuẩn hay với nước muối sinh lý.

Bị mụn mủ không nên ăn gì?

Khi bị mụn mủ không nên đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh hay chế biến sẵn,đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia.

Bài viết được tham khảo từ các chuyên gia da liễu và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.

Tư liệu tham khảo: Webmd

Contact Me on Zalo